Nhiều người vẫn lầm tưởng, cao huyết áp chỉ gặp ở đối tượng người cao tuổi Tuy nhiên, thực tế cho thấy có khá nhiều trường hợp người trẻ mắc cao huyết áp, đặc biệt ở độ tuổi thanh niên gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nguyên nhân do đâu khiến người trẻ tuổi mắc cao huyết áp? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng đi tìm câu giải đáp qua những thông tin chia sẻ sau đây.
Mục lục
- Cao huyết áp là bệnh gì?
- Báo động tình trạng cao huyết áp ở tuổi thanh niên!
- Huyết áp tuổi thanh niên bao nhiêu được cho là cao?
- Thủ phạm gây ra cao huyết áp tuổi thanh niên
- Dấu hiệu nhận biết cơ bản của bệnh cao huyết áp
- Biến chứng nguy hiểm về bệnh cao huyết áp ở tuổi thanh niên
- Phương pháp điều trị cao huyết áp ở tuổi thanh niên hiệu quả
Cao huyết áp là bệnh gì?
Huyết áp được định nghĩa là áp lực tác động lên thành động mạch. Lực này do tim tạo ra chịu trách nhiệm đưa những tế bào hồng cầu mang oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Trường hợp cường độ áp lực gia tăng hơn bình thường gọi là cao huyết áp. Ở mức thông thường, hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là 120/80 mmHg. Trường hợp, chỉ số huyết áp tâm thu > 140mmHg, huyết áp tâm trương >90mmHg thì người bệnh gặp phải tình trạng tăng huyết áp.
Cao huyết áp được chia thành 2 loại đó là nguyên phát và thứ phát. Trong đó 90-95% các trường hợp thuộc nhóm cao huyết áp nguyên phát hay còn gọi là cao huyết áp vô căn cứ – Đây là trường hợp không tìm thấy nguyên nhân gây bệnh. Và chỉ có 5-10% số ca cao huyết áp thứ phát có thể tìm thấy nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến một số bệnh khác.
➤ Tham khảo chi tiết hơn tại bài viết: Bệnh cao huyết áp
Báo động tình trạng cao huyết áp ở tuổi thanh niên!
Người mắc bệnh cao huyết áp ở độ tuổi dưới 35 thì gọi là cao huyết áp ở tuổi thanh niên. Trước đây, chúng ta luôn quan niệm rằng cao huyết áp là bệnh của tuổi già. Nhưng thực chất căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó tình trạng người trẻ bị cao huyết áp ngày càng gia tăng với tỷ lệ người mắc chiếm 5-12%.
Cao huyết áp ở những người trẻ tuổi, thanh niên sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày và hiệu quả công việc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cao huyết áp xảy ra ở tuổi thành niên sẽ làm tình trạng xơ vữa động mạch sớm xảy ra, từ đó kéo theo các bệnh lý về tim mạch cũng tiến triển sớm hơn.
Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng cao huyết áp ở người trẻ tuổi là rất quan trọng, góp phần ngăn ngừa biến chứng và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Để làm được điều này, trước tiên bạn cần xác định huyết áp ở mức độ nào coi là cao?
☛ Đọc thêm: Cao huyết áp ở người trẻ
Huyết áp tuổi thanh niên bao nhiêu được cho là cao?
Như đã nói ở trên, huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Có hai chỉ số huyết áp mà người bệnh cần lưu ý đó là:
- Huyết áp tâm thu: Là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Chỉ số này luôn được quan tâm hơn vì nó thể hiện khả năng bơm máu của tim cung cấp đến các cơ quan khác.
- Huyết áp tâm trương: Là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra. Chỉ số huyết áp tâm trương thường được ít để ý đến hơn, do chúng chỉ phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch – mà đây là yếu tố khó có thể thay đổi được.
Như vậy, hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương rất quan trọng đối với các hoạt động của cơ thể con người, đặc biệt là những hoạt động của tim, não , thận có liên quan đến sự sinh tồn của bản thân. Mức huyết áp được xem là bình thường để cơ thể chúng ta hoạt động khỏe mạnh là khi:
- Huyết áp tâm thu dao động từ 90-140 mmHg
- Huyết áp tâm trương dao động từ 60 – 90 mmHg
Bạn sẽ được chẩn đoán mắc cao huyết áp khi khi chỉ số chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp sẽ được phân loại như sau:
- Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu >130mmHg và Huyết áp tâm trương > 85 mmHg
- Cao huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu > 140 mmHg và Huyết áp tâm trường > 90mmHg
- Cao huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu > 160 mmHg và Huyết áp tâm trương > 100mmHg
- Cao huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu > 180mmHg và Huyết áp tâm trương > 110 mmHg
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu > 140mmHg, trong khi huyết áp tâm trương < 90 mmHg
Thủ phạm gây ra cao huyết áp tuổi thanh niên
Như các bạn đã biết, phần lớn các ca bệnh cao huyết áp đều không tìm ra nguyên nhân, tỉ lệ này chiếm lên đến 95% và chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi. Chỉ 5% số ca bệnh cao huyết áp còn lại là tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, ở những người trẻ còn trong độ tuổi thanh niên, tỉ lệ cao huyết áp có nguyên nhân lại cao hơn nhiều so với người lớn tuổi. Các nguyên nhân có thể gặp ở những người dưới 35 tuổi bắt nguồn từ vấn đề sức khỏe, mắc các bệnh liên quan đến
- Thận: viêm vi thượng thận, suy thận mãn tính,…
- Mạch máu: Hẹp động mạch thận
- Hàm lượng cholesterol trong máu
- Cơ quan nội tiết: U sưng thượng thận, u vỏ tuyến thượng thận,…
Tuy nhiên, những trường hợp này chỉ chiếm 30%, số bệnh nhân cao huyết áp còn lại có thể phát sinh bởi những yếu tố liên quan đến lối sống sinh hoạt không khoa học, bao gồm:
- Thức khuya thường xuyên
- Uống nhiều đồ uống chứa cồn như bia, rượu
- Hút thuốc lá
- Lối sống tĩnh lại, lười vận động
- Thừa cân, béo phì
- Căng thẳng trong thời gian dài
- Chế độ ăn uống không lành mạnh như: Ăn nhiều các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, thói quen ăn quá mặn,…
Như vậy, nguyên nhân khiến người ở độ tuổi thanh niên bị cao huyết áp không chỉ đến từ các bệnh lý nền có sẵn mà còn đến từ các thói quen không lành mạnh trong sinh hoạt hàng ngày của giới trẻ.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Nguyên nhân gây huyết áp cao và các yếu tố nguy cơ
Dấu hiệu nhận biết cơ bản của bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp được xem là “kẻ sát nhân thầm lặng” bởi bệnh tiến triển từ từ và không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, những người ở tuổi thanh niên bị cao huyết áp vẫn có khả năng bắt gặp một số các dấu hiệu như:
- Khả năng tập trung kém, ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp
- Dễ nổi nóng
- Nhạy cảm, khó kiềm chế cảm xúc
Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện như: nhức đầu, hồi hộp, dễ mệt, đau ngực, khó thở,… Phần lớn các trường hợp cao huyết áp ở tuổi thanh niên đều được phát hiện tình cờ khi người bệnh đang khám sức khỏe định kì và có đến 70% trong số đó có các triệu chứng điển hình trên.
Vì vậy, khi bạn nhận thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào tương đồng với những dấu hiệu đã liệt kê trên, khả năng cao là bạn đã bị cao huyết áp, cần tìm ra ngay các phương pháp chẩn đoán và điều trị cụ thể.
☛ Tham khảo thêm tại: Cách nhận biết sớm triệu chứng cao huyết áp
Biến chứng nguy hiểm về bệnh cao huyết áp ở tuổi thanh niên
Cao huyết áp xảy ra ở người trẻ thường rất nguy hiểm vì chúng gây ra nhiều biến chứng, làm tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể như: tim (suy tim, phì đại cơ tim, thiếu máu cơ tim,…), tổn thương thận, tổn thương não (xuất huyết não, tai biến mạch máu não).
Nguy hiểm hơn, cao huyết áp rất khó để phát hiện do triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Một số trường hợp mặc dù đã thấy có những dấu hiệu bất thường nhưng lại mang tâm lí chủ quan và xem nhẹ các dấu hiệu. Chính điều này khiến bệnh tiến triển nặng, không kịp điều trị dẫn đến biến chứng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, thậm chí là tử vong đột ngột.
Phương pháp điều trị cao huyết áp ở tuổi thanh niên hiệu quả
Mục đích của quá trình điều trị tăng huyết áp là đưa chỉ số huyết áp quay lại mức lí tưởng và duy trì nó trong phạm vi này. Như đã trình bày ở trên, nguyên nhân gây cao huyết áp ở người trẻ tuổi ngoài các bệnh lí nền thì còn các yếu tố liên quan đến thói quen sinh hoạt. Vì vậy các điều trị cao huyết áp bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị các bệnh nền theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách tự thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực hơn, thiết lập lối sống khoa học, lành mạnh.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị cao huyết áp ở tuổi thanh niên hiệu quả được nhiều người áp dụng:
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi: Việc không cân bằng được giữa công việc và nghỉ ngơi rất dễ khiến bạn rơi vào trạng thái stress. Thường xuyên căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị cao huyết áp. Do đó, bạn cần cần bằng lại cuộc sống, không nên làm việc quá sức là dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
Ngủ đủ giấc mỗi ngày: Giấc ngủ rất quan trọng với mỗi người, đặc biệt là những người mắc bệnh cao huyết áp. Giới trẻ thường có lối sống ngủ muộn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy huyết áp của những người đi ngủ sau 11 giờ đêm có xu hướng cao hơn so với người ngủ sớm. Do đó, bạn cần ngủ sớm, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và nên ngủ trước 11 giờ tối. Ngủ đủ giấc khiến cơ thể được nghỉ ngơi một cách tốt nhất.
Bỏ rượu bia và thuốc lá: Không chỉ người cao huyết áp, ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên bỏ dần thói quen uống rượu bia và hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và những người xung quanh.
2. Cải thiện chế độ ăn uống
Để điều trị bệnh cao huyết áp, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.
Không ăn mặn: Có thể bạn chưa biết, thói quen ăn mặn liên có liên quan trực tiếp đến tình trạng cao huyết áp, do muối có khả năng tích nước, khiến dung lượng máu tăng lên, từ đó áp lực lên thành mạch cũng tăng lên, dẫn đến tăng huyết áp. Như vậy, khi bạn bị cao huyết áp, điều đầu tiên bạn cần thay đổi trong chế độ ăn uống là hạn chế sử dụng muối để nêm thức ăn. Chỉ nên ăn 2-4 gam muối mỗi ngày bao gồm cả lượng muối có trong thức ăn và nước chấm.
Chế độ ăn ít chất béo: Không ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh bởi chúng chứa chất béo xấu, làm tăng lượng cholesterol trong máu, lâu dần sẽ dẫn đến cao huyết áp. Thay vào đó, bạn có thể thay thế chất béo từ động vật bằng dầu thực vật, hay chất béo tốt từ cá. Cá biển chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp cholesterol oxy hóa, theo đó giảm cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa các biến chứng của cao huyết áp.
Tăng hấp thụ một số khoáng tố: Ăn nhiều thực phẩm chứa các chất kali, can-xi (trứng, sữa, tôm,…), magie (có nhiều trong thịt) giúp hoạt động của hệ tim mạch được ổn định. Ngoài ra bạn cung nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ thực vật hoặc cá hơn là đạm từ động vật.
Ăn nhiều trái cây và rau củ: Hầu hết trong các loại trái cây và rau củ đều có chứa khoáng chất, vitamin và chất xơ. Chúng đều là những nhóm dinh dưỡng tốt cho huyết áp của bạn.
☛ Chi tiết hơn trong bài viết: Bị cao huyết áp nên ăn gì kiêng gì?
3. Thường xuyên luyện tập thể dục
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là một trong những phương pháp điều trị huyết áp cao hiệu quả. Nguyên lý của phương pháp này là điều hòa lượng cholesterol trong máu, làm tăng tính đàn hồi của mạch máu, từ đó làm giảm áp lực của máu lên thành mạch và giảm huyết áp.
Tùy vào tình trạng huyết áp của bạn mà lựa chọn các bộ môn thể dục sao cho phù hợp, tần suất luyện tập cũng khác nhau. Tuy nhiên, 2 dạng bài tập thường được áp dụng cho hầu hết các bệnh nhân cao huyết áp ở mọi lứa tuổi đó là:
- Đi bộ
- Chạy bước nhỏ
- Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các bài tập khác như: bơi lội, chạy bộ, đạp xe, thiền, yoga, thái cực quyền,…
4. Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp do bác sĩ kê đơn
Nếu như thay đổi lối sống không đem lại nhiều lời ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo toa. Trên thực tế, việc kết hợp giữa những thay đổi trong lối sống với sử dụng các thuốc điều trị cao huyết áo theo kê đơn của bác sĩ sẽ đem đến hiệu quả điều trị tốt hơn.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể kế cho bạn những nhóm thuốc sau:
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc chẹn kênh canxi
- Thuốc ức chế men chuyển
- Thuốc chẹn kênh beta
Tuy nhiên, một số thuốc có thể gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Do đó, bạn không được tự ý sử dụng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên lạm dụng sử dụng thuốc quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng lờn thuốc.
☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc trị cao huyết áp
5. Giảo cổ lam – Thực phẩm hỗ trợ điều trị cao huyết áp tốt cho sức khỏe
Thay vì sử dụng các loại thuốc đặc trị có nguy cơ gây tác dụng phụ cao, người bệnh có thể tham khảo Giảo cổ lam cho việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh cao huyết áp. Sản phẩm với chiết xuất 100% tự nhiên từ cây giảo cổ lam 5 lá.
Cơ chế điều trị cao huyết áp từ giảo cổ lam đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu. Lần đầu tiên vào năm 1999, thử nghiệm làm giảm mỡ máu của giảo cổ lam đã cho ra kết quả khi 71% lượng cholesterol toàn phần giảm sau 30 ngày uống giảo cổ lam. Tiếp đó, một nghiên cứu vào năm 2005 của đại học Sydney, Úc cũng cô bố giảo cổ lam có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL (cholesterol xấu). Tác dụng này gần như tương đương với atorvastatin – thuốc điều trị rối loạn mỡ máu hàng đầu hiện nay.
Sở dĩ giảo cổ lam hạ mỡ máu mạnh là do trong thành phần có chứa Saponin hàm lượng cao, chúng sẽ tóm lấy các hạt mỡ lơ lửng trong mạch máu và kéo vào trong tế bào để cơ thể chuyển hóa thành năng lượng. Ngoài ra, Saponin còn có đặc tính tẩy rửa các chất béo mạnh và làm giảm độ nhớt của máu. Do đó, sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ làm trơn láng thành mạch máu, bào mòn dần các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng, điều trị tốt bệnh huyết áp cao.
Sử dụng trà hoặc viên uống chiết xuất từ giảo cổ lam hàng ngày giúp cải thiện cao huyết áp hiệu quả. Trong đó, sản phẩm được chiết xuất từ giảo cổ lam sạch được tin dùng hiện nay phải kể đến là viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh và trà Giảo cổ lam Tuệ Linh.
Hiện sản phẩm đã được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm để xem chi tiết danh sách các nhà thuốc TẠI ĐÂY
Thu Sang đã bình luận
chào bác sĩ, em 29 tuổi thời gian, em có đi kiểm tra chỉ số huyết áp là 145/100, vậy có phải em bị cao huyết áp. em rất bất ngờ vì nghĩ cao huyết áp người già mới bị, em cần làm gì bây giờ
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn Sang!
Hiện nay, cao huyết áp không chỉ gặp ở người cao tuổi mà nhiều người trẻ tuổi đang gặp phải vấn đề này. Với chỉ số huyết áp mà bạn nêu trên là chỉ số huyết áp cao. Bạn nên tới trung tâm y tế uy tín để thăm khám, kiểm tra lại nhằm chẩn đoán chính xác. Từ đó, bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với trường hợp của bạn.