Một chế độ ăn uống lành mạnh góp phần xây dựng một sức khỏe tốt, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường. Việc ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết trong máu, giảm nguy cơ biến chứng do bệnh gây ra. Bài viết sau đây sẽ bật mí giúp bạn cách xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cho người tiểu đường an toàn, hiệu quả nhé.
Mục lục
Tại sao phải xây dựng chế độ dinh dưỡng riêng cho người tiểu đường?
Trong trường hợp bạn và gia đình bạn có người bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên rằng: nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để họ xây dựng một chế độ ăn uống riêng cho người tiểu đường. Bời vì có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn hoặc người thân kiểm soát được lượng đường (glucose) có trong máu tốt hơn. Đồng thời kiểm soát được các yếu tố nguy cơ mắc cách bệnh tim mạch như huyết áp cao, mỡ máu cao.
Nếu chế độ ăn của bạn chứa nhiều calo và chất béo cơ thể sẽ tự động chuyển hóa chúng thành glucose, khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao. Nếu lượng đường huyết trong máu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương thần kinh, tim và thận.
Chính vì thế việc lựa chọn và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh là điều vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát và giữ mức đường huyết ở ngưỡng an toàn cho có thể. Để có thể xây dựng một chế độ ăn uống tốt cho người bị tiểu đường các bạn nên chú ý kỹ 4 nguyên tắc ở ngay bên dưới đây nhé.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) và Hiệp hội Đái tháo đường Châu Âu (EASD) việc tuân thủ nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người tiểu đường là nền tảng cơ bản trong việc điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường. Đặc biệt đối với người bị tiểu đường tuýp 2 bắt buộc chỉ định điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Sau đây là những nguyên tắc cơ bản bạn cần tuân theo khi xây dựng chế độ ăn uống cho người tiểu đường.
Nguyên tắc chung
Khi bắt đầu xây dựng chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường bạn cần chú ý là lựa chọn những loại thực phẩm tốt nhưng nguyên tắc chung sau đây.
- Cung cấp đủ chất béo, đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Không làm tăng lượng glucose có trong máu sau khi ăn.
- Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
- Duy trì được các hoạt động hàng ngày.
- Duy trì được chỉ số cân nặng lý tưởng, tránh tình trạng gút cân hoặc tăng cân quá mức.
- Hạn chế được các yếu tố nguy cơ như: rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tổn thương đến gan, thận…
- Điều chỉnh phù hợp với thói quen của người bị tiểu đường
Tổng năng lượng hàng ngày
Để chế độ ăn đạt được hiệu quả nhất bạn nên tính kỹ tổng năng lượng calo nên đưa vào mỗi ngày để đảm bảo duy trì các hoạt động thể chất bình thường. Tùy vào thể trạng béo hay gầy hoặc tình trạng bệnh sẽ có công thức tính khác nhau như:
Đối với những người tiểu đường gặp phải tình trạng béo phì sẽ tính theo công thức sau:
- Nam giới: 26 kcal/kg/ngày.
- Nữ giới: 24 kcal/kg/ngày.
Công thức tính lượng calo theo tình trạng hoạt động thể chất của người tiểu đường là:
- Nằm điều trị tại giường: 25 kcal/kg/ngày.
- Người có thể lao động nhẹ và vừa: 30 – 35 kcal/kg/ngày.
- Người thực hiện các công việc lao động nặng: 35 – 40 kcal/kg/ngày.
Tỷ lệ thành phần thức ăn so với tổng năng lượng
Khi tính được tổng năng lượng cần đưa vào hàng ngày bạn sẽ lên thực đơn cho từng ngày dựa theo tỷ lệ thành thần thức ăn dựa trên nguyên tắc sau:
Thực phẩm chức glucid
Nhóm này chiếm khoảng 50 – 60% năng lượng hàng ngày, là nguồn cung cấp đường chủ yếu cho cơ thể. Một số thực phẩm thuộc nhóm này: gạo, khoai, sắn, bột mì…
Thực phẩm Protein
Theo khuyến cáo tỷ lệ thực phẩm nhóm Protein (chất đạm) chiếm khoảng 15 – 20% năng lượng hàng ngày. Chất đạm là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể cần được bổ sung thông qua chế độ ăn hàng ngày. Một số loại thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa….
Thực phẩm chứa Lipid
Nhóm thực phẩm này chiếm khoảng 20 – 30% đối với người có trọng lượng và lipid máu bình thường. Thực phẩm chứa lipid còn gọi là chất béo thường có nhiều trong các loại thức ăn chứa dầu, mỡ như mỡ động vật, dầu ăn, lạc, hạt điều, hạt dẻ…
Thực phẩm chứa acid béo
Acid béo có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như: cung cấp năng lượng, giữ ấm cơ thể, xây dựng tế bào, sản xuất hormone… Acid béo được chia làm 3 loại la acid béo no, acid béo không no đơn và acid béo không no đa. Để có thể giúp cơ thể hoạt động được bình thường những loại acid này chiếm khoảng 10% năng lượng hằng ngày.
Lượng Cholesterol
Cholesterol có vai trò nhất định trong việc sản xuất hormone, tạo ra vitamin D, và các chất để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu cơ thể chứa quá nhiều cholesterol sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị rằng hàm lượng cholesterol đưa vào cơ thể phải nhỏ hơn 300mg/ngày. Những loại thực phẩm chứa cholesterol tốt như: trứng, phô mai, cá mòi, sữa chua
Hàm lượng chất xơ
Chất xơ đóng một có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa những chứng bệnh mạn tính như: bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh ung thư, thừa cân béo phì, bệnh táo bón,… Do đó các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người nên bổ sung khoảng 20 – 35g/ngày. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: lê, táo, cà rốt, chuối, bông cải xanh, hạt chia….
Phân chia bữa ăn trong ngày hợp lý
Sau khi tính toán xong tổng năng lượng hàng ngày và chọn ra được các loại thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu calo cần thiết, bạn cần phân chia chúng vào các bữa cụ thể. Đối với người bị tiểu đường nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để hạn chế được việc tăng đường huyết quá mức sau khi ăn. Đồng thời giảm được tình trạng hạ đường huyết khi đói, nhất là ở những người đang phải dùng thuốc hạ đường huyết.
Để tốt nhất bạn nên chia lượng thức ăn trong một ngày thành 5 – 6 bữa theo gợi ý sau.
- Bữa sáng: 20% tổng năng lượng một ngày
- Bữa phụ sáng: 10% tổng năng lượng một ngày.
- Bữa trưa: 25% tổng năng lượng một ngày.
- Bữa phụ chiều: 10% tổng năng lượng một ngày.
- Bữa tối: 25% tổng năng lượng một ngày.
- Bữa phụ tối: 10% tổng năng lượng một ngày.
Người bị tiểu đường kiêng ăn gì?
Để quá trình điều trị bệnh đái tháo đường đạt kết quả tốt nhất, người bị tiểu đường nên hạn chế các loại thực phẩm sau.
Tinh bột
Trong tinh bột chứa một lượng lớn glucose. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cho tình trạng bệnh của những người bị bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn. Bời vì loạt thực phẩm này sẽ làm tăng lượng đường có trong máu. Do đó, khi đưa tinh bột vào chế độ ăn uống cho người tiểu đường bạn cần phải tính toán kỹ nên lựa chọn loại tinh bột nào có hàm lượng calo thấp.
Đồ ngọt
Các loại đồ ngọt như: bánh, kẹo, nước ngọt có gas,… là những loại thực phẩm chứa rất nhiều calo và glucose. Nếu ăn quá nhiều chúng sẽ khiến lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Do đó khi xây dựng chế độ ăn uống cho người tiểu đường bạn nên loại bỏ hoàn toàn hoặc hạn chế tối đa đồ ngọt.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: [Tham khảo] Các loại đường tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, xúc xích…nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng tiền tiểu đường hoặc bị tiểu đường. Do đó, những người đang bị đái tháo đường nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này để tránh những biến chứng nguy hiểm về hệ thần kinh, gan, thận, mắt….
Khoai tây
Hoạt chất Glycemic Inde có trong khoai tây có tác dụng đẩy quá trình chuyển hóa dẫn đến lượng đường huyết trong máu tăng cao. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các tế bào tuyến tụy có vai trò sản sinh hormone insulin cần thiết cho chuyển hóa đường trong máu. Chính vì thế, bạn nên hạn chế ăn loại thực phẩm này để lượng glucose trong máu duy trì ở mức độ ổn định.
Người bị tiểu đường nên ăn, uống gì?
Để có được một chế độ ăn uống cho người tiểu đường trở nên phong phú hơn bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau.
Cá
Các loại cá như: cá hồi , cá mòi, cá trích, cá cơm và cá thu….chứa rất nhiều axit béo omega-3 DHA và EPA có tác dụng tốt cho sức khỏe tim mạch. Đối với người bị đái tháo đường việc bổ sung đủ omega-3 sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ não. Bởi các hoạt chất DHA và EPA có tác dụng bảo vệ các tế bào lót trong thành mạch máu. Đồng thời giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm và cải thiện hoạt động của động mạch.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong những loại rau giàu chất dinh dưỡng nhất. Hơn thế nữa loại rau này có lượng calo rất thấp, nửa chén bông cải xanh chỉ chứa 27 calo và 3g carbs.
Hơn thế nữa, qua việc nghiên cứu chế độ ăn uống của người bị tiểu đường các nhà khoa học đã phát hiện ra việc thường xuyên ăn bông cải xanh có thể là tăng nồng độ insulin và bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do được tạo ra trong quá trình trao đổi chất.
Hạt chia
Hạt Chia là một loại thực phẩm tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Bởi chúng cực kỳ giàu chất xơ nhưng lại chứa ít carbs. Đặc biệt là ăn nhiều hạt này cũng không làm tăng lượng đường trong máu.
Đặc biệt hơn, chất xơ có trong hạt Chia có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn bằng cách làm chậm quá trình chuyển hóa và hấp thu thức ăn qua ruột. Bên cạnh đó, hạt Chia còn làm giảm cảm giác đói, khiến bạn cảm thấy no lâu hơn và hạn chế được lượng thức ăn đưa vào trong cơ thể.
Nghệ
Nghệ là một loại gia vị có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của mọi người. Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin có thể làm giảm triệu chứng viêm nhiễm và làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
☛ Tìm hiểu thêm tại: Món ngon dành cho người tiểu đường
Giảo cổ lam giúp giảm lượng đường trong máu
Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, bạn có thể sử dụng một số loại trà có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ ổn định lượng đường huyết có trong máu như Giảo cổ Lam.
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong vào ngoài nước đã chứng minh rằng: Giảo cổ lam là một loại dược liệu có tác dụng giảm đường huyết bằng cách kích thích tế bào beta đảo tụy tăng tiết insulin. Đồng thời làm giảm tính kháng của tế bào đối với insulin và giảm tổng hợp glucose ở gan. Việc uống trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày, sau 4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3 mmol/l so với trước khi sử dụng. Hơn thế nữa, Giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu của bệnh nhân tiểu đường.
Để quá trình sử dụng trà Giảo cổ lam đạt được kết quả cao nhất bạn nên lựa cho những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Bởi vì trên thị trường hiện nay có bán nhất nhiều loại thực vật gần giống với cây Giảo cổ lam khiến cho nhiều người nhận nhầm, dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả và có những tác dụng phụ không mong muốn. Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh là một sản phẩm được nghiên cứu và có nguồn gốc rõ ràng mà bạn có thể yên tâm khi sử dụng.
Lời kết
Dựa theo những gợi ý phía trên, hy vọng bạn có thể xây dựng một chế độ ăn uống cho người tiểu đường đa dạng hơn và ngon miệng hơn. Đồng thời đảm bảo được việc duy trì ổn định lượng đường huyết có trong máu.
Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/nutrition/16-best-foods-for-diabetics#section17
https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/diet-eating-physical-activity
http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/bo-mon-dinh-duong/che-do-an-cho-benh-nhan-dai-thao-duong/1150/
Tấn đã bình luận
bị tiểu đường tuýp 2 có phải kiêng ăn nhiều muối không, nếu hạn chế thì ngày ăn bao nhiêu là hợp lý
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Tấn!
Để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết anh nên thực hiện chế độ ăn nhạt, kiêng sử dụng nhiều muối. Chỉ nên sử dụng không quá 2.3g muối mỗi ngày, đặc biệt nếu anh mắc cả bệnh huyết áp cao chỉ nên sử dụng tối đa 1.5g muối mỗi ngày. Chúc anh sức khỏe!