Huyết áp cao ngày càng trở nên phổ biến và là căn bệnh đe dọa nhiều tới chất lượng cuộc sống của nhiều người ở nhiều độ tuổi. Huyết áp cao có thể là huyết áp tâm thu cao, huyết áp tâm trương cao hoặc cả hai. Nhiều người thắc mắc rằng: “Huyết áp tâm trương cao thì nên ăn gì?” Bài viết dưới đây xin gửi đến bạn danh sách thực phẩm giúp hạ huyết áp tâm trương.
>> Tìm hiểu trước: Tình trạng cao huyết áp
Mục lục
Huyết áp tâm trương là gì?
Huyết áp có hai chỉ số khi tim co bóp, dựa vào tác dụng bơm của tim, tâm thất trái đẩy mạch máu chảy vào động mạch chủ, máu trong động mạch sẽ tăng lên đột ngột, nén chặt vào huyết quản, lúc này huyết áp ở trong động mạch là cao nhất. Huyết áp đo được lúc này gọi là huyết áp tối đa. Vì lực này xuất hiện trong lúc tim co bóp nên trong y học được gọi là huyết áp tâm thu.
Khi tim nở ra, máu tạm thời ngừng chảy vào động mạch, dựa vào tính đàn hồi và tác dụng trương lực của huyết quả động mạch, tiếp tục đẩy máu về phía trước. Áp lực trong động mạch dần hạ thấp, huyết áp đo được khi áp lực trong động mạch xuống tới thấp nhất được gọi là huyết áp tối thiểu. Vì áp lực lúc này xuất hiện khi tim nở ra nên gọi là huyết áp tâm trương.
Tình trạng huyết áp tâm trương cao thông thường xảy ra ở độ tuổi trung niên. Hầu hết nguyên nhân tăng huyết áp tâm trương đều không rõ ràng. Tuy nhiên, một số rối loạn như bệnh lý tuyến giáp, bệnh thận hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ có khả năng gây ra cao huyết áp tâm trương (tăng huyết áp thứ phát).
Tình trạng huyết áp tâm trương cao phổ biến hơn ở độ tuổi trung niên. Tăng huyết áp tâm trương hầu hết không rõ nguyên nhân gây bệnh. Một vài thống kê ở bệnh nhân mắc rối loạn tuyến giáp, mắc bệnh thận hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ có huyết áp tâm trương cao. Do vậy, những đối tượng này cần lưu ý hơn về sức khỏe tim mạch.
Huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không?
Sức khỏe huyết áp tâm thu và tâm trương đều có ý nghĩa quan trọng, nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ tim, não, thận và sức khỏe toàn diện.
Chính bởi vậy, huyết áp tâm trương cao cũng ảnh hưởng nhiều tới các cơ quan và sức khỏe cơ thể, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối mặt với các biến chứng và bệnh lý nguy hiểm.
Cụ thể:
- Suy giảm chức năng tim
- Thiếu máu cục bộ ở não.
- Tai biến mạch máu não.
- Đột quỵ.
- Hệ bài tiết suy giảm.
- Thị giác suy yếu.
Cần sớm có hướng chủ động phòng ngừa và kịp thời phát hiện khi có triệu chứng bất thường để bệnh có thể được kiểm soát.
Thực phẩm hạ huyết áp tâm trương
1. Củ dền
Các nhà khoa học tại Bệnh viện Barts (London) và Đại học Y khoa London đã làm thí nghiệm uống 500ml sau 24h cho kết quả huyết áp tâm trương giảm đáng kể. Nghiên cứu cũng đã phát hiện rằng trong củ dền có chứa hoạt chất oxit nitric có tác dụng hạ huyết áp tâm trương.
2. Hành tây
Hành tây có tên khoa học là Alliumcepa, một loại rau củ được dùng nhiều trong ẩm thực và có tác dụng chữa bệnh. Trong hành tây có chứa Prostaglandin A có tác dụng làm giãn mạch máu, giảm độ nhớt của máu từ đó hạ huyết áp từ từ. Bổ sung hành tây đều đặn cũng giúp tăng lưu lượng máu ở động mạch, ngăn ngừa tình trạng huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu.
Bên cạnh đó, lượng rutin có trong vỏ hành tây có tác dụng ngăn ngừa cholesterol xấu tích tụ, giảm nồng độ đường trong máu từ đó phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bạn có thể dùng nước ép hành tây, kết hợp hành tây với rượu đỏ, hoặc dùng hành tây chế biến thành các món ăn,…
3. Đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây phổ biến, được trồng ở nhiều nơi. Một quả đu đủ có chứa nhiều năng lượng, chất xơ và các vitamin đặc biệt rất giàu vitamin C. Các lycopene và vitamin C có trong đu đủ có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao. Các chất chống oxy hóa có trong đu đủ cũng có tác dụng dụng vệ tim mạch và cách cholesterol HDL.
Có một vài thí nghiệm chỉ ra rằng mỗi ngày một quả đu đủ chín khi bụng còn đói trong khoảng thời gian một tháng, huyết áp tâm trương sẽ giảm từ từ. Cần lưu ý rằng sau khi ăn khoảng hai giờ không thêm bất kỳ thứ gì khác. Cách làm này vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn, nên nếu bạn có vấn đề với dạ dày hoặc đường ruột thì không nên áp dụng.
4. Dưa hấu
Dưa hấu có chứa axit amin có tên là citruline, có tác dụng kiểm soát huyết áp cao. Cutriline giúp cơ thể sản xuất oxit nitric- giúp thư giãn mạch máu và giúp động mạch trở nên linh hoạt, hỗ trợ lưu lượng máu tuần hoàn và từ đó điều trị huyết áp cao.
Một cuộc nghiên cứu được thực hiện ở những người trưởng thành bị béo phì và tăng huyết áp nhẹ, khi họ bổ sung một khẩu phần dưa hấu hàng ngày cho kết quả hạ huyết áp ở động mạch cánh tay và mắt cá chân rõ rệt.
5. Lựu
Một nghiên cứu năm 2012, khi cho những người tham gia thử nghiệm uống một cốc nước ép lựu mỗi ngày đều đặn trong một tháng có thể giúp điều chỉnh huyết áp ổn định hơn. Các nhà khoa học lý giải tác dụng của lựu với huyết áp đến từ hàm lượng lớn polyphenol có trong loại quả thơm ngon này.
Lựu ngoài việc bóc vỏ ăn trực tiếp có thể làm nước ép lựu, salad lựu, cocktail lựu,…
6. Tỏi
Tỏi là một loại thực phẩm không khó kiếm trong căn bếp của mỗi gia đình. Đây còn là vị thảo dược được dùng để chữa trị nhiều bệnh như: giải độc, đầy bụng, cảm cúm, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ,…
Tỏi đặc biệt có chứa oxit nitric có tác dụng làm giãn nở mạch máu, từ đó hạ huyết áp một cách tự nhiên.
7. Nước dừa
Nước dừa không chỉ là một thức uống giải khát mà uống nước dừa còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da của bạn. Nước dừa bổ sung năng lượng và tăng cường trao đổi chất cho cơ thể. Lượng kali và magie có trong nước dừa đặc biệt có lợi cho những bệnh nhân huyết áp tâm trương cao.
8. Cà rốt
Trong một nghiên cứu đối với 2.195 người thuộc độ tuổi từ 40 -59 cho kết quả rằng việc ăn cà rốt sống có tác dụng đáng kể trong việc hạ huyết áp. Cà rốt có chứa nhiều hợp chất phenolic như: axit chlorogenic, p -coumaric và caffeic, giúp thư giãn mạch máu, giảm viêm từ đó làm giảm huyết áp tâm trương.
9. Chuối
Chuối là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến ở nước ta. Loại quả này chứa nhiều tinh bột, pectin, các loại vitamin thiết yếu như vitamin A, B, C,… Đặc biệt, chuối tiêu giúp thanh nhiệt, giảm huyết áp và cholesterol trong máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra hàm lượng kali trong chuối có khả năng giảm huyết áp. Khảo sát cũng cho thấy ở nhóm người thường xuyên ăn chuối tiêu từ 1-2 quả mỗi ngày có tỉ lệ tai biến mạch máu não do huyết áp cao thấp hơn hẳn so với những người không ăn chuối khoảng 23,6%.
Chuối ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể dùng làm các món sinh tố. Hoặc vỏ chuối phơi khô sau đó sắc uống trong 2 tuần.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chế độ ăn uống cho người cao huyết áp
10. Sử dụng trà giảo cổ lam hạ huyết áp
Sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric- hợp chất này đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định huyết áp.
Ngoài ra, trà giảo cổ lam còn có tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao, điều trị tiểu đường type 2, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, …
Có thể dùng nước trà giảo cổ lam thay thế nước lọc và uống mỗi ngày. Thời điểm uống trà mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất là vào buổi sáng và đầu giờ chiều.
Sản phẩm Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh phân phối trên toàn quốc. Để mua trà Giảo cổ lam quý khách hàng có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh để tránh trường hợp đi tìm nhà thuốc không có mất thời gian khách hàng có thể xem danh sách nhà thuốc “TẠI ĐÂY”. Khi mua, quý khách hàng nên chú ý nói rõ mua thương hiệu Tuệ Linh và nhớ kiểm tra bao bì sau khi tiếp nhận sản phẩm.
Kết luận
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các thực phẩm kể trên, bạn cũng cần kết hợp với một lối sống mạnh như: tích cực tập luyện thể dục, loại bỏ những thói quen xấu (uống rượu, hút thuốc lá, ăn mặn,…), theo dõi huyết áp thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ,… Kiên trì với những thói quen lành mạnh không chỉ có chỉ số huyết áp tâm trương của bạn sẽ được kiểm soát tốt mà sức khỏe toàn diện của bạn cũng được cải thiện tích cực hơn.