Rau là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường để cân bằng chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, một số loại rau còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cực hiệu quả. Cùng điểm danh 11 loại rau giúp cải thiện chỉ số đường huyết cho người tiểu đường ngay sau đây nhé.
Mục lục
Tiểu đường có thể cải thiện từ các loại rau?
Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Đây là bệnh lý mãn tính rất nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thận, đột quỵ…thậm chí tử vong.
Bổ sung các loại rau trong chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường có vai trò rất quan trọng. Các loại rau không chỉ cung cấp chất xơ, các chất chống oxy hóa cùng nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe mà còn giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Một số vai trò quan trọng của các loại rau trong quản lý bệnh tiểu đường:
- Cung cấp chất xơ: Rau chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện sự hấp thu đường trong máu, giảm sự biến động của đường huyết sau ăn, cải thiện điều tiết của insulin. Bên cạnh đó, chất xơ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ – điều này rất quan trọng với người tiểu đường.
- Ít carbohydrate: Rau thường có chứa ít carbohydrate hơn so với các nhóm thực phẩm khác chứa tinh bột, đường, sản phẩm từ ngũ cốc… Điều này giúp bệnh nhân kiểm soát đường máu, ngăn chặn chỉ số đường huyết sau ăn tăng đột ngột.
- Cung cấp dưỡng chất: Rau cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất quan trọng như vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa giúp duy trì sức khỏe tốt, hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường mang lại hiệu quả cao hơn.
- Ít calo: Một số loại rau có ít calo, điều này giúp người tiểu đường duy trì cân nặng ổn định, điều quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng khác như béo phì.
Các loại rau trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Đối với người tiểu đường thì việc ăn rau gì cần phải được cân nhắc cẩn trọng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới chỉ số đường huyết. Sau đây là một số loại rau không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ trị tiểu đường khá hiệu quả. Cùng tham khảo ngay sau đây:
1. Rau bina
Rau bina (cải bó xôi) là lựa chọn hoàn hảo dành cho người tiểu đường, không chỉ giàu dưỡng chất mà còn chứa ít calo. Bên cạnh các vi chất như vitamin A, C, D, E, K loại rau này còn rất giàu sắt – khoáng chất cần thiết để tạo máu. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cải bó xôi chứa màng thylakoid, bao gồm các chất giúp tăng độ nhạy insulin, điều này rất có lợi cho người tiểu đường. Bạn có thể chế biến các món ăn từ cải bó xôi như canh tôm cải bó xôi, xào, luộc hoặc cho vào các món súp, hầm.
2. Rau diếp cá
Do có mùi tanh nên rau diếp cá “không được lòng” nhiều tín đồ ăn uống. Tuy nhiên, đây là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Diếp cá giàu chất xơ, vitamin B rất tốt cho người tiểu đường. Đặc biệt, vitamin B có trong diếp cá có tác dụng giảm mức độ homocysteine (là một axit amin, khi tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh lý tim).
Bệnh nhân đái tháo đường có thể thưởng thức trực tiếp loại rau này hoặc ép thành nước, uống liên tục trong khoảng 3 tuần giúp giảm hàm lượng đường glucose trong máu khi đói mang lại hiệu quả rất tốt.
3. Rau bắp cải
Tiểu đường nên ăn rau gì? Rau bắp cải là một trong đáp án cho câu hỏi này. Loại rau này giàu vitamin C mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, bắp cải còn chứa lượng lớn chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.
Bổ sung loại rau này vào thực đơn ăn uống cho người tiểu đường tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý trong bắp cải có chứa nhiều iod nên không tốt cho người bệnh cường giáp, bướu cổ, viêm giáp… Vì vậy, người bệnh đái tháo đường có kèm thêm các bệnh lý khác như cường giáp, bướu cổ, viêm giáp… không nên ăn quá nhiều bắp cải.
4. Rau măng tây
Măng tây được xếp vào danh sách các loại rau thân thiện với người tiểu đường mà bạn không nên bỏ qua. Măng tây rất giàu sắt và đồng, bên cạnh đó nó còn chứa kali rất cần thiết để điều trị tiểu đường. Một số dưỡng chất khác phải kể đến như canxi, phốt pho, mangan cũng có tác dụng điều hòa huyết áp hiệu quả.
Theo nghiên cứu, măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát đồng thời tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thu được glucose. Các món ngon từ măng tây tốt cho người đái tháo đường như măng tây luộc, măng tây xào tỏi, sinh tố măng tây…
5. Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong những siêu thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người tiểu đường. Bông cải xanh dồi dào chất xơ và các chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, loại rau này rất giàu crom, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Bạn có thể thêm bông cải xanh vào trong các món súp, mì ống hoặc hầm, thậm chí chế biến đơn giản dưới dạng hấp, luộc cũng rất tốt.
6. Cải xoăn
Cải xoăn chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa flavonoid có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Trong những nghiên cứu gần đây đã chứng minh, ăn cải xoăn giúp ngăn chặn sự gia tăng chỉ số đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, do giàu chất chống oxy hóa nên ăn cải xoăn giảm thiểu nguy cơ ung thư và bệnh tim.
7. Rau ngót
Thật thiếu sót khi không nhắc đến rau ngót trong danh sách các loại rau giúp hạ đường huyết. Trong rau ngót có chứa insulin, đây là chất giúp kiểm soát lượng đường ở trong máu. Một số nghiên cứu chứng minh rau ngót có tác dụng hiệu quả trong điều trị tiểu đường tuýp 1. Việc thường xuyên bổ sung rau ngót vào thực đơn ăn uống giúp cải thiện đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường.
8. Rau lang
Rau lang là loại rau dân dã, quen thuộc với người ở vùng nông thôn. Trong rau lang có chứa nhiều chất xơ hòa tan có tác dụng làm chậm hấp thu đường trong máu. Bởi vậy mà đây là loại rau cực tốt giúp giảm đường huyết sau ăn. Bạn có thể nấu canh rau lang, rau lang luộc, rau lang xào tỏi… đều rất ngon miệng và dễ ăn.
9. Rau dền
Mọi người đều biết đến rau dền với công dụng bổ máu. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp và cải thiện táo bón. Trong rau dền có chứa nhiều magie – vi chất rất quan trọng trong điều trị đái tháo đường kèm táo bón.
10. Cần tây
Không chỉ có công dụng làm đẹp, giữ dáng cho nhiều chị em, cần tây còn có công dụng thần kỳ đối với sức khỏe con người. Uống nước ép hoặc ăn rau cần tây mỗi ngày giúp bạn điều hòa lượng đường trong cơ thể, rất có lợi đối với bệnh nhân tiểu đường.
11. Rau muống
Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra, rau muống rất giàu dưỡng chất như protein, canxi, magie, sắt, vitamin C, B2, B1 cùng các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau muống giàu chất xơ giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân. Người tiểu đường hoàn toàn nên ăn rau muống bởi hợp chất có trong loại rau này có công dụng tương tự insulin, giúp điều hòa đường huyết rất tốt.
Bổ sung các loại rau trên vào chế độ ăn uống hàng ngày hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả, giảm nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Do đó, mỗi bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên ăn từ 3 – 5 phần rau không hoặc chứa ít carb mỗi ngày nhằm cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể đồng thời giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và huyết áp. Đồng thời, nên tránh hoặc hạn chế sử dụng một số loại rau quả có chứa hàm lượng carbohydrate cao như khoai tây, khoai lang, khoai mỡ… hoặc một số cây họ đậu có chứa nhiều tinh bột để đảm bảo chỉ số đường huyết không bị tăng cao.
☛ Tham khảo thêm tại: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Mách cách chọn loại rau tốt cho người tiểu đường
Việc lựa chọn các thực phẩm có ảnh hưởng tới quá trình cải thiện bệnh tiểu đường. Để đảm bảo an toàn, khi chọn các loại rau vào thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn cần dựa vào các tiêu chí sau để đảm bảo không khiến chỉ số đường huyết tăng cao đồng thời hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị:
Rau có chỉ số GI thấp
Người bị tiểu đường nên ưu tiên các loại rau có chỉ số GI thấp. Nhóm rau này giúp ngăn ngừa sự gia tăng nhanh chóng của lượng đường trong máu. Các thực phẩm chứa chỉ số GI thấp là dưới 55, trung bình từ 56 – 69, cao từ 70 trở lên. Các loại rau có GI thấp phổ biến nhất là: bông cải xanh, bắp cải, măng tây, cần tây, rau diếp, rau bina, các loại củ quả (cà rốt, đậu cô ve, cà chua, ớt chuông, su hào, cà tím, bí ngô…)…
☛ Tham khảo thêm: Các loại thịt có chỉ số GI thấp
Rau có hàm lượng nitrat cao
Khi nitrat vào cơ thể chuyển hóa thành oxit nitric có tác dụng làm giãn động mạch. Khi mạch máu giãn ra làm huyết áp giảm xuống. Do đó, bổ sung các loại rau giàu nitrat giúp bệnh nhân tiểu đường cải thiện tăng huyết áp đột ngột và tăng cường sức khỏe tim mạch. Các loại rau chứa nhiều nitrat bạn nên thêm vào thực đơn bao gồm: Rau cần tây, rau diếp cá, củ cải…
Nhóm rau giàu protein
Chế độ ăn giàu protein giúp bạn no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn giữa các bữa chính vừa tránh làm tăng đường huyết. Trong đó, các loại rau củ giàu protein, ít calo mà mọi người nên dùng gồm các rau dền, măng tây, bông cải xanh, rau bina, bắp cải brucxen…
Rau giàu chất xơ
Các loại rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Tuy nhóm thực phẩm này không mang lại giá trị dinh dưỡng nhưng lại có ích cho hệ tiêu hóa, giúp kiểm soát tốt đường huyết. Khi vào cơ thể, chất xơ cản trở quá trình hấp thụ đường ở niêm mạc ruột, từ đó làm chậm quá trình tăng đường huyết sau khi ăn. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều rau trong bữa ăn giúp bệnh nhân nhanh no, từ đó ăn ít hơn nên kiểm soát tốt cân nặng và đường huyết.
Hầu hết các loại rau đều giàu chất xơ, bạn nên thêm vào thực đơn hàng ngày cùng các loại thịt cá, vừa ngon miệng vừa cung cấp đủ dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
Rau không chứa tinh bột
Dung nạp nhiều tinh bột khiến chỉ số đường huyết của bạn tăng cao. Do đó, hãy lựa chọn các loại rau không chứa tinh bột. Bạn có thể thưởng thức một cách thoải mái các loại rau sau đây mà không cần lo lắng tăng đường huyết như: Bông cải xanh, măng tây, hoa atiso…
☛ Tham khảo thêm tại: Top thực phẩm không chứa đường
Giảo cổ lam Tuệ Linh – Giúp ổn định đường huyết ở người tiểu đường
Để cải thiện tiểu đường, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và tích cực vận động thể chất là điều không thể thiếu. Kết hợp sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong giảo cổ lam có chứa phanodise giúp kích thích tuyến tụy tiết insulin, tăng mức độ nhạy cảm của insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào từ đó giúp ổn định đường huyết.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Giảo cổ lam “khắc tinh” của bệnh tiểu đường tuýp 2
Kế thừa thành tựu nghiên cứu khoa học, công ty TNHH Tuệ Linh đã cho ra đời 2 sản phẩm: Trà giảo cổ lam Tuệ Linh và Viên uống giảo cổ lam Tuệ Linh giúp hạ đường huyết an toàn, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2. Uống giảo cổ lam Tuệ Linh đều đặn còn giúp tăng cường lưu thông máu, hạ mỡ máu, hạ huyết áp.
Ưu điểm vượt trội của các sản phẩm giảo cổ lam Tuệ Linh là nguồn nguyên liệu sạch đạt chuẩn GACP tại Vùng trồng Giảo cổ lam rộng lớn tại Mộc Châu – Sơn La, kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại giúp giữ lại hàm lượng hoạt chất cao nhất, mang lại chất lượng sản phẩm tối ưu.
Trà và Viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể xem địa chỉ gần nhà bạn nhất TẠI ĐÂY