Cao huyết áp sẽ trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nếu không được kiểm soát tốt có thể gây tổn thương các cơ quan, gây ra các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí tử vong. Ngay từ khi phát hiện bệnh, bạn cần có một chế độ điều trị và chăm sóc sức khỏe để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra nhé.
Mục lục
Huyết áp bao nhiêu là cao?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO, cao huyết áp là khi huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) ≥ 140mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) ≥ 90 mmHg.
Thường ở người khỏe mạnh độ tuổi khoảng 30-45 huyết áp tâm thu ở mức 90-100mmHg, huyết áp tâm trương 70-90 mmHg. Từ sau độ tuổi, cứ tăng thêm 10 tuổi, chỉ số huyết áp tăng thêm 10 thì được coi là bình thường. Nếu huyết áp vượt mức 180mmHg là quá cao so với người bình thường, cảnh báo nhiều nhiều nguy hiểm tiềm ẩn.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?
Đối tượng có nguy cơ bị huyết áp cao là ai?
Bất cứ ai ở mọi giới tính, mọi độ tuổi cũng đều có nguy cơ trở thành bệnh nhân mắc huyết áp cao. Bệnh phổ biến nhiều hơn ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay khá nhiều người trẻ đang gặp phải tình trạng này, nguyên do đến từ lối sống chưa lành mạnh.
Ở người trưởng thành, bệnh huyết áp cao có thể chia làm ba mức độ: tăng huyết áp độ I, độ II và độ III, cấp độ tăng dần theo tình trạng bệnh nặng dần. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 3 là hoàn toàn có khả năng xảy ra biến chứng.
Phụ nữ mang thai cũng dễ tăng huyết áp, tuy nhiên, thường sẽ ổn định lại sau khi sinh trong vòng 3 tháng. Một số trường hợp nguy hiểm hơn do mắc huyết áp cao khi mang thai là có thể bị tiền sản giật.
Đặc biệt, hiện có khá nhiều trẻ nhỏ đang đối mặt với tình trạng tăng huyết áp từ sớm. Trường hợp các bé từ 7 tuổi trở lên có chỉ số huyết áp > 97/57, các bậc phụ huynh cần sớm đưa con tới cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.
Biến chứng do huyết áp cao gây ra
Hội chứng tăng huyết áp được ví như ” Kẻ giết người thầm lặng” bởi không có biểu hiện rõ triệu chứng cụ thể nhưng lại dễ dàng gây ra những tổn thương cho động mạch, tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu nuôi cơ thể, gây đột quỵ, suy tim, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan như thận, chân tay, mắt,… Nếu huyết áp cao không kiểm soát được có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
Tổn thương não
Bộ não của bạn phụ thuộc vào nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng để hoạt động đúng. Khi chỉ số huyết áp quá cao, cản trở việc lưu thông máu tới não, từ đó có thể gây ra một số vấn đề:
- Thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA): Còn có thể được gọi là ministroke, TIA được định nghĩa là một sự gián đoạn tạm thời, ngắn hạn của việc cung cấp máu cho não của bạn. Khi động mạch không còn đàn hồi hoặc cục máu đông đông có thể gây ra thiếu máu não cục bộ thoáng qua. TIA cảnh báo nguy cơ đột quỵ cao.
- Đột quỵ: Khi một phần não của bạn bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, các tế bào não chết đi dẫn đến đột quỵ não. Huyết áp cao khiến mạch máu bị thu hẹp, vỡ hoặc rò rỉ, hình thành cục máu đông ở trong các động mạch, hạn chế việc lưu thông máu, có khả năng gây đột quỵ.
- Sa sút trí tuệ: Lượng máu lưu thông tới não bị hạn chế gây ra chứng mất trí nhớ mạch máu.
- Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ: Các nghiên cứu cho thấy huyết áp cao có thể dẫn đến suy giảm nhận thức nhẹ. Bạn có thể có những thay đổi tiêu cực về sự hiểu biết, trí nhớ cùng với sự lão hóa.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cao huyết áp dẫn đến tai biến!
Tổn thương thận
Thận lọc chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu của bạn – một quá trình đòi hỏi các mạch máu khỏe mạnh. Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu và ảnh hưởng đến thận của bạn. Nếu bạn mắc thêm cả bệnh tiểu đường thì tình trạng tổn thương thận sẽ nặng hơn.
Các vấn đề về thận do huyết áp cao gây ra có thể kể tới:
- Sẹo thận (xơ hóa cầu thận): Loại tổn thương thận này xảy ra khi các mạch máu nhỏ trong thận bị sẹo và không thể lọc chất lỏng và chất thải từ máu của bạn một cách hiệu quả. Viêm cầu thận nếu không điều trị dễ dẫn đến suy thận.
- Suy thận: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận. Các mạch máu bị tổn thương ngăn thận lọc chất thải từ máu của bạn một cách hiệu quả, cho phép tích tụ chất lỏng và chất thải nguy hiểm. Cuối cùng bạn có thể yêu cầu lọc máu hoặc ghép thận. Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng suy thận. Các mạch máu bị tổn thương ngăn cản thận lọc chất thải từ máu hiệu quả.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Huyết áp cao gây suy thận
Ảnh hưởng tới tim
Huyết áp cao khi không được kiểm soát, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tim và kéo theo các bệnh lý tim mạch khác:
- Bệnh động mạch vành: Huyết áp cao khiến động mạch bị thu hẹp và tổn thương, cản trở quá trình cung cấp máu cho tim. Máu khi không thể chảy tự do tới tim gây ra tình trạng đau ngực, rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều) hoặc đau tim.
- Phì đại thất trái: Tim của bạn phải tăng công suất làm việc để bơm máu đến phần còn lại của cơ thể khi huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho tâm thất trái dày lên, kéo theo nguy cơ đau tim, đột tử do tim.
- Suy tim: Theo thời gian, huyết áp cao làm cho cơ tim bạn yếu dần, hoạt động kém hiệu quả dần gây suy tim.
Tổn thương động mạch
Động mạch hoạt động linh hoạt, mạnh mẽ và có tính đàn hồi tức là chúng đang khỏe mạnh. Lớp lót bên trong động mạch trơn tru sẽ giúp máu lưu thông tự do, dễ dàng cung cấp các dưỡng chất và oxy hóa cho các mô và cơ quan quan trọng.
Khi huyết áp cao dần làm tăng áp lực máu chảy qua các động mạch, dẫn tới:
- Hư hỏng và hẹp động mạch: Tăng huyết áp khiến cho lớp lót bên trong động mạch hư hỏng, cản trở quá trình lưu thông máu, thành động mạch kém đàn hồi, lâu dần dẫn đến hẹp động mạch.
- Chứng phình động mạch: Theo thời gian, áp lực máu liên tục di chuyển qua động mạch dần suy yếu gây ra tình trạng phình động mạch. Khi đó, có khả năng vỡ mạch, cháy máu bên trong và đen dọa tới tính mạng người bệnh. Chứng phình động mạch có thể hình thành trong bất kỳ động mạch nào, phổ biến nhất tại động mạch chủ (động mạch lớn nhất của cơ thể).
Ảnh hưởng đến thị giác
Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến các mạch máu, động mạch ở võng mạc, gây ra:
- Bệnh võng mạc: Tổn thương mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt (võng mạc) có thể dẫn đến chảy máu mắt, mờ mắt và mất hoàn toàn thị lực( mù). Bạn có nguy cơ cao hơn nếu bạn bị tiểu đường ngoài huyết áp cao.
- Bệnh màng đệm. Huyết áp cao ảnh hưởng đến thần kinh thị giác. Khi chất lỏng tích tụ dưới võng mạc dẫn đến tầm nhìn bị hạn chế, méo mó. Lưu lượng máu bị chặn có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác, chảy máu trong mắt, thậm chí mù.
Rối loạn chức năng tình dục
Tình trạng rối loạn cương dương ngày càng trở nên phổ biến ở nam giới khi họ đến tuổi 50, đặc biệt là người bị huyết áp cao. Giải thích tình trạng này là do lưu lượng máu bị hạn chế do huyết áp cao có thể ngăn máu chảy đến dương vật của bạn.
Phụ nữ bị huyết áp cao cũng có thể bị rối loạn chức năng tình dục. Lưu lượng máu đến âm đạo suy giảm có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo hoặc khó đạt được cực khoái trong quan hệ.
Phần lớn những trường hợp có huyết áp cao không biểu hiện các dấu hiệu hay triệu chứng cụ thể, thậm chí khi huyết áp đạt đến mức chỉ số quá cao. Cũng có một số trường hợp huyết áp cao có biểu hiện đau đầu, khó thở, chảy máu cam tuy nhiên cũng không phổ biến và chỉ xảy ra khi huyết áp đạt giới hạn nguy hiểm đe dọa tới tính mạng,
Giảm thiểu biến chứng cao huyết áp bằng cách nào?
Cao huyết áp phần lớn không có nguyên nhân và bệnh diễn tiến thầm lặng, ít biểu hiện rõ ràng dẫn tới nguy cơ biến chứng cao. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, huyết áp cao cũng có thể xuất hiện một vài triệu chứng như: nhức đầu, ù tai, mất ngủ, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt,… Một số trường hợp khác biểu hiện nặng hơn có thể đau vùng tim, giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng.Khi nhận thấy dấu hiệu này, bạn thực hiện đo huyết áp của mình hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Bạn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng này nếu như bạn biết cách kết hợp giữa việc sử dụng thuốc trị huyết áp với một lối sống lành mạnh sao cho hiệu quả, ngoài ra cần theo dõi huyết áp một cách thường xuyên để chủ động trong việc xử lý khi huyết áp tăng cao. Cụ thể:
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Để giảm thiểu được biến chứng cao huyết áp, bước đầu tiên bạn cần làm là hạ huyết áp về mức an toàn. Do đó, sử dụng thuốc trị huyết áp giúp hạ huyết áp nhanh luôn là một biện pháp hiệu quả, được ưu tiên trong mọi giai đoạn của bệnh. Tùy vào tình trạng
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Một số thuốc hạ huyết áp thường được dùng bao gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế hệ thần kinh,….
Thuốc điều trị cao huyết áp là thuốc kê đơn, do đó người bệnh chỉ được phép sử dụng nếu được sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua về sử dụng. Ngoài ra, người bệnh còn cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc như uống đúng giờ, đủ liều lượng để tránh gây ra các tác dụng phục hoặc phản ứng ngược không mong muốn.
☛ Đọc chi tiết: Thuốc đặc trị cao huyết áp thường được kê đơn!
Thay đổi lối sống
Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp kiểm soát chỉ số huyết áp mà khiến cơ thể khỏe mạnh, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các biến chứng ở bệnh nhân cao huyết áp. Vậy để thay đổi lối sống trở nên lành mạnh, người bệnh cần thực hiện những gì?
- Xây dựng một chế độ ăn tốt cho tim mạch bằng việc tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa ít béo và hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa hay đường tinh luyện.
- Giảm lượng muối trong chế độ ăn, tốt nhất không nên ăn quá 6g muối mỗi ngày.
- Luyện tập thể dục thường xuyên, lưu ý nên chọn những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, không luyện tập quá sức.
- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì.
- Giải tỏa căng thẳng sau những ngày học tập, làm việc bằng các hình thức lành mạnh như tập yoga, nghe nhạc, chạy bộ,…
- Sử dụng trà giảo cổ lam kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric để kiểm soát và ổn định huyết áp. Ngoài ra, một lượng lớn Andenodise trong giảo cổ lam cũng ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim đột ngột. Từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm thiểu biến chứng gặp phải.
☛ Tham khảo: Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp cao, ổn định huyết áp hiệu quả
Theo dõi huyết áp thường xuyên
Việc chủ động theo dõi huyết áp giúp bạn kiểm soát được chỉ số huyết áp của bản thân, từ đó dễ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà huyết áp cao gây ra. Để có thể kiểm tra chỉ số huyết áp chính xác nhất bạn nên đo huyết áp vào cùng một thời điểm mỗi ngày rồi có thể ghi chép lại để bác sĩ thăm khám thấy được phác đồ điều trị có cần điều chỉnh hay thay đổi lại không. Để có kết quả chính xác nhất việc quan trọng là bạn nên trang bị sản phẩm máy đo huyết áp có uy tín và độ chính xác cao. Một lựa chọn đang được rất nhiều người dùng tin tưởng là sản phẩm máy đo huyết áp Omron – thương hiệu máy đo huyết áp nổi tiếng hàng đầu trong lĩnh vực y tế của Nhật Bản với nhiều mức giá, độ chính xác cao và thời gian bảo hành lên đến 5 năm. Nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp với nhu cầu và chi phí của bản thân.
Xử lý khi tăng huyết áp tăng đột ngột
Sử dụng thuốc và thay đổi lối sống và theo dõi huyết áp thường xuyên là 3 biện pháp lâu dài giúp người bệnh cao huyết áp giảm thiểu được các biến chứng.
Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt khi tăng huyết áp đột ngột tăng cao, người bệnh cần được xử lý ngay để tránh biến chứng, thậm chí là nguy cơ tử vong. Vậy thế nào là biện pháp xử lý đúng cách tình trạng huyết áp tăng đột ngột?
Đầu tiên cần đặt bệnh nhân nghỉ ngơi. Nếu đang ở ngoài trời thì nhanh chóng đưa người bệnh vào bóng râm, yêu cầu tản bớt người xung quanh, sau đó cởi bớt nón mũ, quần áo để người bệnh được thoải mái. Cuối cùng tiến hành đo huyết áp.
Nếu huyết áp tâm thu trên 140 mmHg nhưng dưới 160 mmHg, có thể giữ người bệnh theo dõi tại nhà. Trong thời gian này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi nhiều, tiếp tục sử dụng thuốc huyết áp theo toa điều trị kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Nếu có bất cứ điều gì khác thường hãy tái khám bác sĩ sớm để được điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu huyết áp tâm thu cao trên 160 mmHg, cần cho bệnh nhân ngậm ngay dưới lưỡi một viên hạ huyết áp tức thời. Loại thuốc này thường được tham khảo trước từ bác sĩ, luôn có sẵn trong nhà phòng những trường hợp như thế này. Do thuốc có tác dụng nhanh và mạnh, huyết áp của người bệnh sẽ nhanh chóng được hạ xuống. Nếu huyết áp vẫn còn cao, hoặc trong nhà không có sẵn thuốc thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời.
Trường hợp đặc biệt khi huyết áp của bệnh nhân tăng lên rất cao (≥ 180/120 mmHg) và có các triệu chứng liên quan đến tổn thương cơ quan đích như: đau ngực, khó thở, tê bì, suy giảm ý thức, nói khó, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn,… đưa đến khoa cấp cứu của các bệnh viện gần nhất để được chăm sóc y tế kịp thời.
Xoan đã bình luận
em đang mang thai ở tuần 33, đi khám thai bác sĩ chẩn đoán bị tăng huyết áp nhẹ. Em có cần phải dùng thuốc để phòng biến chứng không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn Xoan!
Thông thường đối với các trường hợp cao huyết áp nhẹ, bác sĩ tư vấn bạn thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để cải thiện tình trạng cao huyết áp. Đối với trường hợp có tiền sử bị bệnh tim mạch hoặc người có nguy cơ bị bệnh tim mạch sẽ được cho chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Bạn không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào, cần thăm cụ thể và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhé.