Muối là gia vị không thể thiếu khi bạn chế biến các món ăn, không chỉ giúp hương vị của món ăn trở nên đậm đà hơn mà các thành phần trong muối còn có vai trò thiết yếu với cơ thể. Tuy nhiên, thói quen ăn nhiều muối (ăn mặn) khiến bạn đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe, trong đó có huyết áp cao. Cùng tìm hiểu tác hại của thói quen này đối với chỉ số huyết áp của bạn nhé.
Mục lục
Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp là tình trạng bệnh lý khá phổ biến. Cao huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Cao huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi chúng có thể khiến bạn đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ não, mù mắt, viêm thận,… mà không hề có biểu hiện cụ thể cũng như nguyên nhân gây bệnh.
Một số dấu hiệu có thể có ở những bệnh nhân cao huyết áp nặng, đó là: mờ mắt, choáng váng, chóng mặt, đau đầu dữ dội,…
Chỉ số huyết áp của bạn không phải sẽ luôn luôn ở nguyên ở một số cố định mà sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Khi vận động mạnh, tập thể dục,… nhịp tim đập nhanh hơn khiến cho chỉ số huyết áp có thể tăng cao. Ngược lại, khi tim đập chậm lại, lực cơ tim nhẹ thì huyết áp có thể bị giảm xuống.
- Khi tuổi càng cao, do lòng mạch hẹp lại hoặc thành mạch máu đàn hồi kém tạo nên sức cả của mạch máu khiến cho chỉ số huyết áp thay đổi.
- Khi cơ thể bị thương, mất máu quá nhiều cũng ảnh hưởng đến huyết áp.
- Thói quen ăn mặn trong thời gian dài, làm tăng thể tích máu, dẫn tới tăng huyết áp.
- Tâm trạng thay đổi: lo lắng, áp lực, kích động mạnh cũng khiến chỉ số huyết áp bị ảnh hưởng.
Tầm quan trọng của muối đối với cơ thể
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo lượng muối tối đa một người trưởng thành nên tiêu thụ là 5gram/ngày. Khi tiêu thụ đủ lượng muối cần thiết cho cơ thể, chúng sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn, cụ thể:
- Tăng cường chức năng não: Muối là nguồn cung cấp natri chính cho cơ thể. Natri có tác dụng giúp cho tinh thần của bạn tươi tỉnh, hoạt động nhạy bén, là yếu tố cần thiết để phát triển não bộ. Thiếu muối natri có thể dẫn đến hôn mê, suy giảm trí nhớ.
- Duy trì huyết áp ổn định: Natri cân bằng với kali đóng vai trò quan trọng giúp duy trì huyết áp ổn định. Dư thừa natri có thể làm tăng huyết áp đáng kể, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ.
- Kiểm soát mức chất lỏng cần thiết trong cơ thể: Natri có khả năng kiểm soát mức chất lỏng cần thiết cho cơ thể của bạn, nhờ vào cơ chế thẩm thấu, chất lỏng có đặc tính khuếch tán qua một lớp màng từ vùng có nồng độ thấp đến khi cả hai đạt trạng thái cân bằng.
- Làm dịu cơ bắp: Natri trong muối giúp cân bằng và điện giải và kiểm soát lượng chất lỏng trong cơ thể, giảm tình trạng mất nước, ngăn ngừa say nắng, chuột rút.
- Giảm tình trạng say nắng: Trong những ngày hè nóng bức, say nắng rất dễ xảy ra do cơ thể bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Uống nhiều nước là giải pháp tốt để phòng ngừa say nắng, nhưng chỉ nước không là không đủ. Nước có muối, đường và vitamin sẽ giúp cân bằng điện giải cho cơ thể, giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất.
- Tốt cho da: Muối ở dạng thô nhất là một chất tẩy tế bào chết tự nhiên. Nước muối là chất sát khuẩn hữu hiệu và natri đã có trong nhiều loại kem dưỡng da với tác dụng giúp da ngậm và giữ nước. Một số loại muối như muối hồng chứa nhiều natri và magiê khi được pha vào nước tắm có tác dụng thư giãn, tốt cho tinh thần và giấc ngủ, làm săn chắc da.
Ăn mặn có gây tăng huyết áp không?
Thông thường, các chất lỏng dư thừa sau khi được lọc qua thận và đưa vào bàng quang sẽ đi theo đường nước tiểu. Thận phải hoạt động thẩm thấu để lọc nước ra khỏi máu. Nếu bạn ăn quá nhiều muối, làm tăng lượng natri trong máu, phá hủy sự cân bằng giữa natri và kali từ đó dẫn đến thận bị suy yếu, giảm khả năng lọc nước. Khi có nhiều chất lỏng không được lọc sẽ tạo áp lực cho các mạch máu dẫn đến thận và gây nguy cơ tăng huyết áp. Theo thời gian, căng thẳng kéo dài thận trở nên suy yếu, dễ mắc các bệnh lý về thận.
Huyết áp tăng do ăn quá nhiều muối có thể tạo áp lực lên động mạch, khi đó các cơ nhỏ trong thành động mạch phải hoạt động mạnh mẽ và đay hơn để đối phó. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến cho không gian bên trong động mạch hẹp hơn và huyết áp tăng cao hơn. Khi huyết áp tăng cao có thể làm vỡ hoặc tắc nghẽn động mạch, làm cho các cơ quan thiếu oxy và các dưỡng chất cần thiết, sức khỏe giảm sút, dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng.
Với những người mắc các bệnh lý nền về tim mạch, khi ăn quá nhiều muối có thể khiến huyết áp tăng cao hơn và bệnh lý trở nên tồi tệ hơn. Lúc đầu, nó có thể ảnh hưởng đến lượng máu chảy đến tim, gây ra các triệu chứng đau thắt ở ngực, nhất là khi bạn gắng sức, vận động mạnh. Khi đó, các tế bào trong tim hoạt động kém hiệu quả, nếu cơ thể tiếp tục nạp quá nhiều muối sẽ tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nguy hiểm: cơn đau tim, đột quỵ,…
Nhận biết cơ thể của bạn đang dư muối
Chúng ta khó có thể xác định chính xác lượng muối có trong mỗi loại thực phẩm bạn tiêu thụ hàng ngày. Để nhận biết xem cơ thể của bạn có đang dư thừa muối hay không, bạn có thể dựa vào một số biểu hiện dưới đây:
- Thường xuyên khát nước
- Khi đo huyết áp, thấy chỉ số tâm thu hoặc tâm trương tăng
- Cảm giác sưng phù ở chân tay
- Bị sỏi thận do thận phải hoạt động quá sức
- Cảm thấy đồ ăn nhạt nhẽo
Nếu bạn đang mắc phải các tình trạng trên, tức là cơ thể đang “biểu tình” vì lượng muối vượt quá mức cần thiết. Để hạn chế được những nguy cơ về sức khỏe do dư thừa muối gây ra, bạn cần phải điều chỉnh thói quen ăn mặn của mình càng sớm càng tốt.
Nếu bạn đang gặp phải những tình trạng trên, rất có thể bạn đang bị dư lượng muối. Bạn cần sớm điều chỉnh lại thói quen ăn uống của mình để giữ lượng muối cần thiết cho cơ thể và ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu mà thừa muối gây ra.
Thói quen ăn mặn còn gây ra các bệnh mạn tính khác
Bên cạnh tình trạng cao huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, thói quen ăn mặn có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quan và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như:
- Tăng đào thải canxi qua nước tiểu, từ đó tăng nguy cơ loãng xương, sỏi thận
- Nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư đường tiêu hóa
- Tăng protein niệu trong nước tiểu, tăng gánh nặng cho thận dẫn đến suy thận
- Tăng nguy cơ béo phì, thèm đồ ăn ngọt, khát nước thường xuyên
- Tăng tình trạng giữ nước và gây phù, đặc biệt ở bệnh nhân xơ gan và suy tim;
Biện pháp hạn chế tiêu thụ muối
Một số biện pháp giúp bạn có thể hạn chế lượng muối ăn vào, đó là:
- Giảm dần gia vị khi nấu ăn: Có thể dùng các loại gia vị khác như chua, cay hoặc các loại rau thơm, thảo quả kết hợp để tăng tính kích thích, dậy mùi hương vị, tăng vị ngon của món ăn thay cho độ mặn.
- Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn: Những loại thực phẩm này thường chứa lượng muối lớn nhằm bảo quản đồ ăn được lâu hơn, chúng thường là: thịt hun khói, giò, chả,… Thay vào đó, bạn hãy chọn dùng những thực phẩm còn tươi và tự mình chế biến.
- Hạn chế ăn đồ ăn muối: ví dụ như cà muối, dưa muối, kim chi,… những món ăn này rất kích thích vị giác, đưa miệng, nhưng chúng lại có rất nhiều muối.
Thói quen ăn mặn gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Chính bởi vậy, bạn cần chủ động kiểm soát lượng muối mình tiêu thụ, giảm thiểu bớt nếu bạn đang ăn dư muối để có thể kịp thời ngăn ngừa tăng huyết áp và những bệnh lý liên quan.
☛ Tham khảo thêm tại: Bị huyết áp cao nên làm gì?
Huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì?
Huyết áp cao nên ăn gì?
- Bổ sung axit béo không bão hòa giúp làm giảm cholesterol máu, kéo giãn sự kết tập của tiểu cầu, ức chế sự hình thành máu đông, dự phòng tai biến mạch máu não. Loại này có trong các loại cá, đặc biệt là cá biển. Cá biển còn giàu axit linoleic có tác dụng tăng tính đàn hồi của mao mạch, giảm nguy cơ vỡ mạch máu và phòng ngừa các biến chứng của bệnh cao huyết áp.
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: có trong yến mạch, hạt bắp, mì,…bạn cần lựa chọn các nguồn bổ sung chất xơ tự nhiên, chưa qua chế biến. Chất xơ giúp đẩy nhanh quá trình bài tiết axit mật từ phân, giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, ngăn ngừa huyết áp cao. Cần bổ sung tối thiểu 15g chất xơ/ngày, việc này cũng giúp ích cho người bị khó tiêu hóa, đầy bụng khi huyết áp cao.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Rau xanh( đặc biệt là rau cải) và trái cây có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất quan trọng, nhất là vitamin C, E. Chúng có thể làm giảm mỡ máu, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh và đặc biệt giúp ngăn ngừa nguy cơ huyết áp cao. Các khoáng chất crom, kẽm, selen có trong trái cây cũng giúp chuyển hóa lipid và glucid, iot, ức chế hấp thu cholesterol ở đường ruột.
Huyết áp cao nên kiêng gì?
- Muối: Người bị cao huyết áp tuyệt đối không nên ăn mặn. Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, một người chỉ nên tiêu thụ không quá 5g muối/ ngày. Ăn quá nhiều muối sẽ tạo áp lực cho cơ trơn của thành mạch, gây tích nước trong tế bào, co mạch, tăng sức cản ngoại vi dẫn tới huyết áp tăng. Giảm bớt lượng muỗi trong thực đơn hàng ngày của bạn có thể cải thiện chỉ số huyết áp từ 5-6 mmHg.
- Rượu: Uống nhiều rượu làm tăng kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, cản trở hoạt động mạch máu và gây huyết áp cao. Ở nam giới, bệnh nhân huyết áp cao chỉ cần uống khoảng 150 – 300 ml rượu bia có nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 2 – 5 lần so với những người có huyết áp bình thường hoặc những người không uống rượu bia.
- Mỡ động vật: Mỡ động vật và các loại thức ăn nhiều dầu mỡ có chứa nhiều cholesterol, mặc dù cần thiết cho sự phát triển của cơ thể nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp.
- Nội tạng động vật: Trong nội tạng động vật có chứa hàm lượng chất béo bão hoà và cholesterol cao hơn nhiều so với thịt. Khi tiêu thụ quá nhiều sẽ dẫn đến tăng mỡ máu, gây hại cho tim mạch, tăng huyết áp. Ngoài ra, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc còn tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh ung thư, não, giun sán, viêm cơ tim, viêm phổi,…
☛ Gợi ý: Thực đơn cho người bị huyết áp cao
Bùi Trung đã bình luận
công việc bận rộn nên nhiều khi tôi có thời gian để nấu ăn nên thường dùng một số đồ ăn mua sẵn như giò, dăm bông… Có ảnh hưởng xấu tới huyết áp không bác sĩ, tôi bị huyết áp cao 2 năm nay
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Trung!
Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong điều trị huyết áp cao. Anh nên xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn như giò, giăm bông… nhé. Đây là những thực phẩm có chứa nhiều muối và gia vị, sử dụng thường xuyên gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh của anh cũng như sức khỏe nói chung. Thay vì sử dụng những thực phẩm này, anh nên bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh của mình như các loại rau xanh, trái cây, cá béo… Anh có thể tham khảo chi tiết tại đây https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-nen-an-gi.html