Trứng là một nguồn cung cấp protein và chất dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên việc ăn trứng trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến mức độ đường huyết. Vậy câu trả lời chính xác cho thắc mắc “bệnh tiểu đường trứng được không?” là gì, mời bạn đọc cùng Giaocolam.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Hàm lượng dinh dưỡng mà trứng mang lại
Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất phổ biến trong chế độ ăn uống của nhiều người. Cụ thể, một quả trứng trung bình có trọng lượng khoảng 50g thì chứa:
- Năng lượng: 54 kcal
- Protein: khoảng 6,3g
- Chất béo: khoảng 5g
- Cholesterol: khoảng 186mg
- Vitamin A: khoảng 80 IU (Đơn vị quốc tế)
- Vitamin D: khoảng 41 IU
- Vitamin B12: khoảng 0,6mcg
- Selen: khoảng 15,8mcg
- Choline: khoảng 147mg
- Ngoài ra, trứng còn chứa các khoáng chất như sắt, canxi, kali, magiê, kẽm và phốt pho.
Với hàm lượng protein và chất béo cân bằng, trứng là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe.
2. Tác động của trứng đến bệnh tiểu đường
Trứng có chứa protein, chất béo và carbohydrate và cholesterol. Do dó, tác động của trứng đến bệnh tiểu đường sẽ phụ thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng này và được chia thành 2 mặt tích cực và tiêu cực.
Tích cực
✔ Ổn định đường huyết: Protein và chất béo trong trứng làm giảm tốc độ hấp thu đường vào máu, điều này ngăn chạn tình trạng đường huyết tăng đột ngột sau ăn, kiểm soát đường huyết luôn ở mức ổn định.
✔ Giúp người bệnh cảm thấy no lâu: Trứng cung cấp một lượng lớn protein, vì vậy nó giúp người bệnh cảm thấy no lâu, làm giảm cảm giác thèm ăn và hạn chế ăn bữa phụ. Điều này góp phần kiểm soát cân nặng của người bệnh ở mức hợp lý, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.
✔ Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên mắt và thần kinh: Trong long đỏ trứng có chứa lutein và zeaxanthin – 2 chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về mắt – một biến chứng gây ra bởi tiểu đường.
✔ Giảm nguy cơ biến chứng về tim mạch ở bệnh tiểu đường: Hàm lượng cao các axit béo không no (omega-3 và omega-6) và choline đều là những chất tốt cho sức khỏe tim mạch. Điều này rất cần thiết cho người tiểu đường vì họ thường có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.
Tiêu cực
Dù trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, song hàm lượng cholesterol trong trứng cũng ở mức cao. Do đó, nếu ăn trứng quá nhiều hoặc không cân bằng với chế độ ăn hàng ngày thì có thể gây những tác động tiêu cực đến bệnh tiểu đường.
Cụ thể, khi người bệnh tiểu đường ăn trứng quá nhiều, đặc biệt là kết hợp với các thực phẩm chứa carbohydrate cao, sẽ dễ dàng tiêu thụ quá nhiều đường, gây tăng đột biến đường huyết và làm cho tình trạng tiểu đường của họ trở nên tồi tệ hơn
Hơn nữa, với người tiểu đường có lượng cholesterol cao, ăn nhiều trứng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
3. Vậy bệnh tiểu đường ăn trứng được không?
Nhiều người dựa vào việc trứng chứa nhiều cholesterol mà quyết định rằng tiểu đường thì không nên ăn trứng vì cho rằng chúng không tốt cho tình trạng bệnh. Điều này có thể là lý do dễ hiểu nhưng nó không thực sự đúng.
Khi so sánh tác động tích cực và tiêu cực nếu người tiểu đường ăn trứng thì những ảnh hưởng tiêu cực chỉ chiếm một phần nhỏ và chỉ xảy ra nếu người bệnh ăn quá nhiều trứng. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc “tiểu đường ăn trứng được không?” là CÓ nhưng chỉ nên ăn ở mức độ phù hợp.
Ăn trứng ở một lượng vừa đủ không chỉ kiểm soát tốt mức độ đường huyết mà còn còn làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường ở mắt, thần kinh, tim mạch. Ngược lại, nếu lạm dụng ăn quá nhiều trứng, tình trạng bệnh tiểu đường sẽ tiến triển nặng hơn, đi kèm với đó là các tác động phụ đến sức khỏe.
Tốt nhất người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thêm trứng vào chế độ ăn một cách hợp lý nhất.
4. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn trứng như thế nào?
Liều lượng ăn trứng phù hợp
Tiểu đường có thể ăn trứng nhưng ăn bao nhiêu là điều được rất nhiều người quan tâm. Theo công bố, một quả trứng cỡ trung bình chứa khoảng 186 mg cholesterol. Theo đó, mức cholesterol tối đa mà người tiểu đường được phép nạp vào cơ thể trong ngày là 200mg.
Như vậy, người đang mắc bệnh tiểu đường nên dùng trứng ở mức 1 quả/ngày hoặc cách ngày sử dụng 1 quả để đảm bảo được sự đa dạng thực phẩm trong bữa ăn. Nếu bạn là người không ăn lòng đỏ, chỉ ăn lòng trắng trứng thì bạn có thể ăn nhiều hơn vì lòng trắng giàu protein, không chứa cholesterol.
Cách chế biến trứng tốt nhất cho người tiểu đường
Ở người đường muốn ăn trứng thì ngoài lượng trứng nạp vào hàng ngày, cách chế biến trứng cũng quan trọng không kém. Dù trứng là thực phẩm lành mạnh nhưng nếu bạn chọn cách chế biến không lành mạnh sẽ làm giảm đi lợi ích của trứng.
Vì vậy, dưới đây là một số cách chế biến trứng tốt nhất cho người tiểu đường mà bạn có thể tham khảo:
- Trứng luộc: Chế biến trứng bằng cách luộc là cách tốt nhất cho người bị tiểu đường, bởi vì phương pháp này không sử dụng bất kỳ gia vị, dầu mỡ, chất bảo quản hay đường nào.
- Trứng chiên không dầu: Thay vì chiên trứng với dầu, bạn có thể chế biến trứng chiên trong một chảo chống dính mà không cần sử dụng dầu. Đây là một cách chế biến trứng ngon và tốt cho người bị tiểu đường.
- Trứng hấp: Phương pháp chế biến trứng hấp cũng là một lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường, bởi vì nó không sử dụng dầu và giữ được tất cả các chất dinh dưỡng của trứng.
- Trứng om: Chế biến trứng trong một số món ăn như trứng om, trứng sốt, hoặc trứng hầm với rau củ là một cách tốt để cung cấp dinh dưỡng cho người bị tiểu đường.
- Trứng áp chảo: Nếu muốn chiên trứng với một ít dầu, bạn có thể sử dụng phương pháp áp chảo thay vì chiên trực tiếp trong dầu. Phương pháp này giảm lượng dầu được sử dụng và là một cách chế biến trứng tốt cho người bị tiểu đường.
Trường hợp nào người tiểu đường không nên ăn trứng?
Mặc dù trứng có nhiều lợi ích cho sức khỏe của người tiểu đường, nhưng vẫn có một số trường hợp nên hạn chế hoặc không nên ăn trứng, bao gồm:
- Người bị dị ứng trứng: Nếu bạn bị dị ứng trứng, bạn nên tránh ăn trứng hoặc bất kỳ sản phẩm chứa trứng nào.
- Người bị cholesterol cao: Trứng là nguồn chất béo và cholesterol, vì vậy, nếu bạn có mức cholesterol cao, bạn nên hạn chế ăn trứng.
- Người bị bệnh thận: Nếu bạn có vấn đề về thận, bạn nên hạn chế ăn trứng, bởi vì nó chứa nhiều protein và phosphorus, có thể gây tác động đến sức khỏe của thận.
Nếu nhận biết bằng mắt, thường không có dấu hiệu đặc biệt để nhận biết người tiểu đường không nên ăn trứng, do đó nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa để được xác định các chỉ số sức khỏe và tình trạng bệnh lý trước khi kết hợp trứng vào chế độ ăn
5. Ngoài trứng, người tiểu đường nên ăn gì?
Ngoài trứng, một số thực phẩm khác đặc biệt tốt cho tình trạng bệnh tiểu đường mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn bao gồm:
- Rau xanh: các loại rau xanh giàu chất xơ và chất dinh dưỡng, giúp giảm đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa.
- Trái cây: các loại trái cây tươi giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, giúp cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Các loại hạt: các loại hạt như hạt chia, hạt óc chó, hạt lanh và hạt hướng dương là nguồn tuyệt vời của chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất.
- Các loại cá: các loại cá giàu omega-3 và axit béo không bão hòa giúp giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Thực phẩm chứa chất đạm: các loại thực phẩm chứa chất đạm như thịt gà, thịt bò, đậu và đậu hũ giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
☛ Tham khảo thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Tổng kết lại, người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được trứng, tuy vậy mỗi ngày chỉ nên ăn 1 quả, tránh ăn quá nhiều. Ngoài ra, kết hợp chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng các nhóm chất để tăng cường sức khỏe tổng thể, Cùng với đó, tham khảo thêm Trà Giảo Cổ Lam Tuệ Linh, một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã qua kiểm nghiệm lâm sàng giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường máu tốt hơn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp cụ thể.