Thói quen ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân dẫn tới tiểu đường. Bởi vậy mà có không ít bệnh nhân thắc mắc, có phải họ ăn nhiều đường nên mắc tiểu đường? Thực tế, thói quen ăn uống này vô tình làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Cùng tìm hiểu cơ chế hình thành tiểu đường từ thói quen ăn nhiều đường để có những biện pháp phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả nhé.
Mục lục
- 1. Bệnh tiểu đường là gì?
- 2. Mối quan hệ của đường trong thực phẩm và đường trong máu
- 3. Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?
- 4. Ăn bao nhiêu đường để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường?
- 5. Một số cách giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
- 6. Giảo cổ lam Tuệ Linh – hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tiểu đường
- 7. Kết luận
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể khiến cho lượng đường trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường. Lượng đường trong máu quá cao, thận không thể lọc hết nên sẽ thải ra ngoài theo đường tiểu tiện. Từ đó, giới chuyên môn gọi căn bệnh này là “tiểu đường” hay “đái tháo đường”.
Cơ chế hình thành bệnh tiểu đường là do lượng đường glucose đi vào trong cơ thể không được chuyển hóa thành glycogen mà trực tiếp đi vào máu khiến đường huyết tăng cao. Ở trong cơ thể người, quá tình chuyển hóa glucose thành glycogen cần đến sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Do đó, nếu thiếu hụt insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng cao gây nên bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có hai loại chính:
- Tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là tiểu đường lệ thuộc insulin. Tiểu đường loại 1 xảy ra do tuyến tụy không thể sản xuất được insulin, dẫn đến thiếu insulin. Tiểu đường loại 1 rất hiếm, thường là do di truyền.
- Tiểu đường tuýp 2 là tiểu đường không lệ thuộc insulin, bệnh xảy ra khi cơ thể vẫn sản xuất được insulin nhưng lại không chuyển hóa được đường. Tiểu đường tuýp 2 chiếm hơn 90% các ca mắc, thông thường là do sự kết hợp của nhiều yếu tố như thói quen trong lối sống, chế độ dinh dưỡng và luyện tập.
Một vài triệu chứng của bệnh tiểu đường mà bạn dễ dàng nhận biết là:
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi
- Sụt cân không nguyên do
- Khát nước
- Buồn nôn
- Thị lực suy giảm
- Quan sát kỹ sẽ thấy kiến bò nhiều ở vùng tiểu tiện
Lượng đường trong máu quá cao so với mức bình thường cũng gây nhiều ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng của cơ thể.
2. Mối quan hệ của đường trong thực phẩm và đường trong máu
Đường là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Đường có trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày dưới nhiều dạng khác nhau như đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, rau quả và thực phẩm từ sữa. Ngoài ra đường cũng được bổ sung vào thực phẩm và đồ uống trong quá trình chế biến và nấu ăn – những loại đường được thêm vào này gọi là đường tự do, cụ thể:
- Đường cát dùng trong làm bánh
- Đường trong mật ong, si-rô, nước ngọt, nước có ga
- Đường bỏ thêm vào các món ăn
- Nước ép trái cây tự nhiên có thêm đường
Bình thường máu của chúng ta chứa một lượng đường cần thiết khoảng 0,8-1,2g/l dưới dạng glucose. Phần lớn lượng đường trong máu đến từ thức ăn, có thể dưới dạng trực tiếp như đường tinh luyện nói trên khi bạn uống nước nước ngọt, nước có ga, ăn trái cây ngọt,… hoặc gián tiếp qua các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, phở, bún,… Sau khi được dạ dày và ruột non tiêu hóa, lượng đường này sẽ hấp thụ vào máu. Như vậy đường trong thực phẩm và đường trong máu có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
3. Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?
Theo số liệu thống kê cho thấy, những người ăn nhiều đồ ngọt có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 25% so với người bình thường. Ngoài ra, uống nước ngọt mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 13%. Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng thói quen ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cả trực tiếp và gián tiếp.
Theo cách trực tiếp đường tác động lên gan, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và kháng insulin cục bộ, từ đó làm rối loạn quá trình sản xuất insulin trong tuyến tụy. So với hàm lượng đường mà cơ thể tiêu thụ là quá nhiều, lượng insulin tiết ra không đủ để chuyển hóa thành Glycogen. Do đó, đường sẽ đi vào máu và gây ra bệnh tiểu đường.
Theo cách gián tiếp, khi bạn ăn nhiều đồ ngọt nhưng lại lười vận động có thể gây thừa cân béo phì. Trọng lượng có thể dư thừa quá mức cho phép cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh tiểu đường.
Tóm lại, người ăn nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Tuy nhiên không phải ai ăn nhiều đường cũng sẽ mắc bệnh tiểu đường. Điều này phụ thuộc vào cách bạn sử dụng đồ ngọt như thế nào. Rất nhiều người có có thói quen ăn nhiều đường, nhưng chúng lại là các loại đường tự nhiên có trong trái cây, hoa quả chín. Ngoài ra, họ còn kết hợp ăn nhiều ranh xanh, uống nhiều nước, luyện tập thể dục,… Điều này khiến họ không bị mắc bệnh tiểu đường.
➤ Đọc thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 chuẩn y khoa
4. Ăn bao nhiêu đường để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường?
Đường tự do là loại đường có nhiều trong bánh quy, kẹo ngọt, nước có ga – loại đường này hấp thụ vào máu rất nhanh, là yếu tố nguy hiểm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, tất cả chúng ta nên cắt giảm lượng đường tự do trong mỗi bữa ăn. Lượng đường tối đa được bác sĩ khuyên dùng dành cho nam giới ở độ tuổi trường thành rơi vào khoảng 36g mỗi ngày. Con số này ở nữ giới giảm xuống còn 25g.
Để đơn giản hóa việc tính toán, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây cũng là cách để hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể:
- Ưu tiên việc nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lí được lượng đường bạn cho vào món ăn.
- Hạn chế uống nước ngọt, nước có ga, các loại bánh quy và kẹo ngọt vì chúng chứa nhiều đường tinh luyện.
- Thay thế ăn đồ ngọt bằng trái cây vì chúng chứa đường tự nhiên không làm tăng nguy cơ bị tiểu đường.
☛ Tham khảo thêm tại: Các loại đường tốt cho bệnh nhân tiểu đường
5. Một số cách giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Như đã trình bày ở trên, ngoài thói quen ăn nhiều đường, bệnh tiểu đường còn gây ra bởi nhiều yếu tố như thừa cân béo phì, lối sống lười vận động, huyết áp cao,… Vì vậy muốn phòng tránh bệnh tiểu đường trước tiên, bạn cần kiểm soát được các yếu tố nguy cơ trên.
Như vậy, bên cạnh việc hạn chế lượng đường trong bữa ăn, dưới đây là một số biện pháp giúp người bệnh phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bao gồm:
Quản lý cân nặng: Ở người thừa cân béo phì, khả năng sản sinh insulin kém hơn so với người bình thường khiến cho lượng insulin trong cơ thể không đủ để thực hiện chuyển hóa đường trong máu. Từ đó tiểu đường xuất hiện. Do đó, cân nặng và bệnh tiểu đường có liên quan chặt chẽ đến nhau. Để phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường, bạn cần biết cách quản lý cân nặng của mình. Giảm 5-7% trọng lượng cơ thể có thể giúp giảm 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hãy bắt đầu giảm cân nếu cân nặng của bạn vượt quá mức cho phép.
Vận động thường xuyên: Lối sống lười vận động được xem là yếu tố gián tiếp gây nên bệnh tiểu đường. Duy trì vận động 150 phút mỗi tuần vừa giúp giảm cân hiệu quả, ổn định đường huyết, vừa giúp cơ thể thải độc, tăng cường tuần hoàn, nâng cao hệ miễn dịch. Bạn cần biết cách phân bổ thời gian luyện tập cho hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất. Thay vì tập luyện quá sức một vài buổi trong tuần, bạn nên chia ra tập 5 buổi/ tuần, mỗi ngày 30-45 phút.
Ăn nhiều rau xanh: Chất xơ có trong rau xanh sẽ làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Do đó bổ sung nhiều rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày giúp bạn phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Tốt nhất nên ưu tiên chọn các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, cải bắp, rau chân vịt,… Chế biến các món rau luộc sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn thay vì những món xào dầu mỡ.
Ăn vừa đủ và đúng bữa: Chia nhỏ lượng thức ăn ra thành 5 bữa nhỏ giúp kiểm soát lượng thức ăn nạp vào tốt hơn. Ngoài ra thói quen ăn đúng giờ, không ăn quá no hoặc quá đói giúp tuyến tụy tiết đủ lượng insulin vào đúng các thời điểm sau ăn.
Tránh dùng rượu bia, thuốc lá: Đồ uống chứa cồn và các chất gây kích thích khi sử dụng lâu dài cũng làm giảm khả năng sản sinh insulin của tuyến tụy, gây bệnh tiểu đường. Không những vậy, rượu bia hay thuốc lá đối với người bình thường cũng rất có hại cho sức khỏe. Do đó, hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá vừa tốt cho sức khỏe, vừa ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường.
Sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lý: Tránh làm việc căng thẳng và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày khiến cơ thể được thư giãn, thoải mái. Đây cũng là một điều quan trọng giúp phòng tránh bệnh tiểu đường.
6. Giảo cổ lam Tuệ Linh – hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Giảo cổ lam được bác sĩ khuyên dùng là sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Nói đến tác dụng này phải kể đến thành phần phanoside có trong sản phẩm giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu.
Năm 2011, Hội Đái tháo đường Thụy Điển phối hợp với Bộ môn Dược lý của trường ĐH Y Hà Nội để thực hiện thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Kết quả thu được cho thấy chỉ số đường của các bệnh nhân đều giảm, cụ thể: Bệnh nhân được thử nghiệm đều có chỉ số đường huyết rất cao từ 9-14mmol/l, sau 12 tuần sử dụng giảo cơ làm với liều lượng 6g/ngày ( tương đương 3 gói trà giảo cổ lam 2g) thì chỉ số đường huyết đều giảm xuống 3mmol/l.
Ngoài ra, Giảo cổ lam có chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, được nghiên cứu bởi các GS.TS đầu ngành trong lĩnh vực y dược cả ở trong và ngoài nước. Do vậy mà sản phẩm giảo cổ lam an toàn, không có độc tính, người bệnh có thể an tâm sử dụng trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý khác.
Kế thừa thành tựu nghiên cứu khoa học, công ty TNHH Tuệ Linh cho ra đời 2 sản phẩm chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên Giảo cổ lam 5 lá đó là viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh và trà Giảo cổ lam Tuệ Linh. Sản phẩm giúp hạ đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường; hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường type 2.
Hiện nay, sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Để xem hiệu thuốc gần nhà bạn nhất, xem chi tiết danh sách các nhà thuốc TẠI ĐÂY
7. Kết luận
Tóm lại chế độ ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Kết hợp với lối sống lười vận động, tình trạng thừa cân béo phì càng làm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Để phòng ngừa bệnh tiểu đường, trước hết bạn cần thay đổi chế độ ăn uống bằng cách hạn chế ăn ngọt, thay vào đó hãy thay thế đồ ngọt nhân tạo bằng đường tự nhiên từ trái cây, ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ và uống đủ nước mỗi ngày.
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần kết hợp với luyện tập thể dục và xây dựng lối sống khoa học để giúp bạn giảm nguy cơ mắc tiểu đường một cách tối ưu nhất.
Chính đã bình luận
mình chẩn đoán bị tiền tiểu đường, đôi khi cũng thèm ăn ngọt lắm vậy phải kiêng đường tuyệt đối đúng không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Chính!
Khi bị tiểu đường, bệnh nhân cần hạn chế ăn các thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường. Tuy nhiên, không phải kiêng hoàn toàn tất cả các loại đường. Có một số loại đường dành cho người tiểu đường. Anh có thể tham khảo tại đây https://www.giaocolam.vn/duong-cho-nguoi-tieu-duong.html