Cao huyết áp là tình trạng dễ dàng bắt gặp trong xã hội hiện nay. Vì bệnh tiến triển âm thầm, không có biểu hiện cụ thể nên tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó cao huyết áp dẫn đến tai biến là tình trạng đáng báo động nhất vì chúng đe dọa đến tính mạng của người bệnh với tỷ lệ tử vong cao. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu thêm về tai biến ở người cao huyết áp và các biện pháp phòng tránh như thế nào?
Mục lục
Huyết áp bao nhiêu là cao?
Huyết áp cao là tình trạng áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Đây là căn bệnh mãn tính tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu bệnh tiến triển nặng mà không được điều trị kịp thời. Các chính xác nhất để biết mình có bị huyết áp cao hay không là dựa vào chỉ số đo huyết áp. Vậy huyết áp bao nhiêu là cao?
Thông thường, chỉ số huyết áp được xác định bằng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó, huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp, còn huyết áp tâm trương là áp lực lên thành động mạch khi tim giãn ra.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), huyết áp cao là khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ≥ 90 mmHg. Cụ thể, chúng ta sẽ có 3 mức độ cao huyết áp như sau:
- Huyết áp cao độ 1: Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
- Huyết áp cao độ 2: Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.
- Huyết áp cao độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
☛ Đọc chi tiết hơn tại bài viết: Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu?
Cao huyết áp dẫn đến tai biến gì?
Cao huyết áp nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng phải kể đến là các tai biến và biến chứng, để lại hệ lụy phức tạp phải về sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Nói đến cao huyết áp dẫn đến tai biến, bạn cần nghĩ ngay đến tai biến mạch máu não. Có hai dạng tai biến là xuất huyết não và đột quỵ do thiếu máu cục bộ:
- Xuất huyết não là tình trạng mạch máu trong não bị vỡ, máu tràn vào não và gây phù não. Xuất huyết bão mặc dù ít phổ biến hơn nhưng thường có nguy cơ tử vong cao. Số ít bệnh nhân xuất huyết não có thể hồi phục, đi lại được và phần lớn bệnh nhân tàn phế vĩnh viễn.
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ não là dạng tại biến thường gặp hơn, chiếm khoảng 87% tổng số các trường hợp đột quỵ. Cơ chế bệnh sinh là hệ quả khi một động mạch cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn bởi một cục máu đông. Điều này có thể xảy ra theo một trong hai cách. Một cục máu đông hình thành bên trong mạch máu và ngăn chặn lưu lượng máu trong não. Cục máu đông hình thành ở một phần khác của cơ thể, thường là ở tim hoặc ngực trên, cổ và di chuyển qua dòng máu của cơ thể cho đến khi chặn dòng máu chảy đến não của cơ thể. Đây là một tình trạng “tắc mạch máu não”.
☛ Tham khảo thêm: Biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp
Cơ chế cao huyết áp dẫn đến tai biến
Cơ chế để cao huyết áp dẫn đến tai biến là do huyết áp cao làm tăng áp lực của dòng máu lên thành mạch khiến thành mạch bị tổn thương. Những tổn thương xuất hiện ở mạch máu não có thể gây phình, vỡ mạch máu gây nên tình trạng xuất huyết não, hoặc làm bong tróc các mảng xơ vữa thành mạch gây chít hẹp, tắc nghẽn và nhồi máu não. Dù là vỡ hay tắc nghẽn mạch máu não thì đều cản trở máu lưu thông, gây thiếu máu cụ bộ. Lúc này, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng mà người ta gọi là tai biến mạch máu não.
Ngoài cơ chế trên, sự phức tạp của tai biến liên quan đến mạch máu não gây ra bởi tăng huyết áp còn tiềm ẩn nhiều cơ chế khác. Huyết áp cao làm gia tăng sức ép lên nội mạc thành mạch, điều này có thể làm tăng tính thấm qua hàng rào máu não và phù não cục bộ hoặc đa ổ. Đồng thời, huyết áp cao cũng làm tổn thương lớp nội mô và thay đổi tương tác giữa tế bào máu với lớp nội mô này, từ đó dẫn đến sự hình thành huyết khối cục bộ và gây tình trạng thiếu máu cục bộ.
Song song với đó, những thay đổi thoái hóa trong tế bào cơ trơn và nội mô có khuynh hướng trở thành cơ chế gây xuất huyết trong não. Hơn thế nữa, huyết áp cao làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, do đó làm tăng khả năng hẹp và tắc mạch máu não gây ra những tổn thương liên tiếp ở não.
Dựa vào những cơ chế trên, cao huyết áp được xem là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tai biến.
Cao huyết áp dẫn đến tai biến nguy hiểm như thế nào?
Không giống như những cơ quan khác, não xử lý một hệ thần kinh điều khiển hoạt động của cả cơ thể nhưng cơ chế bù trừ lại rất kém. Do đó, khi thiếu máu nuôi dưỡng dù chỉ trong ít phút cũng có thể khiến các tế bào não bị chết, hoại tử, và nghiêm trọng hơn là chúng không có khả năng phục hồi. Khi não bị tổn thương cần xử lý ngay lập tức – đây là vấn đề cần ưu tiên hàng dầu nếu bạn không muốn bị đe dọa đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Tai biến mạch máu não có thể gây tử vong. Mặc dù, ngày nay với sự tiến bộ của y học, tỷ lệ tử vong đã giảm, nhưng số người bị tàn tật do di chứng của tai biến để lại có xu hướng tăng. Điều này xảy ra do hầu hết người bệnh chưa nhận biết được các dấu hiệu của tai biến, dẫn đến việc bỏ lỡ thời gian vàng để cấp cứu. Cụ thể, 3 giờ kể từ khi tai biến xảy ra được cho là thời điểm vàng để thực hiện cấp cứu và điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết.
Càng trì hoãn việc điều trị thì khu vực hoại tử não càng lan rộng. Đồng nghĩa với đó là mức độ di chứng để lại càng nhiều, ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động, tư duy của cơ thể. Với mức độ nguy hiểm mà tai biến có thể gây nên, mục tiêu hàng đầu cần được truyền thông rộng rãi tới người dân nói chung và những người mắc cao huyết áp nói riêng là cần phát hiện sớm các dấu hiệu tai biến để cấp cứu kịp thời.
4 dấu hiệu giúp nhận biết sớm tai biến
Để thuận tiện cho bệnh nhân cao huyết áp có thể nhận biết sớm các dấu hiệu tai biến, tổ chức y tế thế giới đã đưa ra thang điểm FAST. Thang điểm FAST gồm:
- Face (mặt): Nửa khuôn mặt bị tê liệt, không cử động được khiến nụ cười bị lõm một phần và nửa bên mặt có dấu hiệu xệ xuống.
- Arm (tay): Không thể hoặc khó thực hiện động tác cầm, nắm đồ vật. Ngoài ra, một trong hai tay sẽ không thể giơ tay lên được và bị rủ thõng xuống.
- Speech (Rối loạn ngôn ngữ): Rối loạn ngôn ngữ là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết. Triệu chứng rối loạn ngôn ngữ này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, tuy nhiên cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi xảy ra tai biến nghiêm trọng.
- Time ( thời gian): Thời điểm vàng để thực hiện cấp cứu giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ tử vong và hạn chế những di chứng nghiêm trọng là 3 tiếng kể từ khi khởi phát các triệu chứng.
Cần làm gì khi bị tai biến do huyết áp cao?
“Nhanh và chính xác” là hai yếu tố quan trọng quyết định xem bạn có cứu sống được bệnh nhân đang bị tai biến hay không. Do đó, ngoài vấn đề về thời gian cần đưa đi cấp cứu nhanh nhất có thể thì trong quá trình sơ cứu, người thực hiện cần giữ được bình tĩnh và thực hiện đúng các bước như sau:
- Gọi ngay xe cấp cứu đưa người thân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ đợi, nên gọi người xung quanh giúp đỡ
- Để cho bệnh nhân nằm trên một mặt phẳng cứng trong tư thế thoải mái và quần áo phải được nới lỏng giúp cho người bệnh dễ hô hấp.
- Tuyệt đối không được tự ý di chuyển bệnh nhân khi không cần thiết.
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh hãy để bệnh nhân tự điều chỉnh tư thế nằm sao cho thoải mái nhất.
- Khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng co giật, nôn mửa… hãy để bệnh nhân nằm ở tư thế nghiêng người, bởi vì nằm ngửa có thể khiến người bệnh bị sặc chất nôn hoặc tắc nghẽn đường thở.
- Không thực hiện sơ cứu tại nhà bằng các biện pháp như cạo gió, uống thuốc…
- Báo cho bác sĩ thời gian chính xác bệnh nhân bị tai biến để tiện cho việc cấp cứu diễn ra suôn sẻ hơn.
Kiểm soát huyết áp phòng ngừa tai biến
Ông cha ta từ xa xưa đã có câu “phòng còn hơn tránh”. Do đó, thay vì để xảy ra biến chứng rồi mới cấp cứu, có thể nguy hiểm đến tính mạng thì ngay từ đầu người cao huyết áp nên thực hiện phòng tránh tình trạng này.
Dưới đây là các biện pháp đơn giản giúp phòng ngừa tình trạng cao huyết áp dẫn đến tai biến mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà bao gồm:
Giảm cân: Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn mà nó còn là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó bao gồm cả huyết áp cao. Do đó, hãy giảm cân nếu như bạn đang thừa cân hoặc béo phì. Điều này vừa giúp bạn lấy lại vóc dáng thon gọn, vừa đem lại lợi ích cho sức khỏe.
Ăn uống lành mạnh: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định tình trạng sức khỏe của bạn. Để phòng tránh được bệnh tật, tốt nhất bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn lành mạnh bao gồm: ăn nhiều trái cây và rau quả giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo bão hòa từ mỡ động vật, thay vào đó thì nên sử dụng dầu từ thực vật và các loại hạt. Thói quen ăn uống này có thể giúp huyết áp giảm tới 11 mmHg. (☛ Chi tiết: Chế độ ăn uống cho người huyết áp)
Thường xuyên tập thể dục: Luyện tập thể dục không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố, tốt cho sức khỏe mà còn giúp bệnh nhân cao huyết áp giảm từ 5-8 mmHg. Các chuyên gia khuyến khích nên dành ra tối thiểu 30 phút để tập luyện mỗi ngày.
Hạn chế ăn mặn: Thói quen ăn mặn khiến bạn phải uống nhiều nước, điều này đồng nghĩa với áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng lên gây nên huyết áp cao. Do đó, đối với bệnh nhân cao huyết áp cần hạn chế ăn mặn nhất có thể. Tốt nhất, bạn không nên tiêu thụ quá 5g muối/ngày để đảm bảo cho huyết áp được ổn định.
Bỏ thuốc lá: Nicotin có trong thuốc lá khiến tim đập nhanh hơn gây nên huyết áp cao. Vì vậy, bỏ thuốc lá là cách để cải thiện chỉ số huyết áp của bạn, không chỉ vậy nó còn giúp bạn tránh được các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến hô hấp do thuốc lá gây ra.
Hạn chế rượu bia: Nồng độ cồn trong rượu bia sẽ khiến hoạt động bơm máu của tim không đều, tim đập nhanh hơn gây nên cao huyết áp. Do đó, hãy hạn chế rượu bia để bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.
Giảm căng thẳng: Stress cũng là một yếu tố khiến huyết áp của bạn tăng cao. Hãy giữ cho tinh thần luôn được thoải mái bằng các hoạt động như tập yoga, chạy bộ hoặc nghe nhạc, mua sắm,… Điều này sẽ giúp kiểm soát huyết áp của bạn ở mức an toàn, không bị tăng cao.
Theo dõi huyết áp thường xuyên: Chủ động theo dõi huyết áp thường xuyên giúp bạn kiểm soát được các chỉ số huyết áp của bạn thân, từ đó dễ ngăn ngừa được tình trạng cao huyết áp và các tai biến nguy hiểm mà huyết áp cao có thể gây ra. Bạn có thể lựa chọn theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp hoặc thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp hạ huyết áp: Khi uống trà giảo cổ sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric – một loại hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch. Từ đó, huyết áp được hạ xuống và duy trì ở mức ổn định. Thời điểm tốt nhất giúp phát huy công dụng của trà là vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều.
Để tìm mua sản phẩm Giảo Cổ Lam chính hãng của Tuệ Linh trên các nhà thuốc toàn quốc vui lòng: XEM TẠI ĐÂY
Kết luận: Như vậy, trên đây là những thông tin về tai biến nguy hiểm mà bệnh cao huyết áp gây ra. Mong rằng bài viết trên đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng và cách sơ cứu khi bị tai biến. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp và tư vấn cụ thể.