Bệnh nhân tiểu đường bị lở loét da là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là loét bàn chân. Lở loét nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào khiến người bị tiểu đường lại dễ bị lở loét và làm thế nào để khắc phục tình này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài biết dưới đây.
Mục lục
1. Vì sao người tiểu đường dễ bị lở loét da?
Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, biến chứng ngoài da gây nên tình trạng lở loét da là phổ biến nhất. Thống kê cho thấy, cứ 3 người mắc bệnh tiểu đường thì sẽ xuất hiện 1 trường hợp bị lở loét da. Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào khiến người tiểu đường dễ bị lở loét da?
Đường huyết trong máu cao
Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Cụ thể, glucose không được chuyển hóa thành glycogen để làm năng lượng chính cho cơ thể mà chúng dần được tích tụ lại khiến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường.
Lượng đường huyết tăng cao trở thành nguồn dinh dưỡng dồi dào cho vi khuẩn và nấm phát triển, tấn công các vết thương hở trên da. Đó là lí do vì sao ta thấy vết thương ngoài da ở người tiểu đường dễ bị nhiễm trùng, hình thành lở loét và lâu lành hơn so với bình thường.
☛ Đọc thêm: Đường huyết cao có phải bị tiểu đường?
Máu lưu thông kém
Lượng đường trong máu cao, lâu dần sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa khiến cho mạch máu bị hẹp lại. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn của máu. Thống kê cho thấy, tình trạng lưu thông máu ở người tiểu đường kém 4 lần so với người bình thường.
Máu lưu thông kém đồng nghĩa với lượng máu cung cấp tới các mô trên cơ thể cũng bị hạn chế, trong đó bao gồm cả các tế bào da. Khi da không được cung cấp đủ oxy và các dưỡng chất cần thiết có trong máu sẽ khiến cho vết thương ngoài da lâu lành hơn, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Từ đó, chúng sẽ tiến triển thành vết loét mãn tính.
Da thiếu hụt collagen
Có thể bạn chưa biết, collagen là protein dạng sợi chiếm khoảng 30% lượng protein trong cơ thể, chiếm 70% cấu trúc da. Chúng có vai trò kết nối tế bào da, kích thích quá trình trao đổi của tế bào da, tạo nên sự đàn hồi, săn chắc, đồng thời giúp tái tạo các tế nào da mới khiến vết thương nhanh lành. Vì vậy, collagen là yếu tố quyết định sức khỏe và vẻ đẹp của làn da. Tuy nhiên, da ở người tiểu đường lại ít collagen hơn so với người bình thường, điều này khiến da trở nên yếu và nhạy cảm hơn.
Do đó, thiếu hụt collagen sẽ khiến là da dễ bị tổn thương như: da có thể khô, dày sừng nhưng lại dễ nứt vỡ, tạo thành những vết thương hở trên da, nhưng vết thương này thường lâu lành và tiến triển thành lở loét, dễ để lại sẹo trên da.
Hệ miễn dịch suy yếu
Ở người khỏe mạnh, vết loét có thể từ lành sau 5-7 ngày mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường, thời gian lành thương có thể lên đến vài tuần hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn và không lành lại. Điều này xảy ra do lượng đường trong máu cao sẽ ức chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu, khiến hàng rào miễn dịch tại ổ tổn thương kém, từ đó da cũng dễ bị nhiễm trùng, trở nên lở loét.
2. Vùng da nào dễ bị lở loét nhất?
Bệnh nhân tiểu đường có thể bị lở loét ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, vì chỉ cần một vết thương nhỏ, vi khuẩn cũng có thể dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng và lở loét da. Xong các vết lở loét ở chân là tình trạng mà người tiểu đường phải thường xuyên gặp nhất, cụ thể là những vị trí như: ngón chân, mắt cá chân, lòng bàn chân, mặt trước của cẳng chân. Các vết loét ở chân thường có sưng tấy, chảy mủ và kèm theo mùi hôi khó chịu.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến vùng da dễ bị lở loét nhất ở người tiểu đường là chân, như:
- Chân là bộ phận xa tim nhất, trong khi đó tuần hoàn máu ở bệnh nhân tiểu đường kém. Do đó, chân không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết khiến các tế bào hoại tử và chết đi, tạo điều kiện thuận lợi cho các vết lở loét ở chân dễ hình thành.
- Do hoạt động đặc trưng của đôi chân là phải thường xuyên đi giày dép hoặc phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh – đều là những nơi chứa nhiều vi khuẩn, chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào da gây nhiễm trùng da lở loét nếu như người bệnh có vết thương hở.
- Điều quan trọng nhất phải kể đến là tiểu đường làm tổn thương hệ thần kinh ngoại biên điều khiển chân, khiến người bệnh mất đi khả năng nhận biết cảm giác. Do không còn cảm giác đau, người bệnh không còn khả năng nhận biết khi bị thương như đạp chân lên gai, mảnh chai hoặc vật sắc nhọn…, dẫn đến vết thương ngày một nặng hơn do không được biết để săn sóc. Thậm chí có nhiều người bệnh không biết rằng mình bị loét chân, cho đến khi mủ từ vết thương rỉ ra thấm vào giày dép thì họ mới biết mình bị loét.
☛ Đọc thêm: Khám bàn chân tiểu đường
3. Dấu hiệu nhận biết loét da do tiểu đường
Loét da ở người tiểu đường nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng hoại tử, thậm chí là phải cắt bỏ chi nếu vết loét xảy ra ở chân. Do đó, để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần xử lý ngay khi có những thay đổi bất thường đầu tiên trên da. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn phát hiện sớm tình trạng loét da ở người tiểu đường:
Đối với loét da thông thường
- Khởi phát từ một vết thương hở lâu lành
- Vết thương chuyển biến nặng hơn khiến vùng da xung quanh sưng đỏ, miệng vết thương chảy dịch vàng, mưng mủ,….
Đối vớt loét da chân
- Chân bị mất dần cảm giác, các ngón chân bị co quắp biến dạng đến nỗi không khớp với giày dép thường ngày hay đi.
- Mọc các cục chai cứng ở gót chân, gần ngón út hoặc ngón cái.
- Thay đổi màu da và nhiệt độ chân
- Quanh gót chân xuất hiện nhiều các vết nứt khô như bị nẻ.
- Mùi hôi chân không biến mất kể cả sau khi đã rửa chân.
- Sưng phù bàn chân hoặc mắt cá chân.
- Lòng bàn chân do chịu nhiều sức ép ngày càng dày lên và dễ bị rộp. Khi các bọng nước này vỡ ra sẽ tạo nên các vết loét ở lòng bàn chân. Những vết loét ở vị trí này dễ bị viêm và nhiễm trùng.
4. Lở loét ở người tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Lở loét ở người bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân.
Hoại tử da
Lở loét da tiến triển nặng có thể dẫn đến hoại tử. Các mô và tế bào chết dần gây nên tình trạng vảy đen bao quanh vết loét. Hoại tử thường gây ra bất lợi cho sức khỏe, do đó ngoài các biểu hiện bên ngoài da, người bệnh còn kèm theo các triệu chứng sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, buồn nôn, tiêu chảy…
Loét chân có thể phải tháo chi
Thông thường những người có vết loét ở chân đã biến chứng nặng sẽ không còn khả năng vận động, gặp khó khăn trong việc tự đi lại, cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân mới có thể di chuyển. Nặng nề hơn, khi các vết loét chân bị nhiễm trùng, hoại tử, bác sĩ buộc phải yêu cầu tháo cụt chi để ngăn chặn nhiễm trùng lây lan, bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
Tổn thương về tâm lý
Những vết lở loét trên da ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Điều này khiến người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp, sống khép mình. Ngoài ra, đối với những trường hợp loét chân phải tháp cụt chân thường có suy nghĩ rằng bản thân trở thành gánh nặng cho người thân, điều này khiến tâm lý của họ chán nản, hình thành nên lối sống tiêu cực.
5. Xử lý đúng cách vết loét ở người tiểu đường
Để xử lý đúng cách vết lở loét da ở bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Rửa sạch vết loét
Sử dụng nước muối sinh lí hoặc nước sạch để vệ sinh vùng da bị lở loét theo chiều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Trường hợp, vết loét xuất hiện dị vật, người bệnh cần loại bỏ chúng bằng cách dùng một chiếc nhíp đã được khừ trùng để gắp ra.
Bước 2: Sát trùng vết loét
Sát trùng vết loét là bước quan trọng giúp ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng. Người bệnh có thể sát trùng vết loét bằng dung dịch sát trùng hoặc thuốc mỡ sát trùng. Để chắc chắn về hiệu quả sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bước 3: Băng vết thương
Dù đã được sát trùng, xong vùng da bị lở loét vẫn có nguy cơ nhiễm trùng nếu không được băng bó cẩn thận. Do đó, sau khi sát trùng vết loét, bạn cần băng lại bằng băng gạc. Nếu bạn lo lắng băng gạc có thể khiến vết loét bị bí bách khiến vết thương lâu lành, bạn có thể chuyển qua sử dụng một số loại dung dịch xịt giúp bảo vệ lở loét, thay thế cho băng gạc thông thường.
Bước 4: Thay băng và theo dõi vết thương
Băng gạc có thể khiến vết loét bí loét hoặc bị ướt hoặc bẩn do dính nước, lú này người bệnh cần được thay băng để tránh nhiễm trùng. Mỗi lần thay băng mới, bạn cần lặp lại các bước trên. Ngoài ra, trong quá trình thay băng cần chú ý quan sát xem vết loét có xuất hiện dấu hiệu bất thường như: sưng, đỏ, chảy mủ không? Nếu có tức là vết loét đã bị nhiễm trùng, lúc này cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được sơ cứu kịp thời.
☛ Tham khảo thêm: Chữa loét da cho người tiểu đường
6. Các biện pháp phòng ngừa loét da cho người tiểu đường
Để phòng ngừa lở loét tiểu đường, người bệnh cần thực hiện chăm sóc kỹ lưỡng vết thương ngay từ ban đầu dù chúng chỉ là vết xước nhỏ, đồng thời luôn kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể ở mức độ an toàn. Điều này là vô cùng cần thiết. Dưới đây liệt kê một số phương pháp giúp phòng ngừa tình trạng lở loét da ở bệnh nhân tiểu đường như:
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Kiểm soát bệnh tiểu đường là điều đầu tiên mà người bệnh cần lưu ý nếu muốn tránh được các biến chứng lở loét nghiêm trọng. Bởi khi lượng đường trong máu ở mức ổn định, tuần hoàn máu tốt khiến vết thương hở trên da nhanh lành hơn, từ đó hạn chế được nguy cơ lở loét, nhiễm trùng vết hương.
Lượng đường huyết được giữ ổn định ở mức an toàn bằng một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với thói quen luyện tập thể dục đều đặn và lối sống sinh hoạt khoa học. Người bệnh cần kiên trì thực hiện chúng trong một thời gian dài mới đem lại hiểu quả trong việc ổn định đường huyết, điều trị tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng.
Ngoài ra, giảo cổ lam cũng là một sản phẩm giúp ổn định đường huyết hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để sử dụng kết hợp trong quá trình điều trị tiểu đường, phòng ngừa các biến chứng.
Giảo cổ lam Tuệ Linh là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường với tác dụng giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Cụ thể, trong giảo cổ lam có chứa hoạt chất phanoside có tác dụng kích thích tuyến tụy tiết insulin, tăng sự nhạy cảm của tế bào insulin khiến chúng sử dụng glucose nhiều hơn, giúp ổn định đường huyết cơ thể. Hiệu quả lâm sàng này đã được chứng minh khi một thí nghiệm thực hiện ở bệnh nhân tiểu đường do ĐH Y Hà Nội kết hợp với Hội Đái tháo đường Thụy Điển thu được kết quả khiến mức đường huyết giảm xuống 3mmol.l trong 12 tuần sử dụng giảo cổ lam.
Giảo Cổ Lam Tuệ Linh là thương hiệu duy nhất hiện nay đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Giảo cổ lam sang các thị trường khó tính như Đức và Slovakia. Với các ưu điểm như:
- Vùng trồng Giảo cổ lam sạch, theo tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO
- Chỉ gồm Giảo cổ lam 5 lá – Gynostemma pentaphyllum
- Hiệu quả – an toàn cho người mỡ máu cao, huyết áp cao, tiểu đường
Để mua được giảo cổ lam đúng loại 5 lá, đảm bảo các tiêu chuẩn từ trồng đến thu hái. Thay vì lựa chọn các sản phẩm lá giảo cổ lam trôi nổi trên thị trường hãy tìm đến các nhà thuốc địa chỉ bán Giảo cổ lam Tuệ Linh để mua nhé! Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh để tránh trường hợp đi tìm nhà thuốc không có mất thời gian bạn có thể xem danh sách nhà thuốc trên toàn quốc bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
☛ Tìm đọc thông tin: Giảo cổ lam “khắc tinh” của bệnh tiểu đường
Giữ cho làn da sạch sẽ và khô ráo
Khi bạn có vết thương trên da, để ngăn ngừa chúng tiến triển thành loét da, việc đầu tiên và quan trọng nhất mà bệnh nhân tiểu đường phải làm đó là vệ sinh sạch sẽ và khô ráo cho làn da nhạy cảm của mình.
Vết thương được vệ sinh sạch sẽ khiến bạn loại bỏ được những vi khuẩn có nguy cơ gây nhiễm trùng vết thương. Đối với vết thương hở nhẹ, người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh, tuy nhiên với trường hợp có vết thương lớn hơn cần đến dung dịch sát khuẩn thì nên ưu tiên lựa chọn dung dịch lành tính, an toàn cho da.
Đối với những vùng da dễ đổ mồ hôi như nách, chân, lưng, vùng kín, ngoài việc làm sạch người bệnh còn cần chú ý giữ cho những vùng da này khô thoáng bằng cách sử dụng khăn khô khô thấm nhẹ nhàng lên dùng da trên.
Dưỡng ẩm cho da
Trước khi xảy ra vết loét ở chân, vùng da này thường rất khô, điển hình là những vết nứt nẻ ở gót chân hoặc ngón chân. Các vết thương này dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng và lở loét da. Do đó, để ngăn chặn đều này, người bệnh cần dưỡng ẩm đủ cho da bằng các sản phẩm dưỡng da lành tính, không chứa hóa chất độc hại. Ngoài ra, uống đủ nước mỗi ngày cũng là cách đơn giản để cung cấp độ ẩm cho da.
Quan sát kỹ các vấn đề da chân
Như đã đề cập, loét da chân là tình trạng khá phổ biến với nhiều biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó, hãy quan sát kỹ tình trạng da chân, khi có bất cứ dấu hiệu nào như mất cảm giác, vết chai sần, mụn nước hay chảy dịch cần đi khám bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Một số mẹo cho người tiểu đường giúp phòng tránh loét da chân:
- Rửa chân bằng nước ấm mỗi ngày, lau khô chân, đặc biệt kẽ ngón chân.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da chân, đặc biệt là vùng gót chân, tuy nhiên không nên thoa ở kẽ chân vì vùng da này rất dễ bị ẩm ướt.
- Đi tất sạch sẽ và đi giày vừa chân.
- Quan sát kiểm tra chân mỗi ngày, nếu có có vết thương hở, vết bầm tím hay mụn nước mọc ở chân, tốt nhất người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay.
Như vậy, bài viết trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng lở loét ở người tiểu đường. Hi vọng với những thông tin này, người bệnh có thể tích lũy được những kiến thức bổ ích để chủ động phòng tránh biến chứng loét da do tiểu đường.