Số ca mắc tiểu đường ngày càng gia tăng, đặc biệt là tiểu đường type 2. Cùng với số ca mắc tăng cao thì cứ 6 giây trôi qua, trên thế giới lại có 1 người chết vì biến chứng tiểu đường. Chính vì vậy tiểu đường trở thành 1 căn bệnh gây tỷ lệ tử vong hàng đầu chỉ sau tim mạch và ung thư. Vậy bị bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh muốn tìm được đáp án.
Mục lục
Tại sao tiểu đường lại khiến tuổi thọ bị rút ngắn?
Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm. Các yếu tố liên quan như:
- Mắc bệnh tiểu đường type nào?
- Bệnh được phát hiện sớm hay muộn, phác đồ điều trị có phù hợp hay không?
- Mức độ biến chứng của bệnh
- Bệnh nhân có các bệnh lý mắc kèm khác không?
Tất cả các yếu tố này đến ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của người tiểu đường. Một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của tiểu đường là biến chứng suy thận và tim mạch. Bên cạnh đó nếu tiểu đường không được kiểm soát tốt, khi đó sức đề kháng của người bệnh sẽ suy yếu nhanh chóng dẫn đến nguy cơ tử vong do các bệnh lý về hô hấp đặc biệt là viêm phổi.
Ngoài ra, khi mắc tiểu đường, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng khác như võng mạc, biến chứng thần kinh ngoại vi, thần kinh tự chủ, nhiễm trùng – loét vết thương, cắt cụt chi nếu bàn chân bị biến chứng nặng do tiểu đường.
➤ Xem chi tiết: Biến chứng tiểu đường – nỗi ám ảnh của người bệnh!
Vật nếu mắc bệnh tiểu đường sống được bao lâu?
Việt Nam hiện đang là 1 trong 10 quốc gia có tỷ lệ người mắc tiểu đường cao nhất thế giới. Theo con số hiện thống kê thì cả nước có khoảng 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20 -79) mắc tiểu đường nhưng lại có tới 85% số người bị bệnh phát hiện khi đã có biến chứng nguy hiểm như tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường… khiến cho tuổi thọ bị rút ngắn đi rất nhiều.
Không có con số cụ thể trả lời cho câu hỏi “bệnh tiểu đường sống được bao lâu?” của từng người bệnh. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh chính vì vậy không thể quy chụp bằng một con số cụ thể. Với mỗi tình trạng người bệnh khác nhau sẽ có biên độ về tuổi thọ khác nhau. Tuổi thọ của người tiểu đường chỉ có thể kéo dài được nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Tiểu đường type 1 sống được bao lâu?
Tiểu đường type 1 là dạng cơ thể không thể sản sinh ra insulin chính vì thế người bệnh phải phụ thuộc vào insulin. Để kiểm soát đường huyết người bệnh cần được bổ sung insulin từ bên ngoài vào cơ thể đến suốt đời.
Hiệp hội tiểu đường tại Vương quốc Anh lại có con số thống kê như sau: “người bệnh type 1 có thời gian sống trung bình khoảng 63 – 65 năm, ít hơn 20 năm so với người bình thường. Tuy nhiên sự gia tăng hiểu biết về bệnh cũng như những tiến bộ trong điều trị y khoa đã kéo dài đáng kể tuổi thọ của người bệnh.”
Một nghiên cứu gần hơn, theo kết quả khảo sát của Đại học Dundee tại Scotland với 24.691 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1 cho thấy: “tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường trong giai đoạn nửa đầu độ tuổi 20 so với người khỏe mạnh là ngắn hơn 11,1 năm đối với nam và 12,9 năm đối với phụ nữ”.
Như vậy, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường type 1 ngày càng được kéo dài gần với tuổi thọ của người khỏe mạnh bình thường nếu được kiểm soát đường huyết hiệu quả ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Có thể nói trong tương lai sự khác biệt về tuổi thọ của người bệnh tiểu đường tuýp 1 và người bình thường sẽ giảm dần.
Tiểu đường type 2 sống được bao lâu?
Khác với tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 cơ thể người bệnh vẫn có thể sản sinh ra insulin tuy nhiên số lượng không đủ để đáp ứng quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng hoặc cơ thể đề kháng insulin. Để kiểm soát đường huyết trong cơ thể người bệnh cần kết hợp nhiều liệu pháp như ăn uống, vận đông, và thuốc nếu có.
Cũng theo báo cáo của hiệp hội tiểu đường Anh Quốc (Diabetes UK) thì trung bình người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ bị giảm khoảng 10 năm tuổi thọ so với người khỏe mạnh.
Tuy nhiên tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường type 2 phụ thuộc vào cách quản lý bệnh tiểu đường của người bệnh. Nếu biết cách kiểm soát tốt đường huyết của mình, người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ như người khỏe mạnh.
Cách sống lâu với bệnh tiểu đường không hề khó
Tiểu đường là một bệnh lý về rối loạn chuyển hóa và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc và cách kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng. Để làm tốt được điều này, đòi hỏi đầu tiêu là người bệnh cần phát hiện bệnh sớm, sau đó là sự kết hợp giữa các liệu pháp như ăn uống, luyện tập và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cải thiện đường huyết ngay từ những ngày đầu phát hiện bệnh.
Để phát hiện được bệnh sớm người bệnh cần dựa vào dấu hiệu tiểu đường như ăn nhiều, tiểu nhiều, đói nhiều, khát nhiều….. Tuy nhiên không phải ai mắc bệnh cũng sẽ có những dấu hiệu điển hình để nhận biết. Cách tốt nhất là thăm khám sức khỏe, test đường máu định kỳ 6 tháng một lần.
Dưới đây là giải pháp giúp người bệnh tiểu đường sống lâu khi mắc bệnh:
1. Điều chỉnh lối sống tốt
Liệu pháp ăn uống: Chế độ ăn uống tác động lớn đến đường huyết bởi Glucose từ khẩu phần ăn khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường. Nếu đường này bởi sự thiếu hụt insuslin mà không được chuyển thành năng lượng cho các tế bào hoạt động sẽ tồn đọng trong máu gây chỉ số đường huyết tăng cao.
Làm thế nào để vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể nhưng vẫn có thể kiểm soát được lượng đường chính là bài toán mà người tiểu đường phải biết. Hãy hạn chế thực phẩm chứa đường tinh chế như cơm, bún, miến, nước ép trái cây, kẹo… Đồng thời, bạn nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để tránh tăng đường huyết.
➤ Xem chi tiết hơn trong bài: Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường!
Liệu pháp tập luyện: xây dựng chế độ tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài thể dục có cường độ vừa phải sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng, giữ tinh thần thoải mái và đạt được mục tiêu ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng. Luyện tập thể dục thể thao được bộ y tế hướng dẫn hiệu quả cho bệnh tiểu đường giúp cải thiện đáng kể tính kháng insulin và giúp giảm đường trong máu hiệu quả.
Tuân theo chỉ định của bác sĩ: phối hợp chế độ ăn uống cùng luyện tập và chỉ định của bác sẽ là cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết của bạn. Hãy sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để theo dõi đường huyết của mình, đảm bảo nếu có bất thường về lượng đường trong máu đều được xử trí kịp thời và tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó tuân thủ theo chỉ định về việc sử dụng thuốc nếu có của bác sĩ để kiểm soát đường huyết được tốt nhất. Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và luyện tập của bản thân để được nghe tư vấn và đưa ra phác đồ hợp lý nhất cho bản thân mình.
➤ Xem thêm: 5 phương pháp chữa tiểu đường hiện nay
2. Kiểm soát các bệnh lý đi kèm tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có thể có những bệnh lý nền, việc có bệnh lý nền sẽ làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường. Chính vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ của mình về các bệnh lý đang có chẳng hạn như huyết áp cao, mỡ máu hay vấn đề về thận….. Bên cạnh các loại thuốc hạ đường huyết, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thêm thuốc tim mạch, lợi tiểu… để giúp bạn giảm rủi ro biến chứng.
3. Kiểm soát đường huyết với Giảo cổ lam Tuệ Linh
Bên cạnh các chỉ định điều trị của bác sĩ, hãy tham khảo sử dụng thêm Giảo cổ lam Tuệ linh để kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng và làm chậm quá trình phát triển của tiểu đường.
Giảo cổ lam 5 lá được biết đến là thảo dược có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người trong đó có chữa tiểu đường. Các chất trong Giảo cổ lam không chỉ có tác dụng “làm sạch” các loại cholesterol xấu trong máu mà còn có tác dụng ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2. Năm 2004, Viện Dược liệu Trung ương kết hợp với Viện nghiên cứu Karolinska (Thụy Điển) đã tìm ra hoạt chất mới về cây Giảo cổ lam, có tác dụng kích thích tạo Insulin được đặt tên là Phanosid. Hoạt chất Phanoside có tác dụng làm hạ đường huyết mạnh, đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin, giúp ổn định nồng độ đường trong máu. Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất Glibenclamide – một hoạt chất chính có trong các loại thuốc trị tiểu đường.
Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam và thế giới đã chứng minh tác dụng của Giảo cổ lam đối với bệnh nhân tiểu đường. Kế thừa từ những kết quả nghiên cứu, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đã ra đời.
Giảo cổ lam Tuệ Linh là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược Giảo cổ lam 5 lá được đảo bảo từ quá trình trồng tiêu chuẩn GACP (tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới) đến quá trình sản xuất trên dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế GMP – WHO. Với 2 dạng viên uống và trà, Giảo cổ lam mang đến tính tiện lợi cho người sử dụng.
Để tìm hiểu chi tiết về thông tin sản phẩm cũng như cách sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”
Hi vọng nội dung trên đã cung cấp được thông tin cần thiết cho bạn đọc. Nếu còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào hãy gọi đến Hotline Tuệ Linh : 18001190 (Miễn cước) để được nghe giải đáp tư vấn!