Cao huyết áp được phân thành nhiều mức độ khác nhau, trong đó độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh.Các dấu hiệu ở giai đoạn này khá mờ nhạt nên người bệnh thường bỏ qua khiến việc điều trị gặp khó khăn hơn. Cùng tìm hiểu các triệu chứng cảnh báo cao huyết áp độ 1 và hướng dẫn điều trị khi bệnh ở giai đoạn này nhé.
Mục lục
1. Thế nào là cao huyết áp độ 1?
Cao huyết áp độ 1 là tình trạng nhẹ nhất của cao huyết áp. Cao huyết áp độ 1 xảy ra khi huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg và huyết áp tâm trương từ 90-99 mmHg.
Mắc cao huyết áp độ 1, tức là mới đang ở giai đoạn đầu của bệnh cao huyết áp, người bệnh hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng cách thay đổi lối sống. Tuy nhiên, nếu không sớm điều trị, cao huyết áp độ 1 rất dễ chuyển sang độ 2, độ 3 kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Nguyên nhân khiến bạn bị cao huyết áp độ 1
Có thể bạn chưa biết, hầu hết các trường hợp cao huyết áp đều chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Những trường hợp này chiếm 90% tổng số ca bệnh cao huyết áp.
Tuy nhiên, có những yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp bao gồm:
- Tuổi cao: Tuổi càng lớn, nguy cơ mắc cao huyết áp càng tăng, đặc biệt là những người từ 45 tuổi trở lên.
- Nam giới: Nam giới sau 45 tuổi có nhiều nguy cơ bị cao huyết áp hơn phụ nữ
- Thừa cân béo phì: Người có chỉ số BMI ≥ 23 có nguy cơ mắc cao huyết áp hơn so với người có số cân nặng bình thường.
- Người sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá.
- Thói quen lười hoạt động.
- Chế độ ăn mặn, nhiều dầu mỡ và ít rau xanh
- Tâm lý căng thẳng, stress.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình của bạn có người mắc bệnh cao huyết áp thì nguy cơ bạn cũng mắc bệnh này rất cao.
- Những người mắc bệnh mạn tính như: bệnh thận, tiểu đường, béo phì,…
3. Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp độ 1
Một trong những điều nguy hiểm nhất của bệnh huyết áp cao là bạn có thể không biết mình mắc bệnh này. Bởi vì căn bệnh này tiến triển âm thầm và không dấu hiệu cụ thể nào nên rất khó để phát hiện. Cho đến khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng mới biểu hiện rõ ràng.
Do đó, với cao huyết áp độ 1 rất khó để nhận biết. Bạn chỉ có thể phán đoán dựa vào một số biểu hiện mờ nhạt nói chung của tình trạng cao huyết áp như:
- Đau đầu.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Đau tức ngực, khó thở tim đập nhanh.
- Mắt nhìn mờ.
- Mất ngủ.
- Đột nhiên cảm thấy buồn nôn, ói mửa.
Cách tốt nhất để biết bạn có mắc cao huyết áp độ 1 hay không là đo huyết áp. Người bệnh hoàn toàn có thể theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp. Việc này càng trở nên quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên nếu trong gia đình bạn cũng có người thân bị huyết áp cao.
☛ Tìm hiểu thêm: Nhận biết sớm triệu chứng cao huyết áp
4. Cao huyết áp độ 1 có nguy hiểm không?
Cao huyết áp độ 1 là tình trạng nhẹ nhất của cao huyết áp, do đó nó chưa thực sự nguy hiểm đến tính mạng của người mắc. Tuy nhiên, người bị tăng huyết áp độ 1 rất khó để phát hiện các triệu chứng, đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tiến triển và chuyển sang độ 2,3 trong khoảng thời gian ngắn.
Lúc này nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng cao huyết áp sẽ trở nên nặng, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, suy thận, mù lòa,… Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên coi thường tăng huyết áp độ 1.
5. Điều trị cao huyết áp độ 1 tại nhà
Cao huyết áp độ 1 hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng việc thay đổi lối sống. Thực hiện một lối sống khoa học và lành mạnh chính là phương pháp lâu dài giúp điều trị cao huyết áp độ 1 một cách hiệu quả. Cụ thể, người bệnh cần:
Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh
Một trong những cách đơn giản nhất bạn có thể điều trị cao huyết áp độ 1 và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra là xây dựng một chế độ ăn lành mạnh. Những gì bạn ăn có thể giúp giảm bớt hoặc loại bỏ chứng tăng huyết áp.
Dưới đây là một số khuyến nghị về chế độ ăn uống cho những người cao huyết áp độ 1 nói riêng và bệnh huyết áp cao nói chung:
Ăn ít thịt, nhiều thực vật
Chế độ ăn dựa trên thực vật là một cách dễ dàng để tăng chất xơ và giảm lượng natri cũng như chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa không lành mạnh mà bạn nạp vào từ các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. Do đó, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật. Đối với thịt, thay vì thịt đỏ, hãy chọn các loại protein nạc lành mạnh hơn như cá, thịt gia cầm hoặc protein từ đậu.
Giảm lượng muối ăn vào
Ăn mặn gây tăng huyết áp bởi muối làm tăng hấp thu nước vào máu. Do đó, để điều trị cao huyết áp độ 1, người bệnh cần giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày.
Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên tiêu thụ từ 1,5 – 2,3 miligam mỗi ngày. Ngoài ra, cách tốt nhất để giảm lượng muối ăn vào đó là nấu ăn hàng ngày. Bởi vì điều này giúp bạn kiểm soát được lượng muối cho vào. Hạn chế ăn hàng quán hoặc thực phẩm đóng gói sẵn vì chúng thường chứa hàm lượng natri rất cao.
Chất béo lành mạnh
Các nguồn chất béo thực vật, chẳng hạn như bơ, quả hạch, dầu ô liu và dầu omega, có thể có lợi cho sức khỏe. Mọi người nên hạn chế ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, chúng thường có trong mỡ động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ và các thực phẩm chế biến sẵn.
☛ Tham khảo chi tiết trong bài: Người huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì?
Tăng hoạt động thể chất
Luyện tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp bạn giảm cân, giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe tim mạch. Tất cả những điều này sẽ góp phần giúp bạn giảm huyết áp một cách hiệu quả.
Tốt nhất bạn dành ra 150 phút mỗi tuần để hoạt động thể chất. Điều đó có nghĩa là luyện tập thể dục 30 phút vào 5 ngày trong tuần. Bạn có thể bắt đầu bằng các bộ môn nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ chậm, đạp xe, yoga,…
Giảm cân
Thừa cân làm tăng huyết áp do trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ buộc mạch máu phải dùng nhiều áp lực co bóp để đưa máu tới các cơ quan khác. Lúc này sẽ sinh ra hormone adrelanin làm tăng nhịp tim và huyết áp. Do đó, nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy giảm cân.
Cách để giảm cân lành mạnh và duy trì cân nặng ở mức hợp lý là phải kết hợp giữa hai yếu tố bao gồm: ăn uống có lợi cho tim mạch và tăng cường luyện tập thể dục. Trong đó, chế độ ăn chiếm 70% thành công còn luyện tập chỉ chiếm 30%.
Quản lý căng thẳng
Căng thẳng kích thích các phản ứng của cơ thể tiết ra một số chất, trong đó có chất adrenalin làm tăng huyết áp. Do đó, quản lý căng thẳng cũng là một biện pháp giúp điều trị cao huyết áp hiệu quả.
Bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách thư giãn, giải trí, nghe nhạc, xem phim,… hay ngồi thiền, yoga cũng là những kỹ thuật giảm căng thẳng đã được chứng minh.
Ngoài ra, ngủ đủ giấc giúp cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả cũng là một việc làm cần thiết để giảm căng thẳng.
Tránh sử dụng các chất kích thích
Rượu bia và thuốc lá là những yếu tố không chỉ làm gây huyết áp cao mà còn tàn phá sức khỏe của bạn. Do đó hãy loại bỏ ngay thuốc và hạn chế rượu bia ít nhất có thể.
Đo huyết áp thường xuyên
Đo huyết áp thường xuyên cho phép bạn ghi chép lại chỉ số huyết áp mỗi lần đo. Điều này giúp bạn theo dõi và kiểm soát được tình trạng bệnh cao huyết áp độ. Từ đó rút ra kết luận xem các phương pháp điều trị mà bạn đang áp dụng có hiệu quả hay không?
Theo dõi huyết áp tại nhà cũng không thể thay thế việc đi khám bác sĩ định kỳ. Ngay cả khi bạn đo được một chỉ số huyết áp bình thường, cũng đừng ngừng việc duy trì lối sống lành mạnh mà bạn đang thực hiện.
Sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh để hỗ trợ điều trị cao huyết áp độ 1
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà, người bệnh có thể đẩy nhanh quá trình trị cao huyết áp độ 1 bằng việc kết hợp sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh.
Trong giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại Saponin có cấu trúc tương tự nhóm Dammaran trong nhân sâm, có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride, giảm LDL, tăng HDL, giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Nghiên cứu cho thấy, hoạt chất gypenosides có trong giảo cổ lam có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn cản sự co thắt của động mạch, tăng thời gian co bóp tống máu, nhờ đó hạ huyết áp một cách hiệu quả.Ngoài ra, các flavonoid trong giảo cổ lam giúp chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch giúp người bệnh dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Từ đó khiến tinh thần thoải mái, căng thẳng được giải tỏa.
Một trong những sản phẩm chiết xuất từ giảo cổ lam được nhiều chuyên gia khuyên dùng là Giảo cổ lam Tuệ Linh. Hai sản phẩm từ giảo cổ lam Tuệ Linh là Trà giảo cổ lam Tuệ Linh và Viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh được rất nhiều người dùng tin tưởng sử dụng và đánh giá cao trong cải thiện đường huyết, phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2. Bên cạnh đó, giảo cổ lam Tuệ Linh còn hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, giảm mệt mỏi.
Hiện nay, Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm xem danh sách các nhà thuốc gần nhà bạn nhất TẠI ĐÂY
Quý đã bình luận
em bị cao huyết áp độ 1, hiện đang uống trà giảo cổ lam thấy cải thiện tình trạng bệnh khá tốt, sử dụng cũng tiện lợi
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Quý!
Nhiều công trình khoa học chứng minh giảo cổ lam có tác dụng hiệu quả trong cải thiện huyết áp cao. Tuy nhiên, khi sử dụng anh nên lựa chọn các sản phẩm giảo cổ lam đảm bảo chất lượng, có hàm lượng hoạt chất cao để phát huy tối đa công dụng của nó. Điển hình như trà giảo cổ lam Tuệ Linh, sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng và người dùng đánh giá cao.