Ăn ớt có làm tăng huyết áp không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân cao huyết áp đặt ra. Để giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi đọc kỹ bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Ớt tác động đến bệnh cao huyết áp như thế nào?
Để trả lời được câu hỏi “ăn ớt có tăng huyết áp không?”, trước tiên bạn biết được ớt tác động đến bệnh cao huyết áp theo chiều hướng tiêu cực hay tích cực. Điều này được xác định dựa trên hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong trái ớt.
Cụ thể, ớt chứa Capsaicin là hợp chất tạo ra vị cay đặc trưng, các loại vitamin A, C, B2, B3, B6 cùng nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt, kali, phốt pho. Trong đó:
- Kali: Làm thư giãn mạch máu, giúp chúng đàn hồi hơn và có thể điều chỉnh tốt hơn với sự dao động của huyết áp
- Vitamin B3: Giúp cải thiện mức cholesterol trong máu, từ đó hạn chế xơ vữa động mạch.
- Capsaicin: Làm giảm cảm giác thèm ăn và tăng cường đốt chất béo mang lại tác dụng giảm cân và duy trì cân nặng. Trong khi đó, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng.
3 hợp chất này đều mang lại tác động tích cực đến căn bệnh cao huyết áp khi kiểm soát giúp huyết áp không tăng cao, đồng thời phòng ngừa được các biến chứng liên quan đến tim mạch do huyết áp gây ra.
Ngược lại, ớt cũng có thể tác động tiêu cực đến huyết áp nếu như bạn ăn quá nhiều bởi vị cay từ ớt khiến cơ thể nóng lên, tim đập nhanh kéo theo áp lực của máu lên thành động mạch tăng cao, từ đó gây tăng huyết áp.
2. Ăn ớt có làm tăng huyết áp không?
Nhiều người lo lắng rằng ăn ớt có thể làm tăng huyết áp. Sở dĩ họ có suy nghĩ như vậy là có cơ sở, bởi vị cay của ớt làm tăng nhịp tim, từ đó kích hoạt áp lực máu tác động lên thành mạch tăng cao, từ đó làm tăng huyết áp. Song những chất dinh dưỡng trong ớt lại có thể kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
Vậy thực hư ăn ớt có làm tăng huyết áp không? Trên thực tế, điều này còn phụ thuộc vào lượng ớt bạn ăn là nhiều hay ít. Cụ thể, nếu bạn ăn quá nhiều ớt thì trường hợp huyết áp tăng cao hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, khi ăn một lượng ớt vừa đủ ở mức độ không quá cay thì bạn không cần quá lo lắng. Ớt sẽ không gây tăng huyết áp nếu ăn một lượng phù hợp.
Có thể bạn chưa biết nhưng cho đến nay vẫn chưa có một thử nghiệm nào trên người để đưa ra kết luận ăn ớt gây tăng huyết áp. Ngược lại, gần đây có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn ớt có thể làm giảm huyết áp và ngăn ngừa huyết áp tăng cao.
Cụ thể, vào tháng 7 năm 2021, Giáo sư Li Liming của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Bắc Kinh và những người khác đã thực hiện dự án Nghiên cứu Triển vọng về Bệnh mãn tính Trung Quốc để phân tích dữ liệu của gần 54.000 người ở Đồng Hương, Chiết Giang, Trung Quốc. Kết quả phát hiện ra rằng ăn cay thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Nghiên cứu bao gồm 53916 phụ nữ trưởng thành trong độ tuổi 30-79, 44,4% trong số họ bị cao huyết áp, 12,3% trong số họ ăn đồ cay ít nhất một lần một tuần.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố lối sống, chỉ số khối cơ thể, vòng eo, thời gian ngủ và các yếu tố khác, nghiên cứu cho thấy so với những người không bao giờ ăn cay, những phụ nữ ăn cay từ 1 – 2 lần và hơn 3 lần một tuần có huyết áp cao giảm với tỷ lệ tương ứng là 10% và 12%. Còn lại, phụ nữ càng ăn nhiều đồ cay mỗi tuần thì huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương càng giảm rõ rệt.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cơ chế cụ thể của việc ăn đồ cay để giảm nguy cơ cao huyết áp vẫn chưa rõ ràng, song nguyên nhân có thể liên quan đến chất capsaicin chứa trong ớt.
Do đó, bệnh nhân huyết áp cao không cần quá nghiêm khắc với chế độ ăn. Nhiều món ăn cần phải thêm chút vị cay của ớt mới gia tăng độ ngon. Vì thế người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn và ăn chúng nếu biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống để đảm bảo vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng.
☛ Tham khảo thêm: Người bị cao huyết áp nên uống gì để hạ nhanh?
3. Lưu ý ăn ớt cho người cao huyết áp
Người cao huyết áp vẫn có thể ăn ớt nhưng phải ở mức vừa phải. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn lo lắng về độ cay của ớt thì có thể lựa chọn ớt không cay, điển hình là ớt chuông. Loại ớt này là siêu thực phẩm không chỉ tốt cho người huyết áp cao mà bổ sung dinh dưỡng cho cả những người khỏe mạnh.
Ngoài ra, nếu lựa chọn ớt cay, hãy ăn một lượng vừa đủ, tuyệt đối không lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh cao huyết áp. Vậy một số điều cần lưu ý cho người cao huyết áp khi ăn ớt là:
- Không ăn quá cay vì nó có thể gây hại cho dạ dày đồng thời vị cay nồng còn lấn át hết hương vị của món ăn.
- Có thể ăn ớt mỗi ngày nhưng chỉ ăn với 1 lượng nhỏ.
- Không ăn ớt khi bụng đói vì nó ảnh hưởng đến lớp niêm mạch dạ dày.
- Tránh ăn các món có ớt khi vừa mới chế biến xong vì nhiệt độ nóng sẽ gia tăng mức độ cay của ớt.
- Nên kết hợp ớt cùng các nguyên liệu khác trung hòa vị cay đồng thời tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.
- Nếu ăn cay khó chịu, người bệnh có thể làm dịu cảm giác này bằng sữa tươi, tránh uống nhiều nước vì có thể khiến huyết áp tăng cao.
- Dù ăn ớt hay không, người bệnh luôn luôn phải duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học bằng việc ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tăng cường thịt cá, giảm mỡ động vật, đặc biệt hạn chế ăn mặn để xây dựng sức khỏe từ bên trong. Kết hợp thêm tập luyện thể dục tăng cường sức khỏe cho huyết áp và tim mạch.
☛ Bài viết tham khảo: Huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì?
4. Trường hợp nào không nên ăn ớt
Huyết áp cao vẫn có thể ăn ớt ở lượng vừa đủ. Tuy nhiên, nếu huyết áp cao kèm theo tình trạng dưới đầy thì tuyệt đối không nên sử dụng ớt. Điều này đã được các chuyên gia khuyến cáo. Những trường hợp này bao gồm:
- Người đang mắc bệnh dạ dày như viêm loét, xuất huyết, viêm thực quản
- Người mắc bệnh tim
- Người có vấn đề về túi mật như viêm túi mật, sỏi mật
- Người vừa vừa phẫu thuật xong có vết thương chưa lành
- Người bị trĩ, táo bón
- Người mắc bệnh thận
- Những người bị viêm da hay người có nhiều mụn
- Người bị cường giáp
- Người bị viêm loét miệng
- Phụ nữ mang thai và mới sinh con
5. Giảo cổ lam dành cho người huyết áp cao
Kết hợp với các biện pháp điều trị tăng huyết áp từ thuốc, chế độ ăn uống luyện tập và thói quen trong đời sống hàng ngày, người bệnh có thể tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định huyết áp từ thiên nhiên giúp rút ngắn quá trình điều trị bệnh, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng huyết áp cao liên quan đến tim mạch.
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện là sản phẩm được nhiều chuyên gia và khách hàng tin tưởng sử dụng bởi khả năng hạ và kiểm soát huyết áp ở mức ổn định. Công dụng này thậm chí đã được nghiên cứu và chứng minh.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh rằng: uống Giảo Cổ Lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric. Hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, nhờ đó hạ mức huyết áp xuống và duy trì ở mức ổn định an toàn.
Ngoài ra, lượng lớn Adenosine có trong giảo cổ lam góp phần ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim đột ngột, kích hoạt giấc ngủ sinh lý, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Tất cả những điều trên cho thấy giảo cổ lam rất hiệu quả cho bệnh nhân cao huyết áp. Với mức độ lành tính cao, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dài hạn theo xuyên suốt cả một quá trình điều trị huyết áp cao mà không lo bất cứ tác dụng phụ nào.
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm xem danh sách các nhà thuốc và mua hàng online TẠI ĐÂY
☛ Đọc thêm: Giảo cổ lam hạ và ổn định huyết áp
Như vậy, nhưng thông tin của bài viết trên đây chính là câu trả lời cho thắc mắc “Ăn ớt có tăng huyết áp không?”. Thực tế ăn ớt ở mức độ vừa phải không ảnh hưởng đến huyết áp. Nhưng lạm dụng thì không được. Ăn quá nhiều ớt không chỉ khiến huyết áp tăng cao mà còn gây ra những hệ lụy khác như viêm loét dạ dày, nóng trong, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Tốt nhất hãy biết cách cân đối dinh dưỡng để kiểm soát huyết áp ổn định. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ vớii chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp cụ thể.