Xăm môi là một hình thức làm đẹp đang là xu hướng được nhiều chị em yêu thích hiện nay. Chỉ với một khoảng thời gian ngắn nhiều chị em đã sở hữu ngay một đôi môi hồng đẹp, hài hòa. Tuy nhiên, nhiều người bệnh mắc tiểu đường lo lắng không biết tình trạng bệnh của mình có thể thực hiện phun xăm không. Vì dù sao đây cũng là một phương pháp có xâm lấn. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này nhé.
Mục lục
Bệnh tiểu đường có phun xăm môi được không?
Tiểu đường (đái tháo đường) là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu, khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Tiểu đường là bệnh lý nguy hiểm nên bắt buộc người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch điều trị, chăm sóc bản thân suốt đời nhằm tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra như nhiễm trùng, các vết thương lâu lành, các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy thận…
Những năm gần đây, nhu cầu xăm môi xăm mày trở thành một hiện tượng ngày càng phổ biến hơn đối với giới trẻ kể cả người già và với người bệnh tiểu đường cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Vậy người bị tiểu đường có xăm môi hay không?
Người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi lượng đường huyết không được kiểm soát tốt đang ở mức cao trên 200mg/dL, không nên phun xăm môi. Do bệnh tiểu đường gây ra tình trạng máu khó đông và vết thương lâu lành, việc phun xăm có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác. Tuy nhiên, nếu chỉ số đường huyết được kiểm soát ổn định (HbA1c dưới 7%, đường huyết lúc đói từ 80–130 mg/dL hoặc chỉ số đường huyết ngẫu nhiên dưới 180mg/dL), người bệnh có thể thực hiện phun xăm sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ và đảm bảo sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là lựa chọn cơ sở phun xăm uy tín và được thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tiểu đường bao nhiêu là cao? Cách kiểm soát đường huyết!
Người bệnh tiểu đường đi xăm môi cần lưu ý gì?
Những người có chỉ số đường huyết HbA1c ở mức an toàn và ổn định hoàn toàn có thể tiến hành xăm môi. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm sau đây:
Về phía người bệnh
Chuẩn bị tinh thần và sức khỏe: tiểu đường có thể ảnh hưởng tới quá trình xăm của bạn như tăng hay giảm đường huyết. Xăm môi có thể đem đến những stress không theo ý muốn nên bạn cần chuẩn bị sức khỏe thật ổn định trước khi xăm nhé.
Lựa chọn cơ sở xăm uy tín: nên lựa chọn cơ sở có giấy phép hoạt động rõ ràng, thiết bị y tế hiện đại và đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, cần quan tâm tới tay nghề của thợ xăm, các dụng cụ cần được tiệt trùng cẩn thận để đảm bảo vệ sinh, hạn chế những tổn thương trên da.
Cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại: cung cấp cho bác sĩ thẩm mỹ về tất cả vấn đề liên quan đến sức khỏe của mình để bác sĩ nắm rõ, từ đó mới đưa ra những tư vấn chính xác cho bạn.
Chăm sóc cẩn thận sau xăm môi: sau phun xăm bạn có thể gặp phải nguy cơ như dị ứng với dụng cụ xăm, mực xăm, nhiễm trùng da, để lại sẹo xấu, vết thương lâu lành. Do đó, khi xăm xong bạn cần chăm sóc kỹ lưỡng theo hướng dẫn của chuyên viên.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Xét nghiệm tiểu đường những thông tin bạn cần biết!
Về phía kỹ thuật viên tại cơ sở phun xăm thẩm mỹ
Nắm rõ tình trạng sức khỏe của khách hàng: Bác sĩ hay kỹ thuật viên thực hiện phun xăm cần tìm hiểu chi tiết về tình trạng bệnh của khách hàng. Nếu chỉ số đường huyết cao thì nên tư vấn cho khách không nên thực hiện xăm môi hoặc các thủ thuật phun xăm khác để đảm bảo sức khỏe, tránh nguy cơ biến chứng.
Thiết bị y tế: Đảm bảo trang thiết bị y tế, dụng cụ phun xăm cần phải an toàn và vô trùng.
Tay nghề bác sĩ thẩm mỹ: Cần đảm bảo bác sĩ thẩm mỹ/ chuyên viên cần có tay nghề ổn định, lực đi kim nhẹ nhàng và cẩn thận tránh làm da của khách hàng bị tổn thương. Đối với bệnh nhân tiểu đường, bác sĩ cần phải giữ tâm lý ổn định, vững vàng, thao tác dứt khoát và không làm đi làm lại ở một vùng xăm.
Nguy cơ gặp phải khi người bị tiểu đường xăm môi
Đối với người bình thường nói chung, người bệnh tiểu đường nói riêng, việc xăm môi, xăm mày… đều tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe bao gồm:
- Dị ứng: Có thể phản ứng với mực xăm gây đỏ, sưng, ngứa, hoặc nổi mụn nước.
- Nhiễm trùng: Da có thể bị sưng đỏ, mưng mủ, loét, kèm theo sốt hoặc ớn lạnh. Biểu hiện có thể xuất hiện vài ngày đến vài tháng sau khi xăm.
- Vết thương lâu lành: Đường huyết cao làm suy giảm chức năng bạch cầu và giảm lưu thông máu, dẫn đến vết thương chậm lành.
- Sẹo xấu: Nếu không chăm sóc đúng cách, vết thương sau xăm có thể hình thành sẹo lồi không mong muốn.
- Bệnh lây nhiễm qua đường máu: Thiết bị phun xăm không khử trùng kỹ có thể gây nhiễm viêm gan B, C, tụ cầu, lao, hoặc HIV.
Đối tượng nào không nên thực hiện xăm môi?
Trong thành phần của các loại mực phun xăm có chứa kim loại nặng và các hóa chất tạo màu. Do đó, một số đối tượng sau đây không nên thực hiện thủ thuật này:
- Người bệnh tim mạch và dùng thuốc chống đông máu: Dễ gặp nguy hiểm do huyết áp tăng cao, khó cầm máu.
- Người bị bệnh máu khó đông: Nguy cơ mất máu cao, dễ gặp biến chứng nguy hiểm.
- Vấn đề da liễu tại vùng phun xăm: Nên điều trị dứt điểm trước khi phun xăm.
- Đang hóa trị, xạ trị: Cơ thể yếu, dễ tổn thương, không nên phun xăm.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé do mực chứa hóa chất.
- Người có cơ địa dị ứng, viêm da: Khó đạt hiệu quả phun xăm, dễ gây kích ứng.
- Người thường xuyên dùng chất kích thích: Ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, màu mực không đều.
- Người tiểu đường không kiểm soát được: Nguy cơ biến chứng cao khi phun xăm.
- Sẹo mới dưới 6 tháng tại vùng da xăm: Da non dễ tổn thương, nên chờ sẹo lành hẳn.