Giảo cổ lam có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe con người. Không ít người sử dụng loại thảo mộc này như đồ uống quen thuộc hàng ngày. Vậy giảo cổ lam có dùng cho phụ nữ mang thai được hay không?
Mục lục
Giảo cổ lam thảo dược quý
Giảo cổ lam, hay còn gọi là cỏ trường thọ, là một loại thảo dược quý hiếm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tên khoa học của giảo cổ lam là Gynostemma Pentaphyllum. Đây là cây thân mảnh, có khả năng leo nhờ các tua cuốn đơn ở nách lá, với lá xẻ hình chân vịt giống các ngón tay. Cây giảo cổ lam thường mọc ở độ cao trên 2000m so với mực nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp và có khí hậu lạnh quanh năm.
Giảo cổ lam có ba loại: 3 lá, 5 lá và 7 lá. Tuy nhiên, loại giảo cổ lam 5 lá là loại được sử dụng phổ biến nhất vì giá trị y học vượt trội.
Giảo cổ lam chứa hơn 100 hoạt chất saponin giúp:
- Giảm cholesterol, triglyceride, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Ổn định đường huyết và huyết áp, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2.
- Cải thiện giấc ngủ và tăng cường miễn dịch.
Với tác dụng tuyệt vời, giảo cổ lam giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tác dụng của Giảo cổ lam với sức khỏe con người
Phụ nữ mang thai có dùng giảo cổ lam không?
Giảo cổ lam là thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe, như hỗ trợ điều trị tiểu đường, huyết áp và mỡ máu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên sử dụng giảo cổ lam vì:
- Chưa có nghiên cứu nào chứng minh an toàn cho thai kỳ.
- Có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Tác hại khi bà bầu uống giảo cổ lam cần biết!
Sử dụng giảo cổ lam trong thai kỳ có thể gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là những nguy cơ chính:
- Kích thích tử cung: Giảo cổ lam có thể gây co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt ở phụ nữ có tử cung yếu hoặc tiền sử sảy thai.
- Rối loạn hormone: Một số hoạt chất trong giảo cổ lam có thể gây mất cân bằng hormone, ảnh hưởng đến thai kỳ.
- Hạ huyết áp: Tác dụng hoạt huyết của giảo cổ lam có thể làm giảm huyết áp, gây nguy hiểm cho mẹ bầu.
- Nguy cơ dị tật thai nhi: Thành phần hoạt chất mạnh trong giảo cổ lam có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ dị tật hoặc sinh non.
☛ Tham khảo thêm: Tác dụng phụ của giảo cổ lam
Ngoài phụ nữ mang thai ai nên hạn chế dùng giảo cổ lam?
Dù có nhiều lợi ích, giảo cổ lam không phù hợp với mọi đối tượng. Dưới đây là các trường hợp cần hạn chế hoặc tránh sử dụng:
- Phụ nữ cho con bú: Các hoạt chất có trong giảo cổ lam có thể chuyển hóa vào sữa mẹ, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ đang bú mẹ. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú nên tránh sử dụng thảo dược này.
- Người mắc chứng hư hàn: Không nên uống giảo cổ lam bởi thảo dược này có tính lạnh sẽ gây mệt mỏi, đổ mồ hôi trộm và mất sức.
- Trẻ dưới 10 tuổi: Trẻ em dưới 10 tuổi sức đề kháng còn yếu, khó chống đỡ các thành phần hóa học mạnh có trong thảo dược. Do đó, cha mẹ cần lưu khi không cho bé sử dụng loại thảo dược này khi ở độ tuổi trên nhé.
- Người huyết áp thấp: Giảo cổ lam có tác dụng hạ huyết áp nên những người bị huyết áp thấp cần hạn chế sử dụng loại, đặc biệt là khi đói. Dùng giảo cổ lam khiến cho tăng tiết insulin làm cho sự tiêu hủy đường quá mức cho phép dễ gây tình trạng hạ đường huyết đột ngột gây ra nguy hiểm đối với bệnh nhân huyết áp thấp.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt: Cần tránh dùng loại thảo dược có tính hàn như giảo cổ lam, sẽ gây rong kinh.
- Người chuẩn bị phẫu thuật hoặc sau hậu phẫu: Giảo cổ lam có tác dụng hoạt huyết nên gây ảnh hưởng tới khả năng đông máu, làm chậm quá trình đông máu, gây nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật.
- Người mắc bệnh tự miễn: như lupus, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp,… nên tránh dùng giảo cổ lam. Tác dụng phụ của giảo cổ lam làm tăng kích thích hệ thống miễn dịch khiến mức độ bệnh trầm trọng hơn.
- Người đang chảy máu hoặc có rối loạn chảy máu, mất máu nhiều: Những đối tượng này cần tránh sử dụng giảo cổ lam. Bởi đây là thảo dược có tác dụng hoạt huyết, làm chậm quá trình đông máu. Khi sử dụng khiến tình trạng rối loạn chảy máu nặng và khó kiểm soát hơn.
Giảo cổ lam có thể tương tác với những loại thuốc như: thuốc làm giảm hệ miễn dịch, thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống co giật / chống huyết khối)… Vì vậy, trước khi sử dụng giảo cổ lam nếu đang dùng các thuốc khác hoặc đang gặp vấn đề về sức khỏe cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Cần ngưng sử dụng giảo cổ lam nếu thấy có tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ chảy máu, bầm tím.
Người huyết áp thấp không nên dùng giảo cổ lam.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: [Cảnh báo] 6 đối tượng không nên uống giảo cổ lam!