Một chế độ luyện tập đều đặn và phù hợp giúp bạn cải thiện tiểu đường khá hiệu quả. Có nhiều môn thể thao cho bạn lựa chọn, một trong những môn thể thao được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Yoga không chỉ giúp cải thiện tiểu đường mà ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra. Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu các bài tập yoga tốt cho người bệnh nhé.
Mục lục
Công dụng của yoga đối với người tiểu đường
Tập Yoga đều đặn giúp người bệnh kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả do:
- Người bị bệnh tiểu đường thường phổ biến ở độ tuổi trung niên, lúc này sức khỏe cũng dần hạn chế nên không không phù hợp để luyện tập những bài tập nặng cũng như thiêu đốt nhiều năng lượng. Vì thế, yoga rất phù hợp do đây là phương pháp luyện tập với những động tác nhẹ nhàng.
- Nhờ vào sự rèn luyện hơi thở kết hợp cùng các động tác dẻo dai, các bài tập yoga sẽ giúp thể chất và tinh thần thư giãn, đồng thời điều hòa mức cortisol cùng các hormone gây căng thẳng khác.
- Yoga còn áp dụng các tư thế kéo căng nhằm tăng tuần hoàn máu tới các tế bào, giúp tuyến tụy tăng bài tiết insulin, từ đó ổn định chỉ số đường huyết hiệu quả.
- Thường xuyên áp dụng các bài tập yoga chữa tiểu đường còn giúp cơ thể giảm hàm lượng cholesterol nhằm ngăn ngừa biến chứng cao huyết áp và tim mạch.
Chính vì thế, thường xuyên tập yoga sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết một cách an toàn và giảm nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường
Tập yoga đều đặn rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân bị tiểu đường. Dưới đây là 10 bài tập phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo:
1. Bài tập yoga biến thể vặn mình
- Bạn ngồi thẳng lưng, duỗi thẳng chân và khép lại trước mặt.
- Chân trái gập lại, sau đó đặt lòng bàn chân trái cạnh hông bên phải.
- Đặt chân phải lên đầu gối chân trái.
- Đặt tay trái lên đầu gối chân phải, còn tay phải đặt ra sau lưng.
- Từ từ xoay vặn mình ở vùng thắt lưng, vai, vùng cổ xoay và nhìn sang phải. Giữ nguyên tư thế rồi hít thở nhẹ nhàng.
- Tiếp đó xoay người về vị trí ban đầu, vẫn tiếp tục hít thở nhẹ nhàng. Thả lỏng từ tay phải, dần đến eo, ngực và cuối cùng là cổ.
- Lặp lại các thao tác này cho bên còn lại.
2. Yoga tư thế cái kẹp
- Ngồi với tư thế duỗi thẳng 2 chân trên sàn.
- Uốn cong người về phía trước, duỗi thẳng hai tay sao cho ngón tay chạm vào ngón chân cái.
- Thở ra từ từ, khi trán của bạn chạm được vào đầu gối thì cố định tư thế này.
- Chạm khuỷu tay xuống sàn nhà, lưu ý không hít vào khi đang gập người xuống.
- Giữ tư thế này trong khoảng 5 nhịp đếm, sau đó hít vào và từ từ nâng người trở lại vị trí ban đầu.
3. Yoga tư thế bánh xe
- Bạn nằm thẳng trên thảm tập, từ từ gập đầu gối và đưa chân lại gần hông. Bàn chân áp lên trên mặt tấm thảm.
- Đưa đầu gối trái chạm mặt đắt, đầu gối phải và đùi thả lỏng nghỉ trên đầu gối và đùi trái.
- Quay đầu và nhìn sang lòng bàn tay phải. Vai phải luôn chạm đất.
- Từ từ nâng bả vai lên khỏi mặt đất.
- Nâng lên đến khi cảm thấy căng ở bẹn, đùi, cánh tay, lưng, cổ và bụng thì giữ nguyên tư thế kết hợp thở đều.
- Sau khoảng vài phút thì quay đầu trở lại về trung tâm. Giữ thẳng thân và chân rồi thư giãn.
4. Yoga tư thế hình cánh buồm
- Thực hiện tư thế nằm úp trên thảm tập, hai chân mở rộng và tay đặt dọc theo hông.
- Gập đầu gối lại và dùng hai tay để giữ lấy mắt cá chân.
- Từ từ hít vào và nâng ngực lên khỏi mặt đất, kéo dần chân lên.
- Nhìn thẳng về phía trước. Hít sâu và giữ nguyên khoảng 15 giây, không di chuyển.
- Từ từ thở ra nhẹ nhàng rồi thả chân cùng ngực xuống thảm sau đó thư giãn.
5. Bài tập yoga tư thế cái cày
- Nằm thẳng trên thảm tập, duỗi hai chân, đặt hai cánh tay bên cạnh.
- Gập đầu gối lại để bàn chân áp xuống thảm tập.
- Từ từ nâng chân lên tại vùng hông. Đặt hai tay lên hông để hỗ trợ đẩy hông lên cao.
- Sau đó từ từ uốn gập chân lại, cố gắng chạm ngón chân xuống sàn. tay luôn duỗi thẳng.
- Bắt đầu thở ra nhẹ nhàng rồi đưa chân lên trên. Khi trở về tư thế nghỉ bạn hãy hít vào rồi đặt chân xuống sàn, lưu ý không để chân rơi xuống đột ngột.
- Bài tập này không sử dụng cho những người bị huyết áp cao, gan, lá lách rối loạn, trong kỳ kinh nguyệt, tiêu chảy hoặc bị chấn thương ở vùng cổ.
6. Yoga tư thế đứng thẳng vai
- Nằm thẳng trên thảm tập, hai chân mở rộng và hướng ra phía ngoài.
- Từ từ thực hiện động tác nâng chân gập đầu gối.
- Đặt lòng bàn tay dọc theo lưng để hỗ trợ nâng cao cơ thể.
- Tiếp đó dồn toàn bộ trọng lượng của cơ thể lên vai, gập cằm vào lồng ngực, kết hợp thở chậm.
- Khuỷu tay có thể chạm xuống sàn để hỗ trợ vùng lưng.
- Giữ nguyên ở tư thế này được càng lâu càng tốt. Nếu mỏi có thể trở về tư thế hạ thấp cơ thể để nằm xuống.
7. Bài tập yoga tư thế ngồi kiểu Nhật
- Thực hiện tư thế quỳ hai đầu gối trên thảm yoga. Nhẹ nhàng đặt mông lên trên gót chân.
- Sau đó đặt hai lòng bàn tay lên đầu gối, lòng bàn tay úp vào đầu gối.
- Tiếp tục nhắm mắt, kết hợp hít thở sâu, duy trì nhịp thở đều đặn.
8. Yoga tư thế đứa trẻ
- Quỳ hai chân trên thảm tập. Dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên hai đầu gối.
- Sau đó từ từ chuyển sang tư thế ngồi gập chân và trọng lượng dồn vào gót chân.
- Từ từ gập người về phía trước sao cho phần bụng đặt lên hai đùi. Duỗi thẳng hai cánh tay về phía trước.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 3-5 phút, kết hợp nhịp thở đều đặn và thả lỏng cơ thể.
- Những đối tượng đang bị chấn thương đầu gối, mang thai hoặc bị tiêu chảy không áp dụng bài tập này.
9. Yoga tư thế cây cầu
- Bạn nằm thẳng trên thảm tập.
- Co hai chân lại sao cho bàn chân sát hông và áp xuống mặt thảm.
- Từ từ lấy lực ở hai bàn chân và nâng dần cơ thể lên khỏi mặt thảm.
- Giữ nguyên tư thế ở vùng cổ và đầu. Có thể dùng hai bàn tay hỗ trợ thêm để nâng cơ thể.
- Từ từ thả người trở lại vị trí ban đầu. Nghỉ một lát lại tiếp tục thao tác lại.
10. Bài tập yoga thở
- Bạn ngồi trên thảm tập, gập chân vào bên trong hoặc ngồi chéo chân.
- Duỗi thẳng lưng sao cho vùng lưng vuông góc với sàn.
- Đặt hai tay lên hai đầu gối, lòng bàn tay ngửa lên trên rồi nhắm mắt lại.
- Hít sâu vào và giữ nguyên trong 5 nhịp đếm, tiếp đó thở ra từ từ.
- Lặp lại thao tác này ít nhất 10 lần.
- Sau khi thực hiện xong, dùng hai bàn tay xoa vào nhau để tạo ra nhiệt, đặt hai tay lên vùng mắt rồi từ từ mở mắt ra.
Lưu ý khi áp dụng bài tập yoga chữa tiểu đường
Các bài tập yoga chữa tiểu đường nêu trên đều giúp người bệnh cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn ra được bài tập an toàn, phù hợp nhất với thể trạng bệnh và sức khỏe của bạn.
- Khi bắt đầu tập, chỉ luyện tập những thao tác nhẹ nhàng, chậm rãi để cơ thể dần thích ứng.
- Kiểm tra chỉ số đường huyết trước và sau khi tập, ghi chép lại chi tiết từng ngày để theo dõi phản ứng tích cực của cơ thể sau một thời gian luyện tập.
- Trước khi tập nên khởi động, sau khi tập thì dành thêm thời gian thả lỏng cơ thể.
- Uống đủ nước trong khi tập và sau quá trình tập để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước.
- Không luyện tập thể chất trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
- Luôn lưu ý đến tình trạng sức khỏe, báo cho bác sĩ ngay nếu gặp những triệu chứng bất thường khi đang luyện tập.
- Luôn mang theo điện thoại khi luyện tập để kịp thời gọi cấp cứu hoặc người thân.
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cũng nên áp dụng lối sống lành mạnh để kiểm soát hiệu quả chỉ số đường huyết:
- Áp dụng chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường.
- Bổ sung nhiều rau xanh trái cây tươi, uống nhiều nước mỗi ngày.
- Nói không với rượu, bia, thuốc lá cùng các chất kích thích khác.
- Hạn chế ăn mặn, không ăn nhiều loại thực phẩm ngọt chứa nhiều đường.
- Suy nghĩ tích cực để ngăn ngừa căng thẳng, stress qua việc ngồi thiền, hít thở sâu, nghe nhạc, đọc sách hoặc xem những bộ phim yêu thích.
Giảo cổ lam Tuệ Linh – giải pháp cho người tiểu đường
Bên cạnh việc áp dụng các bài tập yoga chữa tiểu đường, cùng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh nên kết hợp sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh để đạt hiệu quả cải thiện tiểu đường tốt nhất.
Giảo cổ lam từ lâu đã được biết đến là một trong những dược liệu cổ quý hiếm với rất nhiều tác dụng trong y học. Dược liệu này đã được sử dụng từ rất lâu đời ở các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên, đặc biệt là Trung Quốc.
Giảo cổ lam Tuệ Linh là sản phẩm duy nhất được GS.TS Phạm Thanh Kỳ ( chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước về Giảo cổ lam) chuyển giao độc quyền cho công ty Tuệ Linh.
100% nguyên liệu sử dụng cho sản xuất giảo cổ lam Tuệ Linh được trồng tại Mộc Châu, Sơn la đúng loại giảo cổ lam 5 lá Gynostemma Pentaphyllum và đảm bảo theo tiêu chuẩn dược liệu sạch GACP của quốc tế, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel.
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP – WHO.
Một số công dụng chính của Giảo cổ lam Tuệ Linh
- Giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu. Làm hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch. Hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp.
- Giúp hạ đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2.
- Tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
- Tăng khả năng làm việc, giảm căng thẳng mệt mỏi.
Sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế dưới hai dạng gồm: lá trà pha và viên uống thảo dược. Bạn có thể xem danh sách nhà thuốc bán sản phẩm TẠI ĐÂY
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.