Tiểu đường là căn bệnh phổ biến đang mức báo động đỏ khi lối sống sinh hoạt ngày một công nghiệp, một lối sống thụ động, ít vận động, sử dụng đồ ăn nhanh và thiếu khoa học là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căn bệnh mãn tính này. Nguy hiểm hơn bệnh có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con người. Và chỉ khi phát hiện bệnh được sớm việc điều trị mới dễ dàng và ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh tiểu đường sớm nhất?
Mục lục
Bệnh tiểu đường là gì?
Đầu tiên chúng ta cần hiểu bệnh tiểu đường là gì, cơ chế hình thành bệnh và nguyên nhân từ đâu?
Bệnh tiểu đường được xác định một người mắc bệnh khi lượng đường trong máu (cả khi đói và khi no) cao quá mức so với quy định. Đó là khi đường huyết lúc đói cao hơn 7.0 mmol/l, đường huyết sau ăn 2h là hơn 11.1 mmol/l hoặc được đo theo chỉ số HbA1c cao hơn 6,5%.
Cơ chế hình thành bệnh đó là phân tử đường muốn vào trong tế bào để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể thì cần “người vận chuyển” là hormone insuin do tụy tiết ra. Vì lý do nào đó mà tụy không sản xuất insulin, sản xuất không đủ dùng hoặc sản xuất insulin bị lỗi, Khi đó đường không vào được tế bào và nằm lại trong mạch máu. Đây được gọi là tiểu đường type 1.
Còn khi insulin và đường (glucose) muốn vào trong tế bào còn phải qua một cửa chuyên dụng nằm trên màng tế bào với một chiếc chìa khóa được cắm sẵn ở ổ khóa gọi là receptor. Nếu cửa này bị hỏng,biến dạng và chìa khóa lỗi thì insulin không đưa được đường vào bên trong. Đây gọi là tiểu đường type 2.
Làm thế nào để phát hiện bệnh tiểu đường?
Để biết mình có bị bệnh tiểu đường hay không cần qua các biểu hiện triệu chứng nhận biết bằng giác quan và chính xác hơn là qua xét nghiệm đường huyết hay xét nghiệm chỉ số HbA1C có nằm trong ngưỡng an toàn hay không.
Phát hiện qua triệu chứng lâm sàng
Người mắc tiểu đường có biểu hiện rõ rệt nhất là sút cân không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi, tỉnh giấc giữa đêm, háo nước, tiểu nhiều, nhanh đói, nếu chẳng may có vết thương thì vết thương lâu lành, da khô, dễ nứt nẻ và ngứa, mờ mắt và hệ miễn dịch suy giảm dễ mắc cúm, cảm…
- Háo nước, liên tục khát nước: dù uống nhiều nước nhưng vẫn khát nước, đây là chính là tình trạng của người tiểu đường. Nguyên nhân là lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ tự động tách nước trong các tế bào để cung cấp vào máu để làm loãng lượng đường bị dư; khi đó các tế bào thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.
- Tiểu nhiều: nếu đi tiểu hơn 8 lần 1 ngày có thể đã mắc tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ thể muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.
- Sụt cân bất thường: triệu chứng thường gặp nhất ở tiểu đường tuýp 1. Nguyên nhân là do tiểu đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân
- Đói và mệt mỏi: thiếu hụt insulin khiến cơ thể không hấp thụ được lượng đường cần thiết trong máu để giải phong năng lượng, đường sẽ bị tích trữ trong máu dẫn đến dư thừa và ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy người tiểu đường thường bị cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.
- Vết thương lâu lành: người bình thường khi bị các vết thương, vết đứt, lở loét sẽ nhanh chóng lành sau 1 thời gian. Nếu cơ thể bạn bị thương và những vết thương này rất lâu lành, bị nhiễm trùng thì có nguy cơ bị tiểu đường. Khi lượng đường quá cao không chỉ gây nhiễm trùng vết thương mà chúng còn cản trở tuần hoàn máu khiến vết thương lâu lành.
- Thị lực yếu đi: đường huyết cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực mặc dù trước đó bạn không bị các bệnh về mắt.
Khi thấy bản thân có những triệu chứng của bệnh tiểu đường, người bệnh đên đi thăm khám để được đưa ra kết luận chính xác nhất.
Phát hiện tiểu đường qua các xét nghiệm cận lâm sàng
Các triệu chứng tiểu đường mang tính chất phỏng đoán nhiều thì để phát hiện chính xác mắc tiểu đường hay không cần thông qua các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
Test nước tiểu
Test nước tiểu giúp phát hiện lượng đường cao trong máu. Người bình thường trong nước tiểu không có đường, nếu thận chỉ bài tiết ra chất đường trong nước tiểu khi trong 24 giờ trước đó lượng đường trong máu cao hơn 180mg. Nếu đường trong nước tiểu lớn hơn 180mg thì người bệnh cần được chỉ định test các chỉ số khác nữa để phát hiện chính xác hơn.
Thử đường trong nước tiểu là phương pháp đơn giản, chi phí thấp nhưng kết quả không dùng để đánh giá bị tiểu đường hay không. Chỉ số đường trong nước tiểu chỉ có giá trị báo động cho người đã bị bệnh là đường huyết đã tăng cao.
Thử đường huyết
Cũng được đánh giá là phương pháp đo đường huyết đơn giản, nhanh chóng và cho kết quả chính xác. Chỉ số đường huyết trong máu an toàn đối với người bình thường ở từng thời điểm như sau:
- Đường huyết bất kỳ : < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
- Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
- Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).
Hiện nay có nhiều máy thử đường huyết tại nhà, giúp cảnh báo lượng đường huyết cao nhanh chóng. Nếu lượng đường huyết cao hơn bình thường thì bạn có nguy cơ bị tiểu đường. Để biết chắc chắn bị tiểu đường hay không cần thăm khám và làm thêm các xét nghiệm khác.
Xét nghiệm HbA1C
Xét nghiệm HbA1C: đây được coi là phương pháp chính xác nhất giúp chẩn đoán tiểu đường. Khi đo HbA1C có chỉ số tốt là dưới 4-6%, mức độ chấp nhận được là 6,6-8% và trên 8% có thể khẳng định người này mắc bệnh tiểu đường.
Khi tiến hành xét nghiệm HbA1c người bệnh sẽ được lấy 1 mẫu máu và được đo tại phòng xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỷ lệ % hemoglobin của máu qua đó các bác sỹ sẽ đánh giá được đường huyết của bạn trong thời gian qua.
➤ Xem thêm: Tiểu chuẩn các phương pháp chẩn đoán tiểu đường
Ai có nguy cơ mắc tiểu đường?
Ngoài các đối tượng mắc bệnh tiểu đường type 1, thì với người tiểu đường type 2 thường xảy ra với 5 nhóm đối tượng dưới đây:
- Người trên 40 tuổi: tuy giờ đây căn bệnh này đã trẻ hóa đi rất nhiều, các đối tượng người trẻ 30-35 tuổi cũng khá phổ biến mắc căn bệnh này. Nguyên nhân người mắc tiểu đường ở lứa tuổi này là do thói quen sinh hoạt và lối sống thiếu lành mạnh: ngồi nhiều, hạn chế vận động, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, các món ăn cay nóng, nhiều mỡ…..
- Người thừa cân hay ở thể trạng béo phì: Khi cơ thể hình thành nhiều mô mỡ, các tế bào trở nên kháng insulin dẫn đến việc dung nạp glucose kém. Nếu bị thừa cân hoặc béo phì, tốt nhất nên điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện nhiều hơn, hạn chế tinh bột và đường, tăng cường rau xanh.
- Người mắc các bệnh về huyết áp cao và mỡ máu: huyết áp cao và mỡ máu cao sẽ kháng lại insulin làm người bệnh dễ bị tiểu đường hoặc làm cho bệnh tiểu đường nặng hơn.
- Tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai: Với những phụ nữ mang thai tăng cân quá nhanh có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ người bệnh chỉ có thể kiểm soát qua ăn uống thay đổi và chế độ sinh hoạt hạn chế đồ béo, đường và tinh bột để giảm nguy cơ tiến triển bệnh, còn vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường.
Ý nghĩa của việc phát hiện sớm tiểu đường
Tiểu đường là một căn bệnh mạn tính và không có thuốc điều trị triệt để. Người mang bệnh sẽ gặp những hạn chế nhất định trong các hoạt động thể chất nặng nhọc và nguy hiểm nhất là bệnh có thể dẫn đến các biến chứng mù lòa, cắt cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não và bệnh lý tim mạch.
Ở thể trạng mắc bệnh tiểu đường,, các tế bào cần đường để sinh nặng lượng thì lại không có nên người mệt mỏi và mồ hôi. Trong khi đó, đường lại dồn ứ trong lòng mạch máu làm máu đặc lại, khó lưu thông và là cơ hội rất tốt cho viêm nhiễm gây nhiễm trùng máu, khiến vết thương, vết loét lâu khỏi. Nó còn làm oxy hóa mạnh thành mạch máu, là tác nhân hình thành các cục máu đông gây tắc mạch dẫn đến đột quỵ.
Một nguy cơ lớn cho người mắc tiểu đường là các cơn hạ đường huyết đột ngột dẫn đến ngừng tim.
Chính vì vậy việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng, để qua đó người bệnh chủ động với lối sống sinh hoạt điều độ, ăn uống hợp lý và tập luyện đều đặt để có thể chung sống hòa bình với bệnh lâu dài mà không có bất kỳ biến chứng nào. Người sống trong gia đình có tiền sử bị bệnh tiểu đường hay nằm trong các nhóm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nêu trên đặc biệt lưu ý và tuyệt đối không được chủ quan trước bệnh.
☛ Tham khảo thêm tại: Phòng bệnh tiểu đường hiệu quả bằng cách nào?
Nguyễn Huy đã bình luận
Tôi bị sút cân đột ngột, dù không có thay đổi gì về chế độ ăn uống hay vận động. Tôi cũng thấy hay bị khô miệng và khát nước. Tôi có thể bị tiểu đường không? Tôi nên bổ sung thực phẩm gì để tăng cân?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Xin chào bạn, sút cân đột ngột là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường. Đây là do cơ thể không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng, mà phải đốt cháy mỡ và cơ bắp. Khô miệng và khát nước là do cơ thể mất nước khi đi tiểu nhiều. Bạn có thể bị tiểu đường nếu những triệu chứng này kéo dài và không giảm. Bạn nên ăn uống đầy đủ, cân bằng, chọn những thực phẩm giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh. Bạn cũng nên tránh ăn quá nhiều đường và tinh bột, vì chúng có thể làm tăng đường huyết.
Để biết chính xác mình mắc tiểu đường hay không bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám chẩn đoán nhé!
Quỳnh Anh đã bình luận
Tôi bị nhiễm trùng ở vết thương ở chân, dù đã bôi thuốc nhưng không thấy lành. Tôi cũng thấy khát nước và đói liên tục, dù đã ăn uống đầy đủ. Tôi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không? Tôi nên ăn uống như thế nào?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào Quỳnh Anh, vết thương lâu lành, khát nước và đói liên tục là những dấu hiệu giúp phát hiện bệnh tiểu đường dễ nhận biết. Bạn có thể bị bệnh tiểu đường typ1 hoặc typ2, tùy thuộc vào nồng độ insulin trong cơ thể. Bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán xác định và đưa racách điều trị phù hợp. Bên cạnh đó bạn cần ăn uống cân bằng, hạn chế đường và tinh bột, tăng cường rau xanh và trái cây. Bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên để giảm cân và duy trì sức khỏe.
Mai Hoa đã bình luận
Tôi bị tê bì ở bàn tay và bàn chân, thấy khó chịu khi đi lại. Tôi cũng thấy thị lực của mình giảm dần, nhìn mờ và đau mắt. Đây có phải là những triệu chứng của bệnh tiểu đường không? Tôi nên đi khám ở đâu?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào bạn, tê bì ở bàn tay và bàn chân, thị lực giảm và nhìn mờ có thể những biểu hiện của bệnh tiểu đường, đây có thể là cảnh báo giúp bạn phát hiện mình bị bệnh Ngoài ra với tình trạng của bạn có thể tiểu đường đã gây tổn thương thần kinh và mắt. Bạn nên đi khám ở các bệnh viện chuyên khoa nội tiết hoặc mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Trần Ngọc đã bình luận
Tôi bị khát nước liên tục, đi tiểu nhiều lần trong ngày, thấy mệt mỏi và giảm cân không rõ nguyên nhân. Tôi có thể bị tiểu đường không? Tôi nên làm gì để kiểm tra chính xác?
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Xin chào bạn, những triệu chứng bạn mô tả có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bạn nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm đường huyết để được chẩn đoán chính xác nhất!