Theo số liệu báo cáo từ chương trình phòng chống Tăng huyết áp quốc gia, có hơn 11 triệu người Việt Nam trưởng thành có người tăng huyết áp. Nhưng thực tế, chỉ có 10% số bệnh nhân tăng huyết áp được kiểm soát đầy đủ. Vì vậy mà những hệ quả do tăng huyết áp gây ra là cực kỳ nguy hiểm. Khi tăng huyết áp bạn nên làm những gì để kiểm soát tốt? Hãy tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mục lục
Huyết áp cao bao nhiêu là cao?
Huyết áp là lực đẩy của máu vào thành mạch hay còn gọi là động mạch. Mỗi lần tim của bạn đập thì nó bơm máu vào các động mạch. Huyết áp cao nhất khi tim của bạn đập, bơm máu – đây gọi là huyết áp tâm thu. Khi tim của bạn nghỉ, giữa hai lần đập thì huyết áp hạ xuống – đây gọi là huyết áp tâm trương.
Huyết áp tăng và hạ trong ngày. Khi huyết áp luôn ở mức cao tức là bạn đã bị cao huyết áp. Điều này có nghĩa là tim phải hoạt động vất vả hơn bình thường.
Định nghĩa và phân độ THA theo mức HA đo tại phòng khám (mmHg) (*)
Phân loại | Tâm thu (mmHg) | Tâm trương (mmHg) | |
Tối ưu | < 120 | Và | <80 |
Bình thường(**) | 120 – 129 | Và/hoặc | 80 – 84 |
Bình thường cao(**) | 130 – 139 | Và /hoặc | 85 – 89 |
Tăng huyết áp giai đoạn 1 | 140 – 159 | Và/hoặc | 90 – 99 |
Tăng huyết áp giai đoạn 2 | 160 – 179 | Và/hoăc | 100 – 109 |
Tăng huyết áp giai đoạn 3 | ≥ 180 | Và/hoặc | ≥ 110 |
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc | ≥ 140 | và | <90 |
(*) Nếu HA không cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm trương cao nhất. THA TT đơn độc xếp loại theo mức HATT.
(**) Tiền tăng huyết áp: khi HATT > 120 – 139mmHg và HATTr > 80 – 89mmHg.
Huyết áp cao hầu hết không có triệu chứng nhận biết, dó đó rất khó để phát hiện ra bệnh. Điều này khiến tình trạng cao huyết áp ngày càng tiến triển nặng hơn. Nếu cao huyết áp không được kiểm soát trong nhiều năm, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, đau tim, suy thận, mù lòa, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
☛ Đọc chi tiết: Biến chứng bệnh huyết áp cao
Bị huyết áp cao nên làm gì?
Mục đích của việc điều trị khi bị cao huyết áp là đưa chỉ số huyết áp trở về bình thường, đồng thời duy trì nó ở mức ổn định. Để làm được điều này, người bệnh cần kết hợp thực hiện nhiều biện pháp khác như từ việc xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập khoa học tới sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Dưới đây là chi tiết những việc người bệnh cần làm khi bị huyết áp cao.
1. Lên kế hoạch cho những bữa ăn lành mạnh
Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh là điều đầu tiên người bệnh cần nghĩ đến khi bị cao huyết áp. Bởi thực phẩm bạn nạp vào hàng ngày sẽ quyết định đến tình trạng sức khỏe của bạn. Đồng thời đây cũng là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị lâu dài trong việc duy trì huyết áp ở mức ổn định.
Dưới đây là nhưng lưu ý trong chế độ ăn uống cho người cao huyết áp:
Bổ sung kali
Kali là khoáng chất có hàm lượng khá cao trong cơ thể. Kali có nhiều tác dụng đối với cơ thể, giúp cân bằng độ pH, gửi tín hiệu thần kinh và điều chỉnh các cơn co thắt cơ bắp,…
Nghiên cứu đã chứng minh rằng một chế độ ăn giàu kali có thể làm giảm huyết áp nhờ vào cơ chế loại bỏ lượng natri dư thừa. Khi người bệnh cao huyết áp tăng lượng kali bổ sung vào cơ thể, huyết áp tâm thu đã giảm khoảng 3,49 mmHg, huyết áp tâm trương giảm 1,96 mmHg.
Bên cạnh đó, kali còn có thể giúp ngăn ngừa loãng xương, chống đột quỵ, ngừa sỏi thận,…
Bạn có thể lựa chọn bổ sung kali từ chuối, bơ, các loại hạt, rau có màu xanh đậm, sữa, trái cây có múi,…
Hạn chế natri
Có thể bạn chưa biết nhưng chế độ ăn quá mặn cũng là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp cũng như các biến chứng về tim mạch.
Cụ thể, ở những người đã có sẵn yếu tố di truyền, nếu ăn nhiều muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu của tế bào đối với natri. Ion Na+ sẽ được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của tim mạch, gây tích nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạnh, tăng sức cản ngoại vi dẫn tới tăng huyết áp.
Ngoài ra, ăn nhiều muối khiến cơ thể phải nạp thêm nước để duy trì ổn định dịch thể. Điều này dẫn tới tình trạng người ăn mặn uống nhiều nước, từ đó làm tăng dung lượng máu khiến áp lực lên thành mạch tăng lên. Hiện tượng này kéo dài gây tăng huyết áp.
Chính bởi vậy, hạn chế tiêu thụ muối là một trong những điều cần làm khi huyết áp tăng cao. Hãy giảm dần lượng gia vị khi nấu ăn, hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều muối, xem thông tin hàm lượng thành phần của đồ ăn trước khi mua.
Bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất
Chất xơ, vitamin, khoáng chất đều là những nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của con người. Bổ sung các nhóm chất này sẽ tác động rất lớn trong quá trình điều trị cao huyết áp.
Cụ thể, chất xơ ngoài lợi ích chống tăng huyết áp, chúng còn giúp giảm cân, thải chất độc có hại bên trong cơ thể ra ngoài. Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả,… Các loại rau củ tốt cho người cao huyết áp là cần tây, rau cải, cà chua, cà rốt, tỏi, mộc nhĩ.
Ngoài ra, trong trái cây có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin C, E, K, P,… có tác dụng đào thải natri dư thừa ra ngoài cơ thể, tăng lượng ion canxi trong máu, chống đông tụ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm cholesterol trong máu, tăng cường sức bền thành mạch,…
Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn
Trong cuộc sống hiện đại, xu hướng tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn ngày một cao bởi tình chất bận rộn của công việc kèm theo sự tiện lợi cũng như vẻ ngoài hấp dẫn của đồ ăn. Tuy nghiên, các loại thực phẩm chế biến thường được tẩm ướp từ nhieuf loại gia vị, chứa nhiều muối, chất bảo quản và cả chất béo bão hoàn, chất béo chuyển hóa.
Các hợp chất này không chỉ không tốt cho sức khỏe tổng quan nói chúng mà còn đặc biệt ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp và sức khỏe tim mạch tim mạch nói riêng. Vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp cần hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này về mức thấp nhất có thể.
Không hút thuốc
Nicotine có trong khói thuốc lá làm hỏng lớp màng lót trên thành động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu, tăng áp lực lên thành động mạch gây huyết áp cao.
Không chỉ vậy, khi bạn hút thuốc lá, khí CO sẽ lấy oxy trong hồng cầu khiến cho tim đập nhanh dẫn tới máu được bơm đi nhanh và nhiều làm tăng huyết áp.
Nếu bạn đang hút thuốc hãy bỏ thuốc ngay! Điều này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng cao huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, Không chỉ khiến sức khỏe của bản thân tốt lên từng ngày mà còn bảo vệ sức khỏe của những người thân xung quanh.
Không uống rượu, bia
Uống quá nhiều rượu bia cũng là một nguyên nhân gây tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy, những người cao huyết áp chỉ cần uống khoảng 150-300 ml rượu bia thì sẽ có nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 2-5 lần so với người có huyết áp bình thường hoặc những người kiêng rượu bia hoàn toàn.
Do đó, theo khuyến cáo của WHO, việc hạn chế sử dụng rượu bia sẽ giúp cơ thể ổn định được huyết áp, đồng thời ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến rối loạn tim mạch và tai biến mạch máu não.
Uống trà giảo cổ lam
Sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric- hợp chất này đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định huyết áp. Trà giảo cổ lam còn có tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao, điều trị tiểu đường type 2, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, … Thời điểm thích hợp để uống trà giúp mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất là vào buổi sáng và đầu giờ chiều.
Giảo cổ lam Tuệ Linh hiện được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm xem danh sách các nhà thuốc và mua hàng online TẠI ĐÂY
☛ Đọc thêm: Giảo cổ lam giúp hạ huyết áp cao, ổn định huyết áp hiệu quả
2. Duy trì thói quen tốt, lối sống khoa học
Ngoài xây dựng chế độ ăn uống, người cao huyết áp cũng cần duy trì một lối sống khoa học bao gồm việc kết hợp giữa luyện tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, đồng thời tăng cường sức khỏe toàn diện tốt hơn.
Tập thể dục thể thao thường xuyên
Tập thể dục luôn đem lại giá trị tích cực cho tất cả mọi người và bệnh nhân cao huyết áp cũng không phải ngoại lệ. Cụ thể, những bài tập thể dục giúp máu lưu thông tốt hơn, thành mạch được đàn hồi và dẻo dai, sức khỏe tim mạch được tăng cường. Tất cả những điều này đều góp phần bạn hạ huyết áp một cách hiệu quả.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dành ra khoảng 30-60 phút mỗi ngày để luyện tập có thể giúp người cao huyết áp giảm từ 5-8 mmHg.
Tùy vào tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể lựa chọn các hoạt động từ nhẹ đến nặng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hay thậm chí là các môn thể thao ngoài trời. Lưu ý luyện tập ở mức độ vừa phải, tránh hoạt động quá mức sẽ gây tác động ngược khiến huyết áp tăng cao hơn.
Nghỉ ngơi phù hợp
Dù là người khỏe mạnh bình thường hay bệnh nhân cao huyết áp thì sau khi luyện tập, hay sau một ngày làm việc, cơ thể cũng cần có thời nghỉ ngơi để thư giãn và phục hồi. Do đó, tốt nhất bệnh nhân cao huyết áp nên cân bằng giữa các hoạt động sinh hoạt trong ngày, làm việc khoa học với thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Hãy ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày, hạn chế thức khuya bởi giấc ngủ là rất quan trọng đối với người cao huyết áp.
Thư giãn, loại bỏ căng thẳng
Tâm trạng căng thẳng sẽ kích thích cơ thể tiết ra adrenalin làm tăng huyết áp. Do đó, nếu bạn thường xuyên căng thẳng thì cần biết cách quản lý chúng – đây là việc cần làm khi bị tăng huyết áp.
Có nhiều cách giúp giải tỏa căng thẳng một cách nhẹ nhàng như thư giãn, nghe nhạc, nghỉ ngơi, xem phim, tập yoga,… Thả lỏng cơ thể, tạo cho bản thân năng lượng tích cực để hạn chế những áp lực.
3. Giảm cân nếu thừa cân
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra cao huyết áp. Nghiên cứu chỉ ra rằng béo phì có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao lên 12 lần. Vì vậy, nếu bạn béo phì hãy tích cực giảm cân bởi giảm cân sẽ đem lại hiệu quả hạ huyết áp một cách ngoạn mục. Với mỗi 9kg ma fmootj người giảm được có thể khiến huyết áp tâm thu giảm khoảng 5-20 mmHg.
Ưu tiên giảm cân lành mạnh bằng việc kết hợp giữa một chế độ ăn uống khoa học cùng luyện tập đều đặn.
4. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc hạ huyết áp là phương pháp điều trị mang lại kết quả nhanh mà hầu hết bệnh nhân sẽ sử dụng khi huyết áp tăng cao. Tùy vào cơ địa, mức đáp ứng thuốc của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc hạ huyết áp phù hợp.
Một số thuốc điều trị cao huyết áp phổ biến bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc ức chế men chuyển đổi
- Thuốc chặn canxi
- Thuốc ức chế beta
- Thuốc chặn alpha-2
5. Theo dõi huyết áp thường xuyên
Việc theo dõi huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được chỉ số huyết áp của bản thân, từ đó chủ động để đối phó khi huyết áp tăng cao. Đồng thời cũng ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bạn có thể lựa chọn theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp hoặc đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cụ thể. Nếu thực hiện theo dõi huyết áp tại nhà bạn nên trang bị cho mình sản phẩm máy đo huyết áp đảm bảo độ chính xác cao. Máy đo huyết áp Omron là thương hiệu đến từ Nhật Bản đang được rất nhiều người dùng tin tưởng với độ chính xác cao, dễ sử dụng nên rất thuận tiện cho việc theo dõi huyết áp tại nhà. Theo khảo sát của Công ty TNHH Fuji Keizai, máy đo huyết áp Omron là thương hiệu bán chạy nhất toàn cầu vào năm 2022.
☛ Xem thêm: Hướng dẫn cách đọc và đo huyết áp chuẩn xác
Huyết áp lên cao đột ngột cần làm gì ngay?
Tăng huyết áp đột ngột là một trường hợp nguy hiểm. Nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh cần phải làm gì?
- Khi bệnh nhân bị tăng huyết áp vượt mức, đầu tiên phải cho bệnh nhân được nghỉ ngơi và thư giãn hoàn toàn ở nơi thoải mái, không khí thoáng đãng, không ồn ào. Nếu đang làm việc ngoài trời, đang đi ngoài đường, ở nơi đông người thì nhanh chóng đưa vào nơi có bóng râm, mát mẻ. Khi người bệnh có dấu hiệu buồn nôn, cần cho họ nằm nghiêng để tránh tắc nghẽn đường hô hấp.
- Bệnh nhân cần hạn chế nói chuyện, bởi trong khi nói không chỉ riêng thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu áp lực từ huyết áp cao.
- Dùng máy đo huyết áp để xác định chính xác trị số huyết áp hiện tại, mức độ tăng áp để có hướng xử lý phù hợp. Để mang lại kết quả chính xác nhất, bạn nên lựa chọn cùng một loại máy đo huyết áp trong các lần kiểm tra.
- Gọi người thân giúp đỡ, nếu tình trạng nguy hiểm hãy gọi tới số 155 để được cấp cứu nhanh chóng.
- Nếu huyết áp tâm thu cao trên 160 mmHg, uống ngay lập tức thuốc hạ áp có sẵn tại nhà đã được tham khảo bác sĩ từ trước nếu còn đang tỉnh táo. Trường hợp bệnh nhân mê sảng, không còn tỉnh táo thì không được ăn hay uống bất cứ thứ gì, bởi có thể gây tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp và thậm chí gây tử vong.
- Theo dõi sát sao người bệnh, lấy các loại thuốc, đơn thuốc, kết quả khám bệnh của bệnh nhân mang theo đến cơ sở y tế. Dù tình trạng người bệnh có ổn định trở lại vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra cho an toàn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cơn tăng huyết áp khẩn cấp
Kết luận: Như vậy bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “bị cao huyết áp nên làm gì?”. Mong rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp, người đọc có thể trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ để ứng phó khi huyết áp tăng lên. Nếu còn bất cứ điều gì cần giải đáp hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Theo giaocolam.vn
Hồng Thu đã bình luận
tôi nên đo huyết áp vào thời điểm nào trong ngày chính xác nhất
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Huyết áp thường biến đổi trong ngày dựa vào hoạt động và cảm xúc của bạn. Để đo huyết áp chính xác, hãy lưu ý các điểm sau: Đo huyết áp vào buổi sáng sớm, trước khi dùng thuốc và đang trong trạng thái nghỉ ngơi. Bạn đo huyết áp hàng ngày vào cùng một thời điểm để theo dõi sự thay đổi và đánh giá hiệu quả của điều trị. Cần lưu ý, bạn nên sử dụng một máy đo huyết áp đúng cách và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nhung- đã bình luận
cho mình hỏi, cứ bị cao huyết áp là phải uống thuốc đúng ko bs
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Không phải tất cả trường hợp bị cao huyết áp đều phải sử dụng thuốc điều trị. Khi bạn bị cao huyết áp, bác sĩ thường sẽ đánh giá mức độ huyết áp và tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn để quyết định liệu liệu phải uống thuốc hoặc không. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây về mức huyết áp như thế nào thì phải dùng thuốc nhé: https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-bao-nhieu-phai-uong-thuoc.html
Diệp đã bình luận
Tôi đang dùng thuốc để giảm huyết áp, liệu tôi có cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên không?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào chị Diệp, trường hợp chị đang dùng thuốc hạ huyết áp thì chị vẫn nên theo dõi huyết áp thường xuyên. Việc theo dõi huyết áp thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo thuốc có đang giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hay không. Đồng thời phát hiện các vấn đề sức khỏe khác kịp thời. Tốt nhất, chị nên tuân thủ lịch trình theo dõi được khuyến nghị bởi bác sĩ của mình và ghi lại các kết quả để theo dõi và thảo luận với bác sĩ trong các cuộc hẹn tiếp theo.
Ngô Trung đã bình luận
Tôi là dân tập gym, tôi tập khá nặng, tập như vậy có giúp giảm cao huyết áp không?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào anh trung, bản chất của việc tập thể dục đều đặn là một phần quan trọng trong việc duy trì một lối sống lành mạnh và có thể giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, trường hợp anh tập gym mức độ nặng trong điều kiện đang bị huyết áp, tốt nhất anh nên thảo luận với bác sĩ để đưa ra được mức độ luyện tập phù hợp nhất cho tình trạng bệnh của anh
Toàn đã bình luận
Tôi bị cao huyết áp, tôi nên ăn những loại thực phẩm nào?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào anh Toàn, trường hợp anh đang bị cao huyết áp nên những thực phẩm mà anh nên nạp vào cơ thể là rau củ, chất xơ, các loại hạt, thịt gà, cá, sữa ít béo, đồng thời cần giảm ăn muối, đường và chất béo xuống. Một chế độ ăn tốt sẽ đem đến hiệu quả bất ngờ trong việc kiểm soát tình trạng bệnh cao huyết áp của anh.