Giảo Cổ Lam Tuệ Linh https://www.giaocolam.vn Web sản phẩm chính thức Tue, 07 Jan 2025 02:53:28 +0000 vi hourly 1 Cách chữa huyết áp cao bằng lá xương sông hiệu quả tại nhà! https://www.giaocolam.vn/chua-huyet-ap-cao-bang-la-xuong-song.html https://www.giaocolam.vn/chua-huyet-ap-cao-bang-la-xuong-song.html#respond Sun, 18 Aug 2024 18:47:13 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=6157 Dùng lá xương sông chữa cao huyết áp là phương pháp được khá nhiều người áp dụng. Lá xương sông là thảo dược quý không chỉ có công dụng điều trị bệnh mà còn dùng trong chế biến món ăn ngon, bổ dưỡng. Cùng tìm hiểu về công dụng của loại lá này và cách chữa cao huyết áp từ lá xương sông ngay sau đây nhé.

Tại sao lá xương sông có thể trị cao huyết áp?

Chữa huyết áp cao bằng lá xương sông

Huyết áp cao, hay tăng huyết áp, là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Nếu không được điều trị kịp thời, huyết áp cao có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, và phình động mạch, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.

Lá xương sông là một loại gia vị quen thuộc trong những món ăn thuần Việt, là loại thảo dược có khả năng giúp ổn định huyết áp và có thể dùng được cho cả người bị huyết áp cao và huyết áp thấp. Để có được tác dụng như vậy là do trong lá xương sông có hàm lượng lớn tinh dầu giúp cải thiện dòng tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất và oxi tốt hơn cho cơ thể từ đó giảm áp lực mạch máu, giãn mao mạch để ổn định huyết áp!

Cách chữa cao huyết áp bằng lá xương sông

Để cải thiện tình trạng huyết áp cao bằng lá xương sông, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  1. Chuẩn bị 100g lá xương sông, chọn loại lá già màu xanh thẫm để có hàm lượng tinh dầu cao nhất.
  2. Rửa sạch lá xương sông, để ráo nước.
  3. Đun sôi 1 lít nước, sau đó cho lá xương sông vào, đun nhỏ lửa trong khoảng 5-7 phút.
  4. Để nước nguội và uống thay nước lọc hàng ngày. Lưu ý nước chỉ sử dụng trong ngày, không để qua đêm
Cách làm này rất đơn giản, người bệnh có thể thực hiện tại nhà hàng ngày để giúp ổn định chỉ số huyết áp của mình. Để tăng hiệu quả, bạn có thể thêm một nắm lá ngải cứu vào đun cùng, giúp ổn định huyết áp mà không làm giảm quá mức.

Có nên chữa cao huyết áp bằng lá xương sông lâu dài không?

Do những công dụng tốt cho sức khỏe mà lá xương sông mang lại thì việc chữa huyết áp cao bằng lá xương sông hoàn toàn có thể áp dụng lâu dài cho đến khi huyết áp của bạn hoàn toàn ổn định mới ngừng. Bởi lá xương sông là thảo dược nên rất an toàn, lành tính. Hơn nữa loại nước uống này còn tốt cho người bị huyết áp thấp, làm giảm mỡ máu.

Ngoài ra, lá xương sông còn có công dụng kinh lạc giúp lưu thông khí huyết sẽ nuôi dưỡng tốt các nội tạng trong cơ thể để chúng hoạt động hiệu quả, từ đó giúp ổn định chỉ số huyết áp của người bệnh.

Chữa huyết áp cao bằng lá xương sông

Lưu ý khi chữa cao huyết áp bằng lá xương sông

Lá xương sông tốt cho sức khỏe con người và có khả năng trị cao huyết áp. Tuy nhiên, khi áp dụng loại lá này người bệnh vẫn nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ một loại thảo dược nào nếu bạn đang chữa bệnh bằng thuốc Tây.
  • Mỗi ngày chỉ nên uống từ 1-2 bát nước lá xương sông, không nên lạm dụng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Đây là thảo dược nên người bệnh cần áp dụng kiên trì mỗi ngày sau một thời gian dài mới có kết quả.
  • Lựa chọn chữa cao huyết áp bằng lá xương sông chỉ phù hợp với người bệnh ở thể nhẹ và chưa xuất hiện những biến chứng nguy hiểm.
  • Người bệnh cần có kế hoạch thăm khám định kỳ để theo dõi sát xao tình trạng bệnh của mình.

Mách bạn thêm một số thảo dược tự nhiên trị cao huyết áp

Ngoài lá xương sông thì còn có một số loại thảo dược trị cao huyết áp khác cũng mang lại hiệu quả và an toàn khi sử dụng.

Trà xanh

Trà xanh chắc hẳn không còn xa lạ gì với chúng ta bởi trà xanh mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa tiểu đường, chống ung thư, ổn định huyết áp,…

Thành phần của trà xanh có chứa chất chống oxy hóa cao mang tên flavonoid, chất này có công dụng tốt với mạch máu cũng như độ dính của máu và cholesterol giúp điều hòa huyết áp.

Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên:

  1. Uống 1 tách trà xanh mỗi ngày sẽ giúp giảm gần một nửa nguy cơ cao huyết áp.
  2. Uống 2 tách trà xanh mỗi ngày sẽ giảm khả năng bị cao huyết áp tới 65%.
  3. Uống trà xanh thường xuyên trong một thời gian dài sẽ giúp cân bằng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương hiệu quả.

Chữa huyết áp cao bằng lá xương sông

Mãng cầu xiêm

Mãng cầu xiêm là một loại trái cây tươi thuộc họ nhà na, loại quả này có quanh năm ở khu vực miền Tây nước ta. Mãng cầu xiêm có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: Vitamin B1, B2, C.

Trong 100 gram thịt mãng cầu xiêm có chứa:

  • Vitamin C: 20,6 gram.
  • Kali: 278 mg.
  • Canxi: 14mg.
  • Chất xơ ăn kiêng: 3,3 gram.
  • Calo: 66.

Mãng cầu xiêm giúp giảm chỉ số huyết áp nhờ có khả năng làm giảm sức cản của mạch máu. Sử dụng lá cây mãng cầu xiêm đem rửa sạch rồi đun lấy nước uống thay nước lọc mỗi ngày giúp ổn định huyết áp tại nhà hiệu quả.

Giảo Cổ lam Tuệ Linh

Cây giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum. Đây là cây thân thảo mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2000m so với mặt nước biển, thân cây khá mảnh. Đây là một loại dược liệu quý hiếm được biết đến với nhiều tác dụng trong ý học có công dụng ổn định huyết áp.

Thành phần của cây Giảo Cổ Lam có  chứa hơn 100 loại Saponin có cấu trúc tương tự nhóm Dammaran có trong nhân sâm. Những hoạt chất này có tác dụng giảm Cholesterol trong máu, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa ở động mạch. Từ đó giúp ổn định huyết áp và lưu thông tuần hoàn máu trên cơ thể hiệu quả.

Nếu sử dụng Giảo Cổ Lam thường xuyên sẽ giúp cơ thể kích thích sản sinh hoạt chất mang tên oxit nitric có công dụng kiểm soát tình trạng cao huyết áp. Bạn có thể lựa chọn trà Giảo Cổ Lam dùng uống thay nước lọc mỗi ngày.

giao-co-lam-tue-linh
Giảo cổ lam tuệ linh

Hiện nay trên thị trường có bán sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh có công dụng hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp hiệu quả và an toàn do được bào chế từ thảo dược thiên nhiên

Với thành phần Giảo cổ lam được sản xuất theo công nghệ độc quyền, khép kín, 100% nguyên liệu được trồng tự nhiên tại các vùng núi Sơn La, Mộc Châu,…Giảo cổ lam Tuệ Linh là sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO, tự hào được Slovakia cấp giấy phép xuất khẩu sang Đức, hứa hẹn tương lai sáng lạn của loại thảo dược này.

Hơn thế nữa, để bảo tồn một dược liệu quý và cũng là để đáp ứng nhu cầu sử dụng Giảo cổ lam chăm sóc sức khỏe ngày càng cao trong cộng đồng Việt, Công ty TNHH Tuệ Linh đã chọn vùng đất Mộc Châu, Sơn La (nơi có khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với sự phát triển của cây Giảo cổ lam) để đầu tư xây dựng chuẩn hóa vùng nguyên liệu sạch Giảo cổ lam 5 lá theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới GACP – WHO, đạt tiêu chí 5 không:

  • Không phân bón.
  • Không thuốc diệt cỏ.
  • Không thuốc trừ sâu.
  • Nguồn nước không ô nhiễm.
  • Không khí không ô nhiễm.

Hiện nay, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế dưới hai dạng gồm: lá trà pha và viên uống thảo dược.  XEM DANH SÁCH NHÀ THUỐC BÁN GIẢO CỔ LAM TẠI ĐÂY

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 18001190 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

]]>
https://www.giaocolam.vn/chua-huyet-ap-cao-bang-la-xuong-song.html/feed 0
Uống trà đường có giúp hạ huyết áp cao không? https://www.giaocolam.vn/cao-huyet-ap-uong-tra-duong.html https://www.giaocolam.vn/cao-huyet-ap-uong-tra-duong.html#respond Fri, 12 Jul 2024 03:15:49 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=4601 Nhiều người mách nhau rằng, dùng trà đường để hạ huyết áp khi huyết áp tăng cao đột ngột. Tuy nhiên, đây liệu có phải thói quen tốt cho người cao huyết áp? Có nên uống trà đường khi bị huyết áp cao không? Cùng theo dõi ngay sau đây để giải đáp nhé.

yeu-to-gay-cao-huyet-ap

Đường ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng tăng huyết áp. Khi bạn nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ làm tăng huyết áp (huyết ấp tâm thu khoảng 6,9mmHg và huyết áp tâm trương tăng khoảng 5,6 mmHg).

Về cơ bản, có hai loại đường bao gồm đường glucose và fructose. Cơ thể con người có khả năng sản xuất ra glucose và sử dụng chúng vào các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Glucose có thể được chuyển hóa bởi tất cả các tế bào của cơ thể, còn fructose chỉ có thể được chuyển hóa bởi gan. Chính bởi vậy, khi bạn bổ sung quá nhiều thực phẩm có nguồn gốc fructose sẽ tăng áp lực cho gan, tăng nồng độ axit uric trong máu, làm tăng nhịp tim tạo ra sự tương tác lam tăng huyết áp và tăng nhu cầu oxy với cơ tim.

Việc tiêu thụ quá nhiều đường vào cơ thể sẽ mang lại những nguy cơ bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan và chất lượng cuộc sống.

➤ Chi tiết hơn trong bài viết: Mối quan hệ giữ tiểu đường và huyết áp

Uống trà đường có hạ huyết áp không?

Vậy, người bị cao huyết áp có nên uống trà đường không? Câu trả lời là “Không”. Thêm đường vào trà có thể làm tăng huyết áp một cách nhanh chóng. Đối với người cao huyết áp, uống trà đường có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, và đột quỵ.

Ngược lại, trà đường lại được khuyến khích cho những người bị hạ huyết áp do hạ đường huyết. Trà đường giúp tăng lượng đường trong máu, hỗ trợ sơ cứu người bị hạ đường huyết. Tuy nhiên, trà đường chỉ có tác dụng với trường hợp hạ huyết áp do hạ đường huyết. Nếu hạ đường huyết do nguyên nhân khác, việc uống trà đường không những không hiệu quả mà còn có thể gây nguy hiểm.

Cao huyết áp uống trà không thêm đường được không?

Dù trà đường không phù hợp cho người bị cao huyết áp nhưng các loại trà không thêm đường lại rất lý tưởng cho nhóm bệnh nhân này. Sử dụng trà không đường hàng ngày một cách hợp lý, cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục đều đặn, có thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Trà là một loại đồ uống tự nhiên, không chứa calo và rất ít đường, đặc biệt khi không thêm đường vào. Các loại trà như trà xanh, trà đen, và trà thảo mộc chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Điều này đặc biệt hữu ích cho người bị cao huyết áp, bởi vì huyết áp cao thường liên quan đến viêm nhiễm và căng thẳng trong hệ thống tim mạch.

Lựa chọn trà không đường và hạn chế sử dụng đường trong chế độ ăn uống là điều quan trọng. Đường có thể dẫn đến tăng cân và tăng huyết áp, như đã được đề cập. Thay vì dùng đường, người bị cao huyết áp nên tập trung vào chế độ ăn giàu rau xanh, hoa quả, thực phẩm ít natri và hạn chế thực phẩm chứa đường và thức ăn nhanh.

➤ Tìm hiểu chi tiết: Huyết áp cao đột ngột phải làm sao?

Bị huyết áp cao nên uống gì?

tac-dung-cua-giao-co-lam
Giảo cổ lam có nhiều tác dụng tốt đôi với sức khỏe.

Khi bị huyết áp cao, thay vì uống nước đường, bạn có thể sử dụng các loại nước (trà) khác, tốt hơn cho tim mạch, có thể hạ huyết áp của mình.

  • Nước chanh: Nước chanh có xu hướng làm sạch các tế bào của bạn. Hơn nữa, nó được biết là làm cho các mạch máu mềm và linh hoạt, làm giảm huyết áp hơn nữa. Nước chanh có chứa vitamin C, hoạt động như một chất chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể. Một ly nước chanh mỗi sáng có thể giúp điều chỉnh mức huyết áp.
  • Nước ép lựu: lựu là trái cây thanh mát, nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe cơ thể, thường xuyên uống nước ép lựu có thể làm giảm đáng kể huyết áp.
  • Nước râu ngô: Uống nước râu ngô hàng ngày giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, lợi mật, giải độc rất tốt. Hơn thế, đây còn được ví như ” thượng dược” trong các vị thuốc điều trị bệnh tim mạch, huyết áp. Râu ngô đặc biệt có khả năng giúp ổn định huyết áp nhanh chóng cho bệnh nhân tăng huyết áp đột ngột.
  • Nước ép củ cải đường: Củ cải đường rất cần thiết trong việc điều hòa huyết áp vì chúng có chứa nitrat. Sau khi tiêu thụ, nitrat có trong củ cải chuyển thành nitrit, giúp thư giãn mô cơ và tạo điều kiện tăng lưu lượng máu, kali và folate có trong của cải đường cũng có tác dụng kiểm soát huyết áp hiệu quả.
  • Trà giả cổ lam: Sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric- hợp chất này đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định huyết áp. Ngoài ra, trà giảo cổ lam còn có tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao, điều trị tiểu đường type 2, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, …

➤ Tìm hiểu chi tiết: Người bị huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh?

Tóm lại, trong bất kỳ tình huống cấp cứu nào bạn cũng cần bình tĩnh để xử trí cho đúng đắn. Với trường hợp người bệnh tăng huyết áp thì không nên uống trà đường hay nạp nhiều đường vào cơ thể. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng tốt cho tim mạch, tập thể dục và đo huyết áp thường xuyên cũng là cách ngăn ngừa huyết áp cao và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

]]>
https://www.giaocolam.vn/cao-huyet-ap-uong-tra-duong.html/feed 0
Bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì? https://www.giaocolam.vn/cao-huyet-ap-an-qua-gi.html https://www.giaocolam.vn/cao-huyet-ap-an-qua-gi.html#comments Thu, 11 Jul 2024 10:22:30 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=3440 Để cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể, bạn không nên bỏ qua các loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, với bệnh nhân cao huyết áp, cần lựa chọn loại trái cây phù hợp nhằm cải thiện sức khỏe tim mạch. Sau đây là danh sách những loại quả tốt cho người bệnh.

Lợi ích chọn trái cây đúng cho người cao huyết áp

Một thể trạng sức khỏe tốt sẽ giúp bạn phòng chống được rất nhiều bệnh tật, trong đó bao gồm cả tình trạng cao huyết áp. Để làm được điều này, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là rất quan trọng.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân cao huyết áp nên ăn nhiều trái cây và rau xanh vì chúng bổ sung nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ cần thiết. Một số trường hợp, bệnh nhân lười ăn hoặc không thích rau xanh thì trái cây trở thành sự lựa chọn hợp lý.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người ăn nhiều trái cây tươi chưa qua chế biến có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển cao huyết áp hơn so với những người tiêu thụ ít nhóm thực phẩm này.

Một số loại trái cây đặc biệt tốt cho người cao huyết áp như: táo, lê, nho, trái cây thuộc họ cam quýt, kiwi,… Nếu chọn đúng các loại trái cây này, chúng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh như:

  • Hạ huyết áp tâm trương nhờ chứa axit citric, khoáng chất kali hay hợp chất flavanoid
  • Thư giãn mạch máu và giúp động mạch trở nên linh hoạt.
  • Thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh lý về tim mạch như bệnh động mạch vành, suy tĩnh mạch mãn tính
  • Làm giảm cholesterol máu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch.

Người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra một số trái cây giúp giảm huyết áp cao hiệu quả. Bạn có thể bổ sung chúng vào thực đơn hàng ngày để huyết áp nhanh hạ.

1. Quả mọng

Các loại quả mọng như: việt quất, dâu tây có chứa các hợp chất chống oxy hóa flavonoid như anthocyanil.

Nghiên cứu trên 34.000 người bị huyết áp cao chỉ ra rằng với những người có lượng anthocyanil hấp thụ cao nhất( chủ yếu từ dâu tây và việt quất) đã giảm 8% nguy cơ tăng huyết áp so với những người không hoặc hấp thụ ít anthocyanil.

Bổ sung quả mọng như một món ăn nhẹ, ăn trực tiếp hoặc thêm chúng vào các công thức sinh tố. Vì vậy, hãy thưởng thức quả mọng như một món ăn nhẹ hoặc món ngọt sau bữa ăn như một cách điều trị tăng huyết áp đơn giản. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm chúng vào sinh tố và bột yến mạch.

2. Chuối

Chuối là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến ở nước ta. Loại quả này chứa nhiều tinh bột, pectin, các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, B, C,… Đặc biệt, chuối tiêu giúp thanh nhiệt, giảm huyết áp và cholesterol trong máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra hàm lượng kali trong chuối có khả năng giảm huyết áp. Khảo sát cũng cho thấy ở nhóm người thường xuyên ăn chuối tiêu từ 1-2 quả mỗi ngày có tỉ lệ tai biến mạch máu não do huyết áp cao thấp hơn hẳn so với những người không ăn chuối khoảng 23,6%.

Chuối ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể dùng làm các món sinh tố. Hoặc vỏ chuối phơi khô sau đó sắc uống trong 2 tuần.

3. Kiwi

Nghiên cứu đã chỉ ra bổ sung một khẩu phần kiwi vào thực đơn hàng ngày có thể giúp giảm huyết áp ở những người huyết áp cao ở mức độ nhẹ.

Thí nghiệm so sánh giữa tác dụng của táo và kiwi đối với những người huyết áp cao cho thấy ăn 3 quả kiwi mỗi ngày trong 8 tuần giúp giảm huyết áp tương đương với việc ăn 1 quả táo mỗi ngày trong cùng khoảng thời gian.

Bên cạnh đó, kiwi cũng giàu vitamin C giúp cải thiện chỉ số huyết áp với những người tiêu thụ khoảng 500mg vitamin mỗi ngày trong khoảng 2 tháng.

4. Dưa hấu

Dưa hấu có chứa axit amin có tên là citruline, có tác dụng kiểm soát huyết áp cao. Cutriline giúp cơ thể sản xuất oxit nitric- giúp thư giãn mạch máu và giúp động mạch trở nên linh hoạt, hỗ trợ lưu lượng máu tuần hoàn và từ đó điều trị huyết áp cao.

Một cuộc nghiên cứu được thực hiện ở những người trưởng thành bị béo phì và tăng huyết áp nhẹ, khi họ bổ sung một khẩu phần dưa hấu hàng ngày cho kết quả hạ huyết áp ở động mạch cánh tay và mắt cá chân rõ rệt.

Bạn có thể lựa chọn ăn dưa hấu trực tiếp hoặc chế biến chúng thành salad hoa quả hoặc các món sinh tố cùng các các loại quả giàu dinh dưỡng khác.

5. Lựu

Một nghiên cứu năm 2012, khi cho những người tham gia thử nghiệm uống một cốc nước ép lựu mỗi ngày đều đặn trong một tháng có thể giúp điều chỉnh huyết áp ổn định hơn. Các nhà khoa học lý giải tác dụng của lựu với huyết áp đến từ hàm lượng lớn polyphenol có trong loại quả thơm ngon này.

Lựu ngoài việc bóc vỏ ăn trực tiếp có thể làm nước ép lựu, salad lựu, cocktail lựu,…

Cách làm sinh tố lựu:

  • Nguyên liệu: 2 trái lựu chín, 1 trái chanh vàng, 1 muỗng đường
  • Cách thực hiện: Lựu bỏ vỏ, lấy hạt. Chanh rửa sạch, cắt lát. Cho hạt lựu vào máy say sinh tố say thật nhuyễn, thêm vào một muỗng đường, sau đó lọc bằng rây để lấy phần nước. Rót ra ly sau đó thêm vài lát chanh cùng đá là có thể thưởng thức.

6. Táo, lê

Táo là trái cây chứa hơn 10 loại dinh dưỡng quan trọng như axit malic, axit citric, các loại vitamin A, B, C,… Ăn một quả táo mỗi ngày giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ chống xơ vữa động mạch. Nghiên cứu mới đây cũng đã chỉ ra tác dụng của táo đối với việc ổn định huyết áp, đặc biệt là với những người có thói quen ăn mặn. Táo có hàm lượng kali dồi dào có thể giúp đào thải natri dư thừa khỏi cơ thể. Đây thực sự là thực phẩm có ích cho bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành và huyết áp cao.

Lê là trái cây có tác dụng thanh nhiệt, giảm lo âu, hạ huyết áp. Đặc biệt với những ai có huyết áp cao đi kèm các chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, hồi hộp đánh trống ngực thì nên bổ sung loại quả này hàng ngày.

Hãy thêm táo, lê hay chế biến các thức uống thơm ngon từ chúng bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bạn để ngăn ngừa huyết áp cao hiệu quả.

7. Nho

Trong nho có chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin C, carotene, các chất chống oxy hóa và các hợp chất phenol. Nho là nguồn thực phẩm dồi dào kali, giúp giảm huyết áp hiệu quả, lợi niệu. Bạn có thể bổ sung nho tươi hoặc nho khô đều được.

Nho là thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch. Chất chống oxy hóa flavonoid có nhiều ở vỏ, hạt nho. Hiện nay, người ta dùng chiết xuất hạt nho để hạ đường huyết, hạ huyết áp và điều trị các bệnh lý về tim mạch như bệnh động mạch vành, suy tĩnh mạch mãn tính.

8. Cam, quýt

Cam quýt là loại trái cây phổ biến, có chứa nhiều vitamin C, axit citric, và rất nhiều hoạt chất sinh học khác thiết yếu đối với cơ thể. Đặc biệt với những bệnh nhân huyết áp cao do viêm gan mạn tính, trái cây họ cam quýt có tác dụng tăng cường khả năng giải độc của gan, ngăn xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa và giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa.

☛ Bài liên quan: Huyết áp cao uống nước cam được không?

9. Bơ

Bơ có chứa hàm lượng kali, các chất chống oxy hóa và vitamin phong phú. Carotene lutein có trong bơ giúp bảo vệ thị lực, giảm nguy cơ đột quỵ. Lương kali và chất chống oxy hóa ở bơ giúp ngăn ngừa huyết áp cao, axit oleic có trong bơ giúp hạ cholesterol máu, giảm căng thẳng và chống viêm. Ngoài ra, bơ còn giúp phòng chống bệnh tiểu đường, các bệnh về đường ruột.

10. Xoài

Trong xoài có chứa chất xơ và beta-carotene, cả hai chất dinh dưỡng này rất hiệu quả trong việc hạ huyết áp. Ngoài ra, ăn xoài còn có thể làm đẹp da, cải thiện trí nhớ, phòng ngừa tiểu đường, ngăn ngừa đột quỵ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho sức khỏe của mắt.

Lưu ý trong chế độ ăn uống cho người huyết áp cao

Bên cạnh danh sách các loại trái cây nên ăn, thì chế độ ăn uống cũng là điều quan trọng mà người cao huyết áp cần chú ý đến.

Cụ thể, một số điều cần lưu ý trong chế độ ăn uống cho người huyết áp cao bao gồm:

  • Hạn chế ăn nhiều muối, bao gồm cả muối nêm vào thức ăn hay muối có trong thực phẩm chế biến sẵn.
  • Giảm tiêu thụ đường và thực phẩm giàu đường vì ăn nhiều đường khiến bạn dễ tăng cân và tác động xấu đến tình trạng tăng huyết áp.
  • Hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa có trong mỡ động vậy bởi chúng có thể khiền nồng độ cholesterol tăng lên.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết, tốt cho sức khỏe.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm có chứa canxi, magie và kali vào bửa ăn hàng ngày, chúng đều là những khoáng chất tốt cho tình trạng cao huyết áp.
  • Không sử dụng các loại đồ uống chứa cồn như bia, rượu, cà phê, trà đặc,… Thay vào đó, thay thế bằng thức uống có tác dụng hạ huyết áp, tốt cho sức khỏe như trà hạt sen, trà xanh, trà hoa cúc,…
  • Tránh xa khói thuốc lá.

☛ Tham khảo đầy đủ: Chế độ ăn uống cho người huyết áp cao

Kết luận: Trên đây là 10 loại trái cây có thể giúp ích cho việc cải thiện số đo huyết áp của bạn. Hãy bổ sung chúng vào thực đơn hàng ngày một cách khoa học. Bên cạnh đó, để huyết áp giữ được sự ổn định, bạn cũng cần giữ chế độ ăn uống lành mạnh, cân nặng hợp lý và tăng cường thể dục thể thao.

]]>
https://www.giaocolam.vn/cao-huyet-ap-an-qua-gi.html/feed 8
Top các thực phẩm dành cho người huyết áp cao https://www.giaocolam.vn/dinh-duong-cho-nguoi-huyet-ap-cao.html https://www.giaocolam.vn/dinh-duong-cho-nguoi-huyet-ap-cao.html#comments Mon, 08 Jul 2024 02:38:12 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=3778 Huyết áp cao không thể trị khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát tốt nếu kiên trì thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh và lựa chọn những thực phẩm phù hợp. 

Thực phẩm tác động đến huyết áp như thế nào?

Muốn điều trị cao huyết áp hiệu quả nhất, trước hết người bệnh cần xác định đâu là nguyên nhân gây bệnh. Nói đến nguyên nhân dẫn tới huyết áp tăng cao có rất nhiều yếu tố bao gồm: tâm lý, stress, lối sống không lành mạnh, đặc biệt một chế độ ăn quá mặn, nhiều chất béo và các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,… là yếu tố khiến tình trạng cao huyết áp trở nên tồi tệ hơn. Cụ thể:

  • Thực phẩm chứa nhiều muối có tính hút nước khiến người ăn mặn phải uống nhiều nước hơn. Điều này dẫn đến tăng thể tích máu và tăng áp lực lên thành mạch. Hiện tượng nà kéo dài sẽ làm tăng huyết áp. Chưa kể đến ăn quá nhiều muối còn làm giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp.
  • Thực phẩm giàu chất béo là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng thừa cân béo phì hiện nay. Có thể bạn chưa biết nhưng béo phì và cao huyết áp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mô mỡ ở người thừa cân béo phì tiết ra chất có chức năng nội tiết quan trọng, gây nên tình trạng đề kháng insulin dẫn đến tăng huyết áp.
  • Hút thuốc: Nicotin là chất gây nghiện, làm kích thích sản sinh adrenaline khiến tim đập nhanh, từ đó gây nên cao huyết áp.
  • Rượu bia: Nồng độ cồn trong rượu bia sẽ khiến hoạt động bơm máu của tim không đều, tim đập nhanh hơn gây nên cao huyết áp

Ngược lại, nếu lựa chọn được đúng thực phẩm nên ăn sẽ giúp:

  • Hạn chế quá trình tăng huyết áp, duy trì được huyết áp mục tiêu và giúp làm ổn định huyết áp.
  • Giảm tối đa nguy cơ biến chứng từ bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận hoặc mù lòa.
Như vậy, việc xác định được thực phẩm nào nên ăn, thực phẩm nào cần tránh là rất quan trọng đối với bệnh nhân cao huyết áp, nó sẽ đem lại hiệu quả lâu dài trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, đồng thời kiểm soát huyết áp ở mức ổn định.

Top 15 thực phẩm người bị huyết áp cao nên ăn

1. Các loại cá béo

Trong cá béo chứa hàm lượng lớn axit béo omega 3 có tác dụng hạ huyết áp bằng cách giảm viêm và giảm mức độ hoạt động của oxylipin – một hợp chất gây co mạch. Cơ chế này khiến huyết áp giảm.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chứng mình: người có nồng độ axit béo omega 3 cao thì mức huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương thấp hơn đáng kể so vơi người có ít chất béo này trong cơ thể.

Vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp nên bổ sung các loại cá béo vào chế độ ăn uống hàng ngày. chúng bao gồm: cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu,….

2. Chuối

Chuối là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến ở nước ta. Loại quả này chứa nhiều tinh bột, pectin, các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, B, C,… Đặc biệt, chuối tiêu giúp thanh nhiệt, giảm huyết áp và cholesterol trong máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra hàm lượng kali trong chuối có khả năng giảm huyết áp. Khảo sát cũng cho thấy ở nhóm người thường xuyên ăn chuối tiêu từ 1-2 quả mỗi ngày có tỉ lệ tai biến mạch máu não do huyết áp cao thấp hơn hẳn so với những người không ăn chuối khoảng 23,6%.

Chuối ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể dùng làm các món sinh tố. Hoặc vỏ chuối phơi khô sau đó sắc uống trong 2 tuần.

3. Kiwi

Nghiên cứu đã chỉ ra bổ sung một khẩu phần kiwi vào thực đơn hàng ngày có thể giúp giảm huyết áp ở những người huyết áp cao ở mức độ nhẹ.

Thí nghiệm so sánh giữa tác dụng của táo và kiwi đối với những người huyết áp cao cho thấy ăn 3 quả kiwi mỗi ngày trong 8 tuần giúp giảm huyết áp tương đương với việc ăn 1 quả táo mỗi ngày trong cùng khoảng thời gian.

Bên cạnh đó, kiwi cũng giàu vitamin C giúp cải thiện chỉ số huyết áp với những người tiêu thụ khoảng 500mg vitamin mỗi ngày trong khoảng 2 tháng.

4. Quả mọng

Các loại quả mọng như: việt quất, dâu tây có chứa các hợp chất chống oxy hóa flavonoid như anthocyanil.

Nghiên cứu trên 34.000 người bị huyết áp cao chỉ ra rằng với những người có lượng anthocyanil hấp thụ cao nhất( chủ yếu từ dâu tây và việt quất) đã giảm 8% nguy cơ tăng huyết áp so với những người không hoặc hấp thụ ít anthocyanil.

Bổ sung quả mọng như một món ăn nhẹ, ăn trực tiếp hoặc thêm chúng vào các công thức sinh tố. Vì vậy, hãy thưởng thức quả mọng như một món ăn nhẹ hoặc món ngọt sau bữa ăn như một cách điều trị tăng huyết áp đơn giản. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm chúng vào sinh tố và bột yến mạch.

5. Rau xanh

Rau xanh là thực phẩm gần gũi trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Chúng không chỉ giàu chất xơ, các khoáng chất mà đặc biệt các loại rau có màu xanh đậm có chứa nhiều kali. Chúng giúp trung hòa natri trong cơ thể, loại bỏ bớt lượng natri trong thận thông qua đường nước tiểu, mà natri được biết là nếu nồng độ quá cao dễ dẫn tới cao huyết áp.

Các loại rau tốt cho người huyết áp cao lại dễ mua, dễ kiếm: rau cải cúc, rau diếp, cần tây, xúp lơ, cải thìa,….

6. Cà rốt

Trong cà rốt chứa nhiều hợp chất phenllic, chẳng hạn như caffeic, p-coumaric và axit chlorogenic – những hợp chất này có tác dụng làm thư giãn mạch máu, giảm viêm và giảm huyết áp cao.

Cà rốt có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên các chuyên gia khuyến nghị người cao huyết áp nên ăn sống cà rốt hoặc uống nước éo cà rốt tươi hàng ngày giúp làm giảm huyết áp cao nói chung và chỉ số  huyết áp tâm thu nói riêng. .

7. Các loại đậu

Đậu được xem là nguồn cung cấp protein thực vật dồi dào – 1 lựa chọn thay thế hoàn hảo đối với người không ăn được protein từ động vật.

Không chỉ vậy, đậu còn giàu chất xơ, kali, magie – đây đều là các hoạt chất có tác dụng tốt đối với bệnh cao huyết áp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn đậu sẽ làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trường ở bệnh nhân cao huyết áp.

Bạn có thể bổ sung bất cứ loại đậu nào vào chế độ ăn uống bao gồm: đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, đậu hà lan,….

8. Yến mạch

Yến mạch là loại thực phẩm giàu chất xơ, có hàm lượng chất béo và natri thấp rất tốt cho người huyết áp cao.

Với những người béo phì, yến mạch cũng hỗ trợ giảm cân. Bạn nên ăn cháo yến mạch vào buổi sáng để có thể bổ sung năng lượng và giúp điều chỉnh huyết áp buổi sáng.

Lưu ý: Không nên thêm các loại hoa quả tươi ăn kèm với cháo bột yến mạch.

9. Sữa không đường

Sữa không đường cung cấp nhiều canxi lại ít chất béo, rất phù hợp với người huyết áp cao.

Thay vì ăn các loại sữa có hàm lượng chất béo cao, bạn nên lựa chọn những loại sữa ít béo như sữa chua. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ở những người phụ nữ dùng ≥ 5 hộp sữa chua /tuần giúp giảm nguy cơ mắc cao huyết áp đến 20% so với những phụ nữ không dùng sữa chua.

10. Sữa chua hy lạp

Khác với sữa chua thông thường, sữa chua Hy Lạp giàu dinh dưỡng hơn rất nhiều, đặc biệt là làm lượng lớn canxi và kali có tác dụng điều chỉnh huyết áp. Thậm chí, khi tiêu thụ 3 khẩu phần sữa chua Hy Lạp mỗi ngày còn làm giảm nguy nguy cơ mắc huyết áp cao.

11. Dưa hấu

Dưa hấu có chứa axit amin có tên là citruline, có tác dụng kiểm soát huyết áp cao. Cutriline giúp cơ thể sản xuất oxit nitric- giúp thư giãn mạch máu và giúp động mạch trở nên linh hoạt, hỗ trợ lưu lượng máu tuần hoàn và từ đó điều trị huyết áp cao.

Một cuộc nghiên cứu được thực hiện ở những người trưởng thành bị béo phì và tăng huyết áp nhẹ, khi họ bổ sung một khẩu phần dưa hấu hàng ngày cho kết quả hạ huyết áp ở động mạch cánh tay và mắt cá chân rõ rệt.

Bạn có thể lựa chọn ăn dưa hấu trực tiếp hoặc chế biến chúng thành salad hoa quả hoặc các món sinh tố cùng các các loại quả giàu dinh dưỡng khác.

12. Củ cải đường

Củ cải đường có chứa nhiều chất xơ, khoáng chất thiết yếu giúp bổ sung sinh dưỡng cho sức khỏe.

Trong thành phần của củ cải đường có chứa nitrat, khi uống nước ép củ cải đường nitrat chuyển hóa thành oxit nitric có khả năng làm thư giãn mạch máu dẫn tới giảm huyết áp.

13. Hạt bí ngô

Trong các loại hạt dinh dưỡng, hạt bí ngô luôn được ưu tiên là thực phẩm tốt cho người huyết áp cao bởi thành phần chứa nhiều kali, magie, arginine  – đều là những hợp chất có tác dụng kiểm soát chỉ số huyết áp hiệu quả. Bổ sung 3g gạt bí ngô mỗi ngày trong vòng 6t tuần còn có thể giảm đáng kể chỉ số huyết áp tâm thu.

14. Hạt dẻ cười

Một loại hạt nữa cũng được xếp và danh sách cách thực phẩm mà người cao huyết áo nên ăn đó là hạt dẻ cười. Loại hạt này có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, những chất dinh dưỡng trong hạt dẻ cười điều cần thiết cho sức khỏe tim mạch và điều hòa huyết áp, đặc biệt phải kể đến kali.

Việc thiêu thụ hạt dẻ cười có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp ở chỉ số an toàn. Trong một đánh giá mới đây cho thấy, ăn hạt dẻ cười làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

15. Sô cô la đen

Socola có tỉ lệ ca cao từ 70% trở lên có ý nghĩa sức khỏe lớn. Chúng giàu chất chống oxy hóa, giàu flavonoids giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch đến 35%. Tiêu thụ socola đen thường xuyên cũng giúp cải thiện lưu thông mạch máu, ngăn ngừa tắc nghẽn, giảm áp lực lên tim, hỗ trợ điều trị huyết áp cao. Nghiên cứu của Grassi tại Ý trên một nhóm người trẻ khỏe mạnh, cho kết quả dùng socola đen có thể giảm 4,7mmHg huyết áp tâm thu và 2,8mmHg huyết áp tâm trương.

Bị cao huyết áp nên kiêng gì?

Để cải thiện tình trạng bệnh, bên cạnh những thực phẩm nên ăn bạn cần ghi nhớ hạn chế những thực phẩm sau đây:

  • Muối: Sử dụng quá nhiều muối khiến nước bị giữ trong lòng mạch, tăng áp lực máu trong lòng mạnh khiến huyết áp tăng cao. Bạn cần giảm muối trong chế độ ăn, chế biến món ăn các món hấp luộc, không nên chấm nước mắm mặn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Các món ăn như thịt nguội, xúc xích, giò, chả, bò khô, tôm khô… thường chứa nhiều muối, chất phụ gia và bảo quản đều không tốt cho người tăng huyết áp. Bạn nên loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
  • Thực phẩm nhiều chất béo và đường: Dung nạp nhiều thực phẩm nhóm này là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì, tăng cholesterol trong máu… Béo phì làm cơ thể nặng nề, phải bơm nhiều máu hơn gây căng thẳng cho các mạch máu, làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
  • Rượu bia, thuốc lá: Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu làm khởi phát những cơn tăng huyết áp và biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe như nhồi máu cơ tim, tai biến. Vì vậy, người bệnh tăng huyế áp cần lưu ý hạn chế tối đa rượu bia và thuốc lá.

Để giảm và suy trì chỉ số huyết áp về mức an toàn và ổn đình thì ngoài quan tâm đến yếu tố dinh dưỡng, người bệnh cũng cần lưu ý thay đổi lối sống sinh hoạt hợp lý. Đồng thời, thường xuyên đo huyết áp giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh, từ đó chủ động có những biện pháp đối phó kịp thời nếu huyết áp tăng đột ngột, từ đó ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912571190 hoặc 0839561247 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

]]>
https://www.giaocolam.vn/dinh-duong-cho-nguoi-huyet-ap-cao.html/feed 2
Bài thuốc chữa cao huyết áp bằng giảo cổ lam hiệu quả! https://www.giaocolam.vn/bai-thuoc-chua-cao-huyet-ap-bang-giao-co-lam.html https://www.giaocolam.vn/bai-thuoc-chua-cao-huyet-ap-bang-giao-co-lam.html#respond Thu, 13 Jun 2024 08:10:53 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=9529 Giảo cổ lam được cả y học truyền thống và hiện đại khẳng định tác dụng ổn định huyết áp. Vậy người cao huyết áp sử dụng bài thuốc từ giảo cổ lam như thế nào để chữa bệnh cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu nhé! 

Chữa cao huyết áp bằng giảo cổ lam có hiệu quả?

Cao huyết áp là bệnh lý phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh thận… Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh giảo cổ lam là thảo dược hỗ trợ điều trị hiệu quả nhờ các cơ chế sau:

1. Hạ huyết áp an toàn: Gypenosides trong giảo cổ lam giúp giãn mạch, giảm nhịp tim, giảm sức cản ngoại vi và tăng hiệu quả tống máu. Theo nghiên cứu khác của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt của Mỹ kết luận “Giảo cổ lam giúp cơ thể sản xuất oxit nitric, giãn mạch và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nhờ đó mà huyết áp được hạ xuống và duy trì ở mức an toàn”.

2. Cải thiện các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Giảm cân, béo phì: Hoạt hóa men AMPK tăng chuyển hóa mỡ và đường thành năng lượng, hỗ trợ giảm cân.
  • Giảm đường huyết: Hoạt chất phanosid kích thích tuyến tụy tiết insulin, ổn định đường huyết cho người tiểu đường type 2.
  • Giảm mỡ máu, ngừa xơ vữa động mạch: Giúp giảm cholesterol xấu (LDL), triglyceride, cải thiện sức khỏe tim mạch.

Giảo cổ lam thường được sử dụng làm trà để cải thiện cao huyết áp

Sử dụng trà giảo cổ lam thường xuyên không chỉ giúp bạn hạ huyết áp hiệu quả mà còn giúp bào mòn các mảng xơ vữa, giúp mạch máu trơn láng, giúp máu lưu thông một cách dễ dàng – phòng ngừa nguy cơ tăng huyết áp.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp cao, ổn định huyết áp

Bài thuốc chữa cao huyết áp bằng giảo cổ lam

Không thể phủ nhận những công dụng quý của giảo cổ lam đối với sức khỏe con người, đặc biệt là khả năng cải thiện huyết áp cao hiệu quả. Giảo cổ lam có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các dược liệu khác để tăng hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc từ giảo cổ lam giúp hạ huyết áp an toàn:

1. Dùng độc vị giảo cổ lam

– Dùng giảo cổ lam tươi:

  • Giảo cổ lam tươi chuẩn bị 20 – 25g.
  • Rửa sạch giảo cổ lam và để ráo nước.
  • Cho vào ấm sắc cùng nước lọc.
  • Uống trong ngày, nên uống khi còn ấm.

– Dùng giảo cổ lam khô:

  • Giảo cổ lam khô 60 – 70g
  • Rửa giảo cổ lam với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
  • Cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước cho tới khi sôi 5 – 10 phút là có thể sử dụng được.

Ngoài sắc uống, bạn hãm trà giảo cổ lam bằng cách cho giảo cổ lam vào ấm rồi tráng với nước sôi để loại bỏ tạp chất. Sau đó, cho nước sôi vào hãm. Sử dụng khi còn ấm, trà giảo cổ lam có mùi vị thơm ngon. Có thể sử dụng trà giảo cổ lam thay nước uống hàng ngày. Để mang lại hiệu quả tốt, các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên sử dụng vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều giúp tinh thần minh mẫn, tỉnh táo.

2. Bài thuốc từ giảo cổ lam, cà gai leo, xạ đen

Giảo cổ lam kết hợp cà gai leo và xạ đen trong bài thuốc cải thiện huyết áp cao

Giảo cổ lam có thể kết hợp dùng với cà gai leo, cây xạ đen để tăng hiệu quả sử dụng. Cách dùng như sau:

  • Chuẩn bị giảo cổ lam, cà gai leo và xạ đen theo tỉ lệ 3:2:3.
  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
  • Cho tất cả vào ấm đun cùng 1,5 lít nước. Sau khi sôi ủ thêm 30 phút nữa.
  • Dùng uống dần trong ngày.

Lưu ý: Lựa chọn giảo cổ lam sử dụng trong các bài thuốc là loại giảo cổ lam 5 lá được khoa học chứng minh công dụng đối với sức khỏe. Giảo cổ lam 3 lá và 7 lá thành phần dược tính thấp, nên ít được sử dụng trong y học.

3. Bài thuốc từ giảo cổ lam, cỏ ngọt

Sự kết hợp giữa giảo cổ lam và cỏ ngọt không chỉ tạo nên hương vị thơm ngon cho tách trà mà còn nâng cao hiệu quả cải thiện huyết áp cao. Bạn có thể thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị giảo cổ lam 20g, cỏ ngọt 10g.
  • Cho giảo cổ lam và cỏ ngọt vào trong ấm trà, tráng qua nước sôi một lần để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn.
  • Thêm nước sôi vào ấm trà và ủ trong khoảng 10 phút.
  • Uống khi còn ấm

Nước trà giảo cổ lam kết hợp cỏ ngọt rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, bạn có thể uống thay nước trong ngày. Cần lưu ý, không nên sắc hai vị thuốc trên có thể làm mất các hoạt chất quý và giảm mùi vị của dược liệu.

4. Bài thuốc từ giảo cổ lam, dây thìa canh

Hình ảnh dây thìa canh

  • Chuẩn bị giảo cổ lam 25g, dây thìa canh 25g.
  • Giảo cổ lam và dây thìa canh đem rửa sạch, sau đó cho vào ấm đun cùng 1 lít nước.
  • Đun sôi cho tới khi còn khoảng 800ml thì tắt bếp.
  • Để nguội bớt và chia thành 3 phần uống trong ngày, uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.

Giảo cổ lam và dây thìa canh không những có tác dụng ổn định huyết áp mà còn rất tốt với người bệnh tiểu đường, giúp hạ và ổn định đường huyết.

Mặc dù sử dụng giảo cổ lam theo bất cứ cách nào thì khâu lựa chọn nguồn dược liệu phải an toàn, đảm bảo chuẩn sạch, không sâu bệnh, không thuốc hóa học, không chất bảo quản…

Lưu ý khi dùng giảo cổ lam cho người huyết áp cao

Khi sử dụng giảo cổ lam bạn cần chú ý một số điểm sau đây:

  • Uống giảo cổ lam vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để tỉnh táo, minh mẫn, hiệu quả làm việc tốt hơn. Không nên uống trà giảo cổ lam vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh gây khó ngủ.
  • Người bị hạ đường huyết, đường huyết thấp không nên uống giảo cổ lam khi bụng đói. Khi uống có thể thêm chút đường hoặc gừng để uống ngon miệng hơn.
  • Không nên uống trà giảo cổ lam để qua đêm, để quá lâu hoặc đun lại nhiều lần. Khi đó, trà bị biến chất, các dinh dưỡng trong trà không còn nữa  và có thể gây ảnh hưởng xấu tới đường tiêu hóa.
  • Một số đối tượng không nên sử dụng giảo cổ lam như phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, người mắc bệnh tự miễn, người bị rối loạn đông máu…
  • Thông thường, bệnh nhân cao huyết áp có thể mắc một số bệnh lý khác như tiểu đường, tai biến mạch máu, huyết khối… Dùng giảo cổ lam có thể tương tác với một số thuốc sử dụng để điều trị bệnh lý này. Vì vậy, cần nói chuyện với bác sĩ khi muốn sử dụng giảo cổ lam. Không tự ý điều trị bệnh lý khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hay thầy thuốc chuyên môn.

☛ Tham khảo thêm tại: Một số tác dụng phụ của giảo cổ lam

Mua giảo cổ lam ở đâu đảm bảo chất lượng?

Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp an toàn ở người huyết áp cao là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, giảo cổ lam có nhiều loại khác nhau (3 lá, 5 lá, 7 lá). Loại giảo cổ lam có tác dụng tốt cho người huyết áp cao được nói tới ở đây là giảo cổ lam 5 lá – loại này chứa nhiều dược chất và được ứng dụng rộng rãi trong y học.

Hiện nay, trên thị trường có vô số sản phẩm giảo cổ lam với nguồn gốc và chất lượng không rõ ràng, khiến người tiêu dùng băn khoăn khi lựa chọn. Nhiều sản phẩm thậm chí được sản xuất từ nguyên liệu giảo cổ lam 3 lá hoặc 7 lá (chưa được chứng minh về hiệu quả), hoặc chứa tạp chất, tồn dư thuốc trừ sâu và chất bảo quản, gây nguy hại cho sức khỏe, khiến người dùng “tiền mất tật mang”

Vùng trồng giảo cổ lam 5 lá sạch chuẩn GACP – WHO tại Mộc Châu – Sơn La của Tuệ Linh

Để đảm bảo lợi ích sức khỏe từ giảo cổ lam, việc sử dụng nguyên liệu sạch và chất lượng là vô cùng quan trọng. Công ty TNHH Tuệ Linh đã đầu tư xây dựng vùng trồng giảo cổ lam 5 lá đạt chuẩn GACP – WHO tại Mộc Châu – Sơn La, nơi có khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng cho sự phát triển của cây giảo cổ lam.

Vùng nguyên liệu của Tuệ Linh tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chí 5 không:

  • Không sử dụng phân bón hóa học.
  • Không sử dụng thuốc diệt cỏ.
  • Không sử dụng thuốc trừ sâu.
  • Nguồn nước không ô nhiễm.
  • Không khí không ô nhiễm.

Từ vùng nguyên liệu này, Tuệ Linh cho ra đời sản phẩm Trà Giảo cổ lam Tuệ LinhViên Giảo cổ lam Tuệ Linh. Các sản phẩm này không chỉ đảm bảo tiêu chuẩn sạch mà còn được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP – WHO, giúp giữ lại tối đa hoạt chất của giảo cổ lam 5 lá.

Sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh được phân phối ở tất cả các địa điểm trên toàn quốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 0912 571 1900839561247 để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất!

Hi vọng bài biết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn, dù có tiềm năng trong hỗ trợ ổn định huyết áp, nhưng vì có ít nghiên cứu chứng minh chắc chắn nên bạn hãy cân nhắc nếu muốn sử dụng.
]]>
https://www.giaocolam.vn/bai-thuoc-chua-cao-huyet-ap-bang-giao-co-lam.html/feed 0
Huyết áp cao có uống được tâm sen không? https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-uong-tam-sen.html https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-uong-tam-sen.html#respond Tue, 12 Mar 2024 03:38:26 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=9129 Tâm sen là thảo dược quý từ lâu được biết đến với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Nhưng liệu tâm sen có thực sự an toàn và hiệu quả đối với người cao huyết áp? Để giải đáp cho câu hỏi “Huyết áp cao có uống được tâm sen không?” mời bạn đọc cùng Giaocolam.vn phân tích chi tiết ngay dưới đây nhé!

Tác dụng của tâm sen đối với sức khỏe

Trước khi giải đáp “Bị huyết áp cao có uống tâm sen không?” mời bạn đọc cùng tìm hiểu về tâm sen và những công dụng của nó đối với sức khỏe nhé.

Tâm sen hay có các tên gọi khác là tim sen, liên tử tâm, liên tâm, tên khoa học là Plumula Nelumbinis. Đây là phần mầm màu xanh ở bên trong của hạt sen, với phần trên là chồi mầm có màu xanh lục đậm gồm 4 chiếc lá nón úp vào trong, phần dưới là thân mầm và rễ hình trụ có màu vàng nhạt.

Theo y học cổ truyền, tâm sen có vị đắng tính hàn, không độc có tác dụng thanh tâm, an thần, chữa mất ngủ, khát nước sau đẻ do hư nhiệt, giải nhiệt, trừ cảm nắng, thanh nhiệt cơ thể. Tâm sen thường dùng đơn độc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Theo y học hiện đại, trong tâm sen có chứa nhiều hoạt chất asparagine, liensinin, nuciferin và nelumbin … đều tốt cho sức khỏe. Nhờ những hoạt chất này, tâm sen thường dùng hạ huyết áp, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, cải thiện thiếu máu cơ tim.. Cụ thể:

  • Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ: Các hoạt chất có trong tâm sen như asparagin, alkaloid (liensinin, nuciferin và nelumbin) giúp an thần, dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Ổn định huyết áp: Tâm sen có chứa các hoạt chất quý có cơ chế làm giảm áp lực của mạch máu tác động lên thành động mạch và giảm trở lực huyết quản nên giúp hạ huyết áp hiệu quả. Tâm sen còn có tác dụng tăng lượng oxy cho tim, hạn chế thiếu máu cơ tim, cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành…
  • Hỗ trợ cải thiện tiểu đường: Do chứa hoạt chất alkaloid nên nhâm nhi ly trà tâm sen sau ăn giúp bạn hạn chế tình trạng tăng đường huyết.
  • Hạn chế xuất huyết: Chất quercetin và flavonoid có trong tâm sen giúp kiểm soát tình trạng chảy máu trong các mao mạch đồng thời tăng độ bền cho thành mao mạch.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Hoạt chất isoliensinine và liensinin có trong tâm sen giúp cải thiện tình trạng căng thẳng mệt mỏi, tăng độ tập trung khi làm việc. Đồng thời, tâm sen còn có chức năng giảm mỡ hạn chế tích tụ các loại mỡ xấu không tốt cho cơ thể.
  • Hỗ trợ giảm cân: Chất L-carotene trong tâm sen giúp cơ thể hạn chế hấp thu chất béo, carbs không tốt nhờ đó tăng cường trao đổi chất, giúp giảm cân hiệu quả. Dùng tâm sen hàng ngày vừa giúp giữ dáng vừa giúp tăng cường sức khỏe.

Huyết áp cao có uống được tâm sen không?

Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu đẩy lên thành động mạch cao hơn mức bình thường, điều này được xác định khi chỉ số huyết áp tâm thu vượt quá 140mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương vượt quá 90 mmHg. Tuy không gây ra triệu chứng rõ ràng ban đầu nhưng nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe như đột quỵ, tổn thương thận và nhiều vấn đề khác. Vì vậy, điều trị huyết áp cao là một vấn đề rất quan trọng giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Với thắc mắc “Bị huyết áp cao có uống được tâm sen không?” Câu trả lời là “CÓ”. Người bị huyết áp cao có thể sử dụng trà tâm sen, loại trà này không chỉ giúp hạ huyết áp mà còn có tác dụng ổn định tim mạch nhờ các hoạt chất tự nhiên như alkaloid và flavonoid. Những thành phần này giúp thư giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn và giảm căng thẳng, đồng thời hỗ trợ giấc ngủ sâu hơn. Đặc biệt, việc uống trà tâm sen đều đặn còn giúp kiểm soát các triệu chứng nguy hiểm của huyết áp cao như đau đầu, chóng mặt, và hồi hộp.

Tâm sen (tâm của hạt sen) được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ, nhưng các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng nó có thể giúp hạ huyết áp. Các thành phần hoạt tính chính của tâm sen, bao gồm alkaloid nuciferine và neferine, đã được nghiên cứu vì khả năng thư giãn mạch máu và cải thiện tuần hoàn máu, từ đó có tác dụng hạ huyết áp.

Một nghiên cứu vào tháng 11 năm 2016 được công bố trên Tạp chí Y học Tự nhiên Trung Quốc đã cho thấy rằng chiết xuất từ hạt sen có tác dụng giảm đáng kể mức huyết áp. Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng tâm sen giúp ức chế hoạt động của một số enzyme tham gia vào quá trình co bóp mạch máu, từ đó làm giảm áp lực máu. 

Cũng theo y học hiện đại, các hoạt chất Nuciferin, Liensinin, Nelumbin… có trong tâm sen mang lại tác dụng ổn định và kéo dài giấc ngủ. Do đó, nếu bệnh nhân cao huyết áp bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc khi sử dụng tâm sen giúp cải thiện vấn đề này.

Với những lợi ích trên, người cao huyết áp hoàn toàn có thể dùng tâm sen để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý các liệu pháp thảo dược không thể thay thế hoàn toàn các liệu pháp chữa bệnh mà bác sĩ chỉ định. Nếu đang bị huyết áp cao và muốn dùng tâm sen, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để tránh tương tác với thuốc và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

☛ Tham khảo thêm tại: Người bị cao huyết áp nên uống gì?

Hướng dẫn sử dụng tâm sen cho người huyết áp cao

Có 2 cách phổ biến dùng tâm sen cho người huyết áp cao là pha trà và dùng chế biến món ăn. Nếu chưa biết cách sử dụng loại thảo dược này, cùng tham khảo các cách thực hiện sau đây nhé.

1. Pha trà tâm sen

Trà tâm sen độc vị:

  • Chuẩn bị 2 – 3g tâm sen khô, nước sôi khoảng 300ml.
  • Rửa sạch tâm sen, tráng ấm và tách trà bằng nước nóng để giữ nhiệt độ nước khi pha trà có hương vị ngon nhất.
  • Dùng 20ml nước sôi để ngâm trà và lọc bỏ nước trà lần 1.
  • Sau đó, đổ nước sôi vào trà và hãm trong khoảng 10 phút (không nên để quá lâu trà sẽ đắng và khó uống).
  • Ngày uống 1-2 lần.

Trà tâm sen phát huy hiệu quả tốt nhất khi dùng nóng hoặc nguội, hạn chế thêm đường hoặc đá.

Trà tâm sen – mật ong:

Kết hợp tâm sen với mật ong giúp bạn có thức uống vừa ngon mà lại tốt cho sức khỏe. Vị đắng của tâm sen được vị ngọt của mật ong làm dịu bớt giúp ly trà có hương vị lôi cuốn hơn. Cách pha trà tâm sen – mật ong khá đơn giản như sau:

  • Đun sôi 500ml nước để nguội về 95 độ C.
  • Dùng nước sôi tráng tách trà và ly một lượt.
  • Cho 3g tim sen vào tách trà rồi cho 1 ít nước nóng vào lắc nhẹ rồi đổ nước đầu tiên đi.
  • Tiếp theo cho 200ml nước vào tách trà tim sen và đợi chừng 5 phút.
  • Sau 5 phút bạn gạn trà lấy nước rồi pha thêm 1 thìa mật ong vào rồi khuấy đều là bạn đã có một ly trà tâm sen thơm ngon.

Trà tâm sen – hoa hòe – hoa cúc vàng:

Theo đông y, nụ hoa hòe có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện giấc ngủ. Hoa cúc an thần, giúp ổn định huyết áp và ngủ ngon. Một tách trà tâm sen kết hợp hoa hòe, hoa cúc vàng không chỉ giúp bạn cải thiện giấc ngủ mà còn hỗ trợ giảm huyết áp an toàn.

Các bước pha trà như sau:

  • Chuẩn bị 3 – 5g tim sen, hoa hòe khô 10g, hoa cúc khô 5g.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, thêm nước nóng và lắc nhẹ rồi bỏ nước đầu.
  • Cho thêm 500ml nước sôi vào hãm trà trong 15 phút, lấy nước uống hàng ngày.

2. Cháo tâm sen

Ngoài cách pha trà tâm sen bạn có thể thêm tâm sen để nấu cháo giúp cải thiện huyết áp cao. Cách thực hiện như sau đây:

  • Chuẩn bị 5g tâm sen, 100g gạo tẻ.
  • Vo sạch gạo rồi cho vào nồi ninh nhừ thành cháo cùng với tâm sen.
  • Khi cháo chín bạn cho thêm chút đường phèn (tùy khẩu vị từng người), chia thành nhiều phần trong ngày.
Có thể nói rằng cách chế biến tâm sen rất đơn giản, dễ thực hiện. Nhiều người thường dùng tâm sen như một cách bình ổn huyết áp tại nhà. Bên cạnh đó, tâm sen còn chống lão hóa, cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, khó thở, tức ngực, mất ngủ…

☛ Tham khảo thêm tại: Huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì để ổn định?

Lưu ý khi dùng tâm sen cho người huyết áp cao

Dùng tâm sen cho người huyết áp cao cần tuân thủ theo một số lưu ý sau đây nhằm đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao nhé.

  • Dùng đúng liều lượng và thời gian: Mặc dù tâm sen mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không nên lạm dụng nhiều. Chỉ sử dụng tối đa 5g trà tâm sen một ngày và tối đa 5 ngày/tuần. Nếu dùng quá nhiều và trong thời gian dài có thể gây rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mãn tính.
  • Thời điểm uống tâm sen: Tốt nhất bạn nên uống sau bữa ăn, hạn chế uống khi bụng đang đói. Không nên dùng tâm sen khi bạn đang trong tình trạng mất nước, mệt mỏi. Trong trường hợp không khỏe bạn nên tạm ngưng dùng tâm sen và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Đối tượng không dùng tâm sen: Người có tỳ vị suy nhược, người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mạn tính, người huyết áp thấp, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em…
  • Lựa chọn tâm sen chất lượng: Cần đảm bảo mua tâm sen ở địa chỉ tin cậy và đảm bảo chất lượng, tránh sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, bị mốc hỏng. Tâm sen cần bảo quản chỗ khô ráo, thoáng khí và tránh ánh nắng mặt trời.
  • Tư vấn bác sĩ trước: Trước khi dùng tâm sen, bạn nên thảo luận với bác sĩ của mình về ý định sử dụng thảo dược này để quản lý huyết áp. Đặc biệt, người bệnh huyết áp cao không nên coi đây là phương pháp điều trị chính mà chỉ là biện pháp hỗ trợ.
  • Theo dõi sức khỏe: Trong quá trình dùng tâm sen bạn cần theo dõi sức khỏe của mình. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy ngưng sử dụng và liên hệ ngay với bác sĩ.
  • Theo dõi huyết áp: Khi sử dụng tâm sen thường xuyên hãy theo dõi chỉ số huyết áp của mình. Điều này giúp bạn theo dõi sự thay đổi của huyết áp và đảm bảo rằng tâm sen có hiệu quả trong việc giảm huyết áp hay không.
Người cao huyết áp có thể uống tâm sen nhưng cần thực hiện đúng cách và dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế nhằm đảm bảo an toàn và phù hợp với sức khỏe của bạn.

Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp “Huyết áp cao có uống được tâm sen không?”. Để đảm bảo hiệu quả cũng như hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế khi sử dụng loại thảo dược này nhé.

]]>
https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-uong-tam-sen.html/feed 0
Bị huyết áp cao có uống được quả la hán không? https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-uong-qua-la-han-duoc-k.html https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-uong-qua-la-han-duoc-k.html#respond Wed, 06 Mar 2024 08:15:33 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=9086 Quả la hán được biết đến là thảo dược mang lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Không ít người có thói quen dùng quả la hán nấu nước để giải nhiệt, đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực. Vậy những người đang gặp vấn đề về huyết áp cao liệu có uống được quả la hán không? Hãy cùng Giaocolam.vn giải đáp thắc mắc này nhé.

Quả la hán có tác dụng gì?

Quả la hán có nhiều tên gọi khác nhau như la hán quả, giả khổ hay mộc miết; tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle. Nguồn gốc của quả la hán đến từ vùng Quế Lâm, Trung Quốc.

Theo y học cổ truyền, quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc có tác dụng nhuận phế, hóa đàm, chỉ khát, nhuận tràng. Thường được sử dụng để chữa ho phế nhiệt, ho đàm hỏa (đờm vàng đặc và khó khạc), viêm hầu họng, viêm phế quản, cổ họng khô khát, khản tiếng, đi đại tiện bị táo…

Theo y học hiện đại, quả la hán có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như:

  • Đường (Fructose, glucose,…) chiếm tỷ lệ 25 – 38%.
  • Protein thực vật 8 – 13%.
  • Chất ngọt: Mogrosid
  • Protein thực vật tỷ lệ là 8 – 13%.
  • Axit béo  tự nhiên 41%
  • Hỗn hợp Mogrosid với vị ngọt cao gấp 300 lần so với đường mía.
  • Vitamin C, các khoáng chất vi lượng sắt, mangan, kẽm… tốt cho cơ thể.

Các chuyên gia cho rằng, quả la hán có tác dụng cao trong điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp (viêm thanh quản, ho khan kéo dài, viêm amidan…). Loại quả này cũng thích hợp để làm mát cơ thể, giải độc, hỗ trợ cải thiện tiểu đường, béo phì, cải thiện táo bón, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm nhẹ triệu chứng bệnh lý tim mạch với người bệnh bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch,…

Hiện nay, nhiều người truyền tai nhau về công dụng của loại quả này với người cao huyết áp. Vậy bệnh nhân cao huyết áp uống nước la hán có thực sự an toàn hay không? Cùng theo dõi ở phần tiếp theo nhé.

Người cao huyết áp có uống được quả quả la hán không?

Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường cụ thể là khi chỉ số huyết áp tâm thu > 140 mmgHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg.

Người cao huyết áp có uống được quả la hán không? Câu trả lời là CÓ.

 

Khi uống nước quả La hán đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị huyết áp cao như:

  • Chống oxy hóa mạnh mẽ:  Quả la hán chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, hợp chất fenol … giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do, hạn chế sự hình thành mảng bám trong  động mạch máu nhờ đó mà giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan tới tim mạch và cao huyết áp.
  • Chống viêm: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, quả la hán có chứa thành phần chống viêm, khi dùng loại thực phẩm chống viêm này có thể giúp kiểm soát tốt chỉ số huyết áp.
  • Ít calo: Tuy có vị ngọt nhưng quả la hán lại không chứa nhiều calo nên rất an toàn cho người cao huyết áp. Bệnh nhân không lo lắng về tăng cân hay tăng huyết áp khi uống nước la hán.

Uống nước quả la hán đúig cách khá an toàn bởi đây là thực phẩm lành mạnh, có lợi cho những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, việc uống nước quả la hán không thể thay thế cho các liệu pháp điều trị. Nếu đang đối mặt với tình trạng huyết áp cao, bạn cần có sự hỗ trợ của các biện pháp y tế. Mặt khác, nếu đang dùng thuốc kiểm soát huyết áp, bạn cần cân nhắc xem nước quả la hán có tương tác với thành phần của thuốc đang sử dụng không. Tốt nhất, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thảo dược nào nhé.

☛ Tham khảo thêm tại: 9 thực phẩm đại kỵ cho người cao huyết áp

Cách dùng quả la hán cho người huyết áp cao

Quả la hán được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau nhằm cải thiện sức khỏe, điều trị bệnh lý. Cùng tham khảo cách nấu nước quả la hán cho người huyết áp cao ngay sau đây nhé.

1. Nước quả la hán

  • Chuẩn bị 1 quả la hán, 3 nhánh lá dứa và 1,5 lít nước lọc.
  • Chọn quả la hán to, khi lắc không phát ra tiếng kêu. Sau đó, rửa sạch, loại bỏ phần lông bên ngoài, rồi dùng dao bổ làm đôi hoặc làm bốn.
  • Cho vào nồi 1,5 lít nước lọc đun sôi, cho quả la hán và lá dứa vào đun khoảng 10 phút thì tắt bếp. Đậy nắp vung lại ủ thêm 10 phút nữa.
  • Lọc bỏ xác quả la hán và lá dứa, cho vào ly để thưởng thức.

2. Nước quả la hán – nha đam

  • Chuẩn bị 1 quả la hán, 200g nha đam và 1 lít nước lọc.
  • Chọn bẹ nha đam to, gọt lớp vỏ bên ngoài để lấy phần thịt. Sau đó, cắt thành khối vuông 1,5 – 2cm. Rửa nha đam với nước muối pha loãng, rửa sạch qua 4 – 5 lần để nha đam bớt nhớt.
  • La hán rửa sạch, để ráo rồi bẻ đôi.
  • Đổ 1 lít nước vào nồi rồi cho lên bếp đun, khi nước sôi cho la hán và nha đam vào nồi. Đậy nắp lại, nấu lửa vừa trong khoảng 30 phút là có thể thưởng thức.
  • Vào ngày oi nóng, bạn có thể cho chút đá vào uống cùng cho mát lạnh nhé.

3. Nước la hán – long nhãn

Để thay đổi hương vị, khi nấu nước la hán bạn có thể cho thêm dược liệu như long nhãn giúp mang lại nhiều công dụng hơn. Cách thực hiện cũng khá đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 1 trái la hán, 30g long nhãn khô và 1 lít nước lọc.
  • La hán rửa sạch phần lông của vỏ, sau đó dùng tay bóp quả la hán làm đôi hoặc làm bốn.
  • Đun sôi 1 lít nước ở lửa vừa, tiếp đến cho long nhãn khô và quả la hán vào nồi. Đậy nắp lại, nấu trong khoảng 30 phút cho ra chất ngọt thì tắt bếp.
  • Trà la hán long nhãn có vị ngọt thanh, không chỉ thanh nhiệt cơ thể mà còn giúp bạn dễ ngủ.

4. Nước la hán – táo đỏ

  • Chuẩn bị 1 trái la hán, 100g táo đỏ và 500ml nước lọc
  • Táo tàu rửa sạch, ngâm với nước khoảng 30 phút rồi cắt đôi.
  • La hán rửa sạch, bổ đôi
  • Cho 500ml nước và la hán vào nồi đun sôi 15 – 20 phút cho ra chất ngọt và tạo mùi thơm.
  • Vớt bỏ phần ruột và vỏ la hán, rồi cho táo đỏ vào nấu với phần nước trong khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp.
  • Đợi nguội và thưởng thức.
Lưu ý: Bạn nên nấu nhỏ lửa để nước la hán giữ được mùi thơm. Khi nấu nước la hán bạn không nên sử dụng đường để tránh gây ảnh hưởng tới quá trình chữa bệnh huyết áp cao.

Ai không nên dùng nước la hán quả thường xuyên?

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống quả la hán.

Mặc dù được biết đến với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên uống nước quả la hán. Những đối tượng sau đây được khuyến cáo là không nên sử dụng nước quả la hán thường xuyên, bao gồm:

  • Phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Người đang gặp vấn đề ho cảm lạnh, phong hàn, lạnh tay chân… Bởi la hán có tính hàn, có thể khiến tình trạng hiện tại của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người có nguy cơ dị ứng với thành phần có trong quả la hán.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Lưu ý khi dùng quả la hán cho người huyết áp cao?

Uống nước la hán giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp chỉ số huyết áp cao dần ổn định. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Uống nước la hán với liều lượng vừa phải, nếu dùng quá nhiều có thể dẫn tới tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Chỉ uống nước quả la hán trong ngày, không để nước nấu qua đêm.
  • Kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để nâng cao đề kháng cho cơ thể. Bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, loại bỏ các loại món ăn gây tăng huyết áp như thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, nhiều đường…
  • Trong quá trình dùng nước la hán, nếu gặp phải vấn đề bất thường gì như thường xuyên bị tăng huyết áp hay chỉ số huyết áp không ổn định, người mệt mỏi, yếu sức… nên dừng sử dụng và thăm khám bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
  • Nước quả la hán tốt cho người cao huyết áp nhưng không đồng nghĩa với việc sử dụng như một loại thuốc hay phương pháp chữa bệnh. Đồ uống này chỉ có công dụng hỗ trợ và cải thiện phần nào tình trạng của bạn mà thôi.
Hy vọng bài viết này đã giải đáp thắc mắc “Cao huyết áp có uống được quả la hán không?”. Để cải thiện huyết áp cao, bên cạnh các loại đồ uống có lợi cho huyết áp, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát chỉ số huyết áp hiệu quả nhé.
]]>
https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-uong-qua-la-han-duoc-k.html/feed 0
Bị huyết áp cao có uống được tam thất không? https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-co-uong-duoc-tam-that-khong.html https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-co-uong-duoc-tam-that-khong.html#respond Wed, 06 Mar 2024 06:38:19 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=9066 Từ lâu tam thất được biết đến là thảo dược có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là tim mạch. Vì vậy mà không ít người tăng huyết áp có thắc mắc ” Bị cao huyết áp có uống tam thất không?” Để giải đáp cho thắc mắc này, mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

Công dụng của tam thất đối với sức khỏe

Trước khi giải đáp thắc mắc ” Người bị huyết áp cao có uống được tam thất không?”, chúng ta cần nắm rõ những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng loại dược liệu này nhé.

Cây tam thất là cây thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 40cm. Các bộ phận của loại cây này đều được sử dụng làm dược liệu chữa bệnh cho con người. Tuy nhiên, bộ phận dùng nhiều nhất là củ tam thất và nụ hoa chưa nở.

Theo đông y, tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính mát quy vào kinh can. Vì vậy, tam thất được sử dụng giúp an thần, cải thiện giấc ngủ, thanh nhiệt, tiêu sưng, giảm đau, điều hòa máu huyết, ổn định huyết áp, nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính…

Theo nghiên cứu y học hiện đại, thành phần trong tam thất là saponin cùng các acid amin, các chất polyacetylen, panaxatriol… mang lại công dụng:

  • Cầm máu, rút ngắn thời gian đông máu
  • Xúc tiến quá trình tạo máu.
  • Hạ huyết áp, giúp điều hòa nhịp tim.
  • Chống xơ mỡ động mạch
  • Tăng cường lưu thông máu não, chống thiếu máu não.
  • Tăng cường chức năng miễn dịch.
  • Điều hòa đường huyết
  • Bảo vệ gan.
  • Phòng chống ung thư, chống lão suy

Người ta thường thu hái hoa và rễ tam thất dùng làm thuốc chữa bệnh hỗ trợ cải thiện vấn đề về máu huyết, hỗ trợ tăng cường đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh lý khác.

Người cao huyết áp có nên uống tam thất không?

“Người bệnh cao huyết áp có uống được tam thất không?” Câu trả lời là “CÓ”.

Như đã đề cập ở phần trên cho thấy tam thất có những tác động rất tích cực đến với sức khỏe tim mạch. Loại thuốc có vị ngọt, tính mát, giải nhiệt, điều huyết, đặc biệt là ổn định huyết áp nên rất tốt cho người bệnh tim mạch, và cũng là mẹo hạ huyết áp rất hiệu quả. Do đó, người bệnh cao huyết áp có thể uống tam thất để ổn định huyết áp và phòng ngừa nguy cơ biến chứng tăng huyết áp.

Sử dụng với liều lượng phù hợp và đúng cách sẽ giúp bạn đưa chỉ số huyết áp về an toàn. Bên cạnh đó, các dưỡng chất có trong tam thất còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn chặn sự tác động của các tác nhân gây hại lên cơ thể.

Tuy nhiên, để cải thiện huyết áp cao, người bệnh phải sử dụng tam thất ĐÚNG & ĐỦ. Việc dùng với liều lượng quá nhiều, không đúng cách có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, đi ngoài, đau bụng, buồn nôn… Bên cạnh đó, uống tam thất chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện huyết áp cao. Bạn không nên coi đây là phương pháp chính điều trị bệnh mà cần có liệu pháp điều trị đến từ bác sĩ chuyên môn. Ngoài điều trị, cần có chế độ chăm sóc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống sao cho hợp lý để duy trì ổn định huyết áp cho bệnh nhân.

Hướng dẫn người cao huyết áp uống tam thất

Củ và hoa tam thất khi phơi khô bảo quản thì có thể sử dụng trong thời gian khá dài. Cách sử dụng cũng khá đơn giản, bạn có thể làm theo một trong những cách sau:

1. Đối với củ tam thất

Củ tam thất rửa sạch, cắt lát mỏng sau đó đem phơi khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 1- 2g bột mịn đem pha với nước đun sôi để uống. Bạn cũng có thể dùng củ tam thất để chế biến thành món gà hầm tam thất rất có lợi cho sức khỏe. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 con gà (gà mái hoặc gà ác) và 20g tam thất.
  • Làm sạch gà, tam thất tán bột cho vào trong bụng gà.
  • Hầm cách thủy cho tới khi gà chín và thêm gia vị.
  • Chờ nguội và thưởng thức.

Món gà hầm tam thất không chỉ là món ăn ngon hấp dẫn mà còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ cải thiện huyết áp cao khá hiệu quả. Nếu đang gặp phải tình trạng tăng huyết áp đừng bỏ qua món ăn này nhé.

2. Đối với hoa tam thất

Bạn có thể dùng hoa tươi để thêm vào các món ăn hàng ngày hoặc phơi khô hãm nước sôi để uống như uống trà. Cách pha trà như sau:

  • Nụ tam thất phơi khô, mỗi lần dùng 2 – 3g cho vào bình đã tráng sơ bằng nước sôi.
  • Đổ ngập khoảng 100 – 200ml nước sôi vào bình và hãm trong khoảng 10 phút
  • Dùng cho tới khi hết vị ngọt đắng thì thay nước khác để sử dụng.
  • Bằng cách này sẽ giúp hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng do tăng huyết áp gây ra.
Thời điểm tốt nhất để uống trà tam thất là vào buổi sáng sớm nhằm cung cấp các dưỡng chất, cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời giúp cơ thể tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Hoặc uống trà vào buổi tối cũng mang lại khá nhiều lợi ích, giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

☛ Tham khảo thêm tại: 8 Bài thuốc nam trị cao huyết áp

Lưu ý khi dùng tam thất cho người cao huyết áp

Phụ nữ có thai không nên dùng tam thất

Mặc dù tam thất được biết đến với nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không nên lạm dụng. Thực tế có nhiều trường hợp sử dụng quá nhiều có thể gây ra các phản ứng bất thường như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, chóng mặt… Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng tam thất cho người cao huyết áp để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

  • Không sử dụng tam thất cho phụ nữ có thai
  • Những đối tượng đang gặp vấn đề về dạ dày, hay đi ngoài phân lỏng, thận âm hư… cũng không nên sử dụng.
  • Cơ địa quá nóng không được phép dùng tam thất thường xuyên, dễ dẫn tới phản ứng da, mọn nhọt và một số tác dụng phụ không đáng có.
  • Không nên dùng nhiều tam thất trong một ngày, liều lượng khoảng 3 – 6g hoặc tùy thể trạng từng người.
  • Phải sơ chế tam thất trước khi sử dụng bằng cách rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, không nên cho nước ngấm vào bên trong.
  • Khi muốn kết hợp tam thất với thuốc tân dược cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc đông y.
  • Cần thận trọng khi mua tam thất bởi trên thị trường có khá nhiều sản phẩm giả mạo gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên mua tại những địa chỉ uy tín, được các cơ quan chức năng chứng nhận chất lượng và cấp phép lưu hành.
Sử dùng tam thất để cải thiện huyết áp chỉ là liệu pháp hỗ trợ. Bạn không nên lạm dụng hoặc thay thế cho các phương pháp điều trị chính thống từ bác sĩ.

Ngoài việc sử dụng tam thất, bệnh nhân cao huyết áp cần kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt sao cho phù hợp, hạn chế stress.  Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, ưu tiên các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, không lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn, không hút thuốc lá… Đồng thời, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế, nếu có bất thường cần có sự can thiệp y tế kịp thời để giải quyết.

Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi người cao huyết áp có nên dùng tam thất không. Bên cạnh việc sử dụng các loại thảo dược để cải thiện huyết áp cao, bạn nên kết hợp theo dõi sức khỏe y tế nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhé.
]]>
https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-co-uong-duoc-tam-that-khong.html/feed 0
Hướng dẫn sơ cứu người cao huyết áp tại nhà https://www.giaocolam.vn/so-cuu-nguoi-cao-huyet-ap-tai-nha.html https://www.giaocolam.vn/so-cuu-nguoi-cao-huyet-ap-tai-nha.html#respond Tue, 05 Mar 2024 04:04:30 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=9049 Đối với bệnh nhân cao huyết áp, việc ổn định chỉ số huyết áp và kiểm soát các cơn tăng huyết áp là điều vô cùng cần thiết. Biết cách sơ cứu tại nhà khi gặp tình huống tăng huyết áp đột ngột có ý nghĩa rất lớn, làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí sơ cứu đúng cách giúp cứu sống bệnh nhân. Vậy sơ cứu bệnh nhân cao huyết áp tại nhà như thế nào? Cùng tham khảo những thông tin sau đây để được hướng dẫn chi tiết khi gặp phải tình huống này nhé.

☛ Tìm hiểu trước: Bệnh cao huyết áp!

Khi nào cần sơ cứu người tăng huyết áp?

Bệnh nhân cần được cấp cứu ngay khi xuất hiện các cơn tăng huyết áp khẩn cấp hoặc tăng huyết áp cấp cứu. Điều này xảy ra khi chỉ số huyết áp của bạn tăng cao kịch phát (huyết áp tâm thu >= 180mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương >=120mmHg). Lúc này, bệnh nhân luôn tiềm ẩn nguy cơ cao bị tổn thương các cơ quan như tim mạch, mắt, thận, não… Vì vậy, họ cần được sơ cứu ngay lập tức và liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất. Nếu không được kiểm soát, các cơn tăng huyết áp cấp cứu hoặc khẩn cấp có thể dẫn tới đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc các vấn đề sức khỏe khác nguy hiểm tới tính mạng.

Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân huyết áp tăng đột ngột khi đưa vào viện cấp cứu thì tình trạng đã khá nặng, nhiều cơ quan bị tổn thương nghiêm trọng. Điều nguy hiểm hơn, nếu các cơ quan như não, tim bị tổn thương thì rất khó có thể phục hồi lại hoàn toàn như trước. Tuy nhiên, nếu sơ cứu đúng cách khi gặp tình huống này thì có thể giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm, thậm chí cứu sống bệnh nhân.

Điều quan trọng là cần nhận biết sớm cơn tăng huyết áp và có cách xử lý kịp thời. Thông thường, bệnh nhân lên cơn tăng huyết áp sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau đây:

  • Đau nhức đầu dữ dội.
  • Chóng mặt
  • Đau vai gáy và cứng cổ
  • Có cảm giác buồn nôn, nôn
  • Đột ngột yếu tay chân, nửa người.
  • Chảy máu cam.
  • Tê mặt, tê tay, tê chân.
  • Đột ngột bị đau tức ngực, ngực nặng và cảm thấy khó thở.
  • Ngất xỉu
  • Đột ngột khó nói, nói không rành mạch.

Khi nhận thấy các dấu hiệu tăng huyết áp trên, chỉ số huyết áp 180/120mmHg bệnh nhân cần được sơ cứu ngay. Tuy nhiên, không phải trường hợp tăng huyết áp nào cũng bộc lộ rõ các triệu chứng. Có nhiều người tăng huyết áp lâu ngày nhưng không nhận biết mình bị bệnh, họ quen với tình trạng của mình. Những bệnh nhân này khi xảy ra cơn tăng huyết áp đột ngột thường bị biến chứng nặng do không xử trí kịp thời. Nguyên nhân xảy ra bởi khi huyết áp tăng cao không xử trí kịp thời. Vì vậy, cần quan tâm tới các dấu hiệu bất thường, xử trí và cấp cứu kịp thời nhằm hạn chế các biến chứng cao huyết áp có thể xảy ra.

Nguyên tắc an toàn khi sơ cứu người cao huyết áp

Khi huyết áp tăng cao ở mức nguy hiểm, việc sơ cứu cho bệnh nhân không chỉ nhanh mà cần chính xác và an toàn. Khi xử trí cơn tăng huyết áp, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi ở không gian thoáng đãng, yên tĩnh. Không nên cho bệnh nhân di chuyển vì dễ xảy ra té ngã, ngất xỉu.
  • Kê đầu cho bệnh nhân khoảng 30 độ, nới lỏng quần áo để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Cần đo lại huyết áp cho bệnh nhân 15 phút mỗi lần, ghi lại để báo cho bác sĩ.
  • Khi bị nôn, cần cho người bệnh nằm nghiêng sang một bên, tránh bị hít sạch.
  • Không cho bệnh nhân ăn bất cứ đồ ăn hay thức uống gì, người nhà không được xoa bóp, ấn huyệt hay các tác động lên người bệnh.
  • Nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất, mang theo tất cả thuốc cũng như giấy tờ có liên quan tới bệnh lý cho họ. Nếu có dấu hiệu đột quỵ, cần đưa bệnh nhân cấp cứu bằng xe chuyên dụng để đảm bảo di chuyển an toàn.

Hướng dẫn cách sơ cứu người bị tăng huyết áp

Các cơn tăng huyết áp khẩn cấp và cấp cứu xảy ra khi chỉ số huyết áp trên 180/120mmHg và chúng thực sự nguy hiểm. Khi nhận thấy huyết áp của bệnh nhân tăng cao và xuất hiện các triệu chứng đi kèm, người thân cần thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay lập tức tại nhà. Sơ cứu đúng cách có vai trò quan trọng trong hạn chế các biến chứng ban đầu và góp phần cải thiện tiên lượng bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của những cơn tăng huyết áp mà bạn có cách xử trí khác nhau. Sau đây là cách sơ cứu với 3 trường hợp tăng huyết áp thường gặp:

Tình huống 1: Người  Người bệnh có triệu chứng nhẹ và còn tỉnh táo

Trường hợp này, chỉ số huyết áp tăng nhưng chưa quá cao, bệnh nhân thường có các dấu hiệu dễ nhận biết như: Chóng mặt, có cảm giác buồn nôn, đứng không vững nhưng vẫn còn tỉnh táo và có thể giao tiếp được với mọi người. Cách sơ cứu trong trường hợp này như sau:

  • Đỡ bệnh nhân nằm xuống nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng, yên tĩnh.
  • Tư thế nằm khi bị cơn tăng huyết áp là nằm nghiêng về bên trái, gối đầu cao 30 độ.
  • Tiến hành đo huyết áp nhiều lần cho bệnh nhân để đánh giá mức độ nghiêm trọng.
  • Nếu  sau đó huyết áp không giảm xuống, cần gọi điện để tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Sau khi thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ hướng dẫn mà huyết áp vẫn tiếp tục tăng cao hoặc tình trạng của bệnh nhân không đỡ hơn, hãy gọi xe cấp cứu và nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Tình huống 2: Người bệnh bất tỉnh hoặc không thể giao tiếp

Trong trường hợp này, các dấu hiệu đã trở nên nghiêm trọng hơn như say sẩm mặt mày, đứng không vững và ngất xỉu tại chỗ. Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, bạn hãy thực hiện:

  • Đặt người bệnh nằm nghiêng, kê gối hơi cao ở không gian thông thoáng nhằm tránh tình trạng nôn trào ngược.
  • Không được di chuyển nhiều hay tác động mạnh lên cơ thể bệnh nhân. Bởi di chuyển có thể làm huyết áp tăng càng cao, nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra.
  • Tiến hành kiểm tra  tình trạng nhịp tim, nhịp thở. Nếu người bệnh ngưng tim ngưng thở, cần hô hấp nhân tạo cho họ. Cần lưu ý, chỉ nên hô hấp nhân tạo khi bạn thực sự biết cách.
  • Khi bệnh nhân bất tỉnh, không được cho họ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
  • Sau khi xử trí xong các bước trên, hãy lập tức liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân.

Tình huống 3: Người bệnh bị đau tức ngực, khó thở, nguy cơ nhồi máu cơ tim

Khi chỉ số huyết áp tăng cao đột ngột, bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng suy tim cấp, đau tức ngực, khó thở, có dấu hiệu nhồi máu cơ tim. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu này, cần thực hiện:

  • Để cho bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối, không được vận động khi có dấu hiệu đau ngực.
  • Không được xoa bóp ngực hoặc tay chân vì có thể khiến bệnh nguy hiểm hơn. Cũng không nên cho người bệnh ăn uống gì. Có thể dùng thuốc trợ tim nếu được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn trước đó.
  • Gọi ngay xe cấp cứu hoặc liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất để đưa bệnh nhân đi cấp cứu để nhận được sự can thiệp của đội ngũ y tế. Trong quá trình chờ cấp cứu, cần theo dõi sát sao tình trạng và nhịp thở của bệnh nhân.

Không nên làm gì khi sơ cứu người cao huyết áp tại nhà?

Không nên châm kim hay nặn máu ngón tay của bệnh nhân.

Trong quá trình sơ cứu bệnh nhân cao huyết áp, bạn cần tránh làm một số việc sau đây để không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân:

  • Không nên để bệnh nhân hốt hoảng, di chuyển hay nói chuyện nhiều có thể dẫn tới kích thích làm tăng huyết áp.
  • Không nên tập trung đông người xung quanh chỗ bệnh nhân khiến không gian trở nên chật hẹp, khó hô hấp hơn.
  • Không cho bệnh nhân ăn thực phẩm nhiều muối hoặc đường có thể khiến chỉ số huyết áp tăng cao hơn.
  • Khi bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ như cơ thể mệt mỏi, tự dưng thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, khi cười miệng méo nó thì không nên cho bệnh nhân ăn bất cứ thứ gì, đặc biệt là rượu bia hay các đồ uống có caffein.
  • Không cho bệnh nhân uống thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Nếu không sử dụng đúng loại thuốc, ví dụ như thuốc hạ huyết áp tác động nhanh có thể làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể do giảm cung cấp máu tới các cơ quan một cách đột ngột.
  • Sau khi đã hoàn thành các bước cấp cứu như đã trình bày ở phần trên, người nhà bệnh nhân cần bình tĩnh đợi xe cấp cứu. Không nên tác động vào người bệnh có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không áp dụng các mẹo chưa có cơ sở khoa học trong việc điều trị như vắt chanh vào miệng, châm kim, nặn máu đầu ngón tay chân khi bệnh nhân có dấu hiệu yếu liệt. Điều này gây đau có thể khiến huyết áp của bệnh nhân tăng cao hơn.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp của người bệnh để đến khi bác sĩ cấp cứu tới bạn có thể cung cấp toàn bộ các thông tin về chỉ số huyết áp cho họ.

Khi đối diện với cơn tăng huyết áp, bạn thường có tâm lý hoang mang không biết nên làm như thế nào. Đặc biệt nếu là người thân trong gia đình, bạn sẽ càng lo lắng hơn bao giờ hết. Nhưng thay vì hoảng loạn, bạn nên bình tĩnh tìm hiểu các phương pháp sơ cứu ngay tại nhà hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng cho người thân của mình.

☛ Tham khảo thêm tại: Mẹo giảm huyết áp nhanh chóng tại nhà!

Biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp cấp cứu

Để phòng ngừa các cơn tăng huyết áp nguy hiểm, bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp cần tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số biện pháp giúp bệnh nhân phòng ngừa những cơn tăng huyết áp nguy hiểm:

  • Cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, uống thuốc theo đúng chỉ định và tái khám định kỳ để giữ chỉ số huyết áp luôn giữ ở mức ổn định.
  • Hạn chế thói quen hút thuốc lá.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh, giảm lượng muối trong thực đơn hàng ngày, không uống rượu bia.
  • Giảm stress, căng thẳng trong cuộc sống, tránh xúc động quá mức.
  • Không gắng sức khi lao động nặng.
  • Tập luyện thể dục thể thao phù hợp với bản thân để nâng cao sức khỏe.
  • Giảm cân xuống trọng lượng phù hợp nếu bị thừa cân, béo phì.
  • Người có nguy cơ bị tăng huyết áp nên thăm khám, kiểm tra định kỳ tại các bệnh viện uy tín để nắm rõ tình trạng của mình và có cách điều trị hợp lý.

Sử dụng giảo cổ lam Tuệ Linh giúp ổn định huyết áp

Khi huyết áp tăng cao đột ngột gây nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân. Để phòng ngừa tình trạng này đồng thời giúp ổn định chỉ số huyết áp, bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh thì bệnh nhân nên kết hợp sử dụng trà giảo cổ lam. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, sử dụng trà giảo cổ lam thường xuyên giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric – có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, dùng giảo cổ lam còn có tác dụng cải thiện mỡ máu cao, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể…

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giảo cổ lam không rõ xuất xứ, nguồn gốc, không đảm bảo hàm lượng hoạt chất gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Thấu hiểu được điều đó, công ty TNHH Tuệ Linh cho ra đời 2 sản phẩm từ giảo cổ lam là Trà giảo cổ lam Tuệ LinhViên uống giảo cổ lam Tuệ Linh. Các sản phẩm giảo cổ lam Tuệ Linh có thành phần 100% giảo cổ lam 5 lá được trồng tại vùng nguyên liệu sạch theo tiêu chuẩn GACP – WHO kết hợp dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất đảm bảo sản phẩm chất lượng tới người tiêu dùng.

Giảo cổ lam Tuệ Linh có tác dụng:

  • Giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu. Làm hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch. Hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp.
  • Giúp hạ đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type  2.
  • Tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
  • Tăng khả năng làm việc, giảm căng thăng mệt mỏi.

Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối trên toàn quốc. Để mua trà hay viên uống giảo cổ lam Tuệ Linh quý khách mua trực tiếp tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Hy vọng những thông tin về sơ cứu cao huyết áp tại nhà trên đây sẽ giúp bạn có kiến thức và thực hiện tốt cấp cứu người bệnh tại nhà nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong, hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên cách phòng ngừa biến chứng nguy hiểm bằng cách tuân thủ điều trị và có lối sống lành mạnh nhé.
]]>
https://www.giaocolam.vn/so-cuu-nguoi-cao-huyet-ap-tai-nha.html/feed 0
Uống rượu bia có tăng huyết áp không? Cách hạn chế! https://www.giaocolam.vn/uong-ruou-co-tang-huyet-ap-khong.html https://www.giaocolam.vn/uong-ruou-co-tang-huyet-ap-khong.html#respond Wed, 28 Feb 2024 03:18:10 +0000 https://www.giaocolam.vn/?p=9017 Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi buổi gặp gỡ, liên hoan hay những dịp đặc biệt. Tuy nhiên, việc tiêu thụ chúng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là hệ tuần hoàn. “Uống rượu bia có làm tăng huyết áp không?” là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những người cao huyết áp. Cùng giaocolam.vn giải đáp thắc mắc này qua thông tin sau đây nhé.

Uống rượu bia có làm tăng huyết áp không?

Như chúng ta đã biết rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn đều gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Theo các chuyên gia tim mạch, thường xuyên uống rượu bia có thể làm tăng huyết áp ngay cả ở những người không có vấn đề về huyết áp.

Theo nghiên cứu quốc tế được công bố trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, người trưởng thành không bị tăng huyết áp, chỉ số huyết áp của họ có thể tăng mạnh theo thời gian nếu dùng đồ uống có cồn thường xuyên. Ngay cả khi sử dụng rượu bia ở mức thấp cũng có liên quan tới sự gia tăng huyết áp và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch cao hơn người không sử dụng.

Một người khỏe mạnh uống một vài ly rượu trong bữa liên hoan có thể khiến trị số huyết áp tăng lên tạm thời. Tuy nhiên, nếu uống với lượng quá nhiều và không kiểm soát trong một thời gian dài sẽ làm chỉ số huyết áp duy trì liên tục ở mức cao. Đặc biệt, với người đang điều trị cao huyết áp, uống rượu bia có thể thấy huyết áp và nhịp tim tăng cao hơn vào khoảng 1 – 2 ngày sau đó.

Uống nhiều rượu bia có tác động trực tiếp đến việc tăng huyết áp do cơ chế gây co mạch và tăng áp lực máu. Cụ thể, khi bạn tiêu thụ lượng lớn rượu, cơ thể sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm các mạch máu bị co lại. Điều này khiến máu khó lưu thông, buộc tim phải bơm mạnh hơn, dẫn đến áp lực trong thành mạch máu tăng cao – gây ra tình trạng tăng huyết áp. Bên cạnh đó, rượu còn ảnh hưởng đến khả năng thải nước và muối của thận, khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn, từ đó làm tăng thể tích máu và áp lực lên mạch máu.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa việc tiêu thụ rượu bia và tình trạng cao huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hypertension chỉ ra rằng, những người tiêu thụ hơn 3 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với người uống ít hoặc không uống. Một nghiên cứu khác từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cũng xác nhận, tiêu thụ quá mức rượu bia có thể gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm, bao gồm tăng huyết áp, đột quỵ, và suy tim.

Rượu bia có liên quan trực tiếp tới quá trình chuyển hóa trong cơ thể, lạm dụng rượu bia là yếu tố dẫn tới các rối loạn chuyển hóa mỡ, đường, acid uric, tăng cân, béo bụng…; đây là nguyên nhân khiến huyết áp tăng lên. Nó góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch (suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…) ở người nghiện rượu.

Việc tiêu thụ rượu bia có thể dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm tăng huyết áp. Vì vậy, để kiểm soát tốt huyết áp, bạn cần cân nhắc khi sử dụng loại đồ uống này, đặc biệt là những người có vấn đề về huyết áp.

Người cao huyết áp có được uống rượu bia?

Huyết áp cao là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch cao hơn so với mức bình thường. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể gây tổn thương tim, mạch máu, não cùng nhiều bệnh lý mạn tính khác. Theo thống kê, huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong trên thế giới.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người bệnh cao huyết áp cần hạn chế tối đa uống rượu bia. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại nước uống như nước lọc, nước ép trái cây… Sở dĩ, khuyến cáo người cao huyết áp không nên uống rượu bia bởi những lý do sau đây:

  • Tăng huyết áp: Như đã trình bày phần trên, sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn gây áp lực lên hệ thống tuần hoàn gây tăng huyết áp. Đối với người cao huyết áp, việc tăng thêm áp lực này có thể dẫn tới các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Khi tiêu thụ rượu bia với lượng lớn, cơ thể phải đối mặt với tình trạng tăng áp lực máu kéo dài, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn. Điều này dẫn đến tình trạng dày cơ tim, dễ gây ra nhồi máu cơ tim và suy tim.
  • Tác động tiêu cực lên hệ thần kinh: Chất cồn có trong bia rượu có tác động tiêu cực lên hệ thần kinh, gây căng thẳng và tăng huyết áp. Với người cao huyết áp, khi uống rượu bia có thể tăng nguy cơ biến chứng lên hệ thần kinh.
  • Tác động xấu lên gan, thận: Khi huyết áp tăng cao do tiêu thụ rượu bia, không chỉ tim mà thận cũng phải chịu nhiều áp lực. Thận là cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi huyết áp cao kéo dài, các mạch máu trong thận bị tổn thương, làm suy giảm chức năng lọc của thận.
  • Tương tác với thuốc: Rượu bia có thể tương tác tiêu cực lên các loại thuốc đang điều trị huyết áp. Việc sử dụng cùng lúc thuốc và các loại đồ uống có cồn có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, tăng nguy cơ biến chứng.

Vì vậy, người cao huyết áp nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ rượu bia. Để duy trì mức huyết áp ổn định, ngăn ngừa các vấn đề tim mạch, việc sử dụng rượu bia cần phải được kiểm soát và được bác sĩ cho phép. Tuy nhiên, vẫn khuyến khích người cao huyết áp không nên dùng rượu bia để tránh gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Đồng thời, luôn theo dõi sức khỏe của mình, bất cứ khi nào thấy các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nói khó, đau tức ngực… cần phải kiểm tra ngay huyết áp và liên lạc với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

☛ Tìm hiểu thêm tại: Các đồ uống dành cho người huyết áp cao

Rượu bia gây tăng huyết áp nguy hiểm như nào?

Bên cạnh mối quan tâm về “Uống rượu bia có làm tăng huyết áp hay không?” thì không ít bệnh nhân thắc mắc: “Uống rượu bia nguy hiểm như thế nào đối với người bị cao huyết áp?”. Điều này được giải đáp như sau: Theo các chuyên gia sức khỏe, lạm dụng rượu bia vô cùng có hại cho sức khỏe. Sử dụng nhiều rượu bia làm tăng huyết áp và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân cao huyết áp như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… ngay cả khi uống thuốc cũng không kiểm soát được tình hình.

Người cao huyết áp uống rượu bia làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Nguyên nhân do rượu khiến tim đập nhanh hơn, các mạch máu co lại làm huyết áp tăng lên. Khi huyết áp bị tăng vọt, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, điển hình là đột quỵ. Ngoài ra, nó còn gây tổn thương cho các cơ quan khác, phổ biến là gan, thận. Một số trường hợp, độc từ rượu bia tích lũy trong cơ thể gây viêm loét dạ dày, xơ gan, ung thư… Bên cạnh đó, sử dụng nhiều rượu bia là yếu tố nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa mỡ, đường, acid uric, tăng cân khó kiểm soát, béo bụng. Những rối loạn này thúc đẩy huyết áp tăng lên cao.

Vì vậy, nếu có thói quen sử dụng nhiều rượu bia, bạn lại càng khó kiểm soát huyết áp của mình. Nguy cơ cao dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Vì vậy, bạn cần hạn chế loại đồ uống này và quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe của mình.

Cách hạn chế tăng huyết áp do uống rượu bia?

Để phòng ngừa tăng huyết áp do uống rượu bia, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:

1. Hạn chế hoặc tránh uống rượu bia

Uống rượu bia làm tăng chỉ số huyết áp và ảnh hưởng rất xấu tới bệnh cao huyết áp. Vì vậy, khi bạn được chẩn đoán cao huyết áp hoặc những yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh, việc hạn chế hoặc tránh uống rượu và bia là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn tình trạng huyết áp cao.

2. Đặt mục tiêu cho lượng uống hợp lý

Nếu bạn quyết định uống, cần đặt mục tiêu cho một lượng uống hợp lý và tuân thủ nghiêm túc. Sự kiểm soát lượng uống có thể giúp bạn ngăn chặn việc tiêu thụ rượu bia quá mức, giảm nguy cơ huyết áp cao. Trong đó, mức tiêu thụ trung bình được coi là điều độ như sau:

  • Nam dưới 65 tuổi: 2 đơn vị một ngày
  • Nam trên 65 tuổi: 1 đơn vị một ngày.
  • Phụ nữ: 1 đơn vị một ngày.
Lưu ý: 1 đơn vị rượu được quy định là 355ml bia (1 lon hoặc 1 cốc bia), 148ml rượu vang hoặc 44ml rượu mạnh (rượu từ 40% alcohol).

3. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân đối, tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày là một phần quan trọng trong kế hoạch phòng ngừa huyết áp cao của bạn.

– Về chế độ ăn uống: Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu natri, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp. Thay vào đó, tăng cường bổ sung các loại rau và trái cây, thực phẩm giàu kali, canxi… Nếu gặp khó khăn khi lên thực đơn ăn uống, bạn có thể thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng hỗ trợ.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chế độ ăn cho người cao huyết áp?

– Về luyện tập: Thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp bạn giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn phòng ngừa huyết áp cao. Một số bộ môn như đi bộ, đạp xe, chạy, nhảy dây… đều có thể làm tăng nhịp tim và hô hấp, giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm áp lực lên mạch máu. Bạn nên có chế độ luyện tập phù hợp với sức khỏe của bản thân để kiểm soát huyết áp hiệu quả.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bài tập dành cho người huyết áp cao

4. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn về việc sử dụng rượu bia. Chuyên gia về sức khỏe sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể cho bạn về cách kiểm soát tiêu thụ các loại đồ uống có cồn một cách an toàn.

5. Tìm kiếm sự hỗ trợ

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát việc uống rượu bia, hãy tìm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè thậm chí các nhóm hỗ trợ. Đôi khi, việc chia sẻ với người khác và nhận sự hỗ trợ sẽ giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh hơn.

6. Theo dõi huyết áp thường xuyên

Để giúp bạn kiểm soát tình trạng huyết áp của mình, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra bạn cần theo dõi huyết áp tại nhà  hoặc thăm khám sức khỏe thường xuyên tại các cơ sở y tế.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ” Uống rượu bia có tăng huyết áp không?”. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích để duy trì ổn định huyết áp và bảo vệ sức khỏe của mình.
]]>
https://www.giaocolam.vn/uong-ruou-co-tang-huyet-ap-khong.html/feed 0