Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp bệnh nhân cao huyết áp cải thiện tình trạng của mình, góp phần quan trọng vào việc điều trị. Ăn gì và kiêng gì là điều mà bạn cần chú ý mỗi ngày. Nhiều người bệnh thắc mắc ” Bị huyết áp cao có ăn được sầu riêng hay không?”. Hãy cùng giaocolam.vn trả lời câu hỏi này qua bài viết sau đây.
Mục lục
Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp, được định nghĩa là tình trạng bệnh lý khi mà áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Tăng huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi nếu bệnh không được kiểm soát sẽ diễn tiến thầm lặng, gây ra những nguy hiểm và biến chứng khôn lường, làm tổn thương đến nhiều cơ quan đích, thậm chí là tử vong.
Huyết áp cao khi mới khởi phát sẽ không xuất hiện nhiều biểu hiện cụ thể, chính bởi vậy cách tốt nhất để kiểm soát bệnh là chủ động phòng ngừa từ sớm. Bạn hãy bắt đầu bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tăng cường tập thể dục để nâng cao sức khỏe, theo dõi huyết áp thường xuyên,…
Tuy nhiên, khi huyết áp diễn tiến âm thầm, ở tình trạng cao huyết áp cấp cứu có thể xuất hiện một vài biểu hiện, bao gồm:
- Đau đầu, chóng mặt, cảm giác choáng váng
- Không thể gắng sức
- Suy giảm thị lực, tầm nhìn giảm
- Chảy máu cam
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách nhận biết sớm triệu chứng cao huyết áp
Nguyên nhân thứ phát gây tăng huyết áp thường là: di truyền, tuổi tác (người cao tuổi thường mắc bệnh cao huyết áp), béo phì, tiểu đường, chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn mặn),…
Tác động của sầu riêng đối với huyết áp
Sầu riêng là loại trái cây giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng và chất béo cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa, cùng các vitamin quan trọng như vitamin C và B6, hỗ trợ hệ miễn dịch và chức năng thần kinh. Bên cạnh đó, sầu riêng cung cấp khoáng chất như kali và magiê, có tác dụng ổn định huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch, tạo nên sự cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Sầu riêng có ảnh hưởng đến huyết áp qua nhiều cơ chế khác nhau:
Kali trong sầu riêng: Kali là khoáng chất quan trọng giúp điều chỉnh huyết áp. Nó có khả năng cân bằng lượng natri trong cơ thể, giảm căng thẳng trên thành mạch máu và giãn nở mạch, từ đó hỗ trợ hạ huyết áp. Theo các chuyên gia, lượng kali cao trong sầu riêng có thể góp phần tích cực trong việc kiểm soát huyết áp đối với những người bị cao huyết áp.
Chất béo và năng lượng cao: Mặc dù sầu riêng chứa nhiều kali, nhưng nó cũng rất giàu chất béo và năng lượng. Tiêu thụ quá nhiều sầu riêng có thể dẫn đến tăng cân và béo phì, hai yếu tố góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng cao huyết áp. Việc tăng cân sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch máu, khiến huyết áp tăng cao và khó kiểm soát hơn.
Tác động đến tim mạch: Chất béo trong sầu riêng, đặc biệt là loại chất béo bão hòa, có thể làm tăng mức cholesterol trong máu nếu ăn nhiều. Mức cholesterol cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, tăng nguy cơ các bệnh về tim và làm phức tạp thêm tình trạng cao huyết áp. Vì vậy, người có huyết áp cao cần cẩn trọng khi ăn sầu riêng, kiểm soát khẩu phần và tần suất tiêu thụ để tránh tác động xấu đến sức khỏe tim mạch và huyết áp.
Huyết áp cao ăn sầu riêng được không?
Bên cạnh đó, một số trường hợp dưới đây cũng cần lưu ý trước khi ăn sầu riêng:
- Những người bị mụn nhọt, nóng trong.
- Những người có tình trạng âm hư, nội nhiệt.
- Những người tì vị yếu nếu.
- Bệnh nhân tiểu đường, người béo phì, bệnh nhân huyết áp cao và người có chỉ số cholesterol máu cao.
- Những người mắc bệnh thận và bệnh tim.
- Bệnh nhân mắc bệnh ngoài da và viêm thanh quản.
Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?
Chế độ ăn dành cho bệnh nhân huyết áp cao cần cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin và các khoáng chất thiết yếu, ít natri, giàu kali và chất xơ, giảm tiêu thụ chất béo, axit béo bão hòa. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích áp dụng chế độ ăn DASH- ăn nhiều rau xanh, quả chín và các sản phẩm từ sữa ít béo.
- Nhu cầu năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ngày.
- Protein: chiếm 15 – 20% tổng năng lượng.
- Lipid: chiếm 20 – 25% tổng năng lượng.
Trong đó thấp acid béo bão hòa, acid béo không no nhiều nối đôi (chủ yếu là axit omeg3, omega 6 có trong các loại cá) chiếm khoảng 7 – 10% tổng năng lượng. Acid béo không no một nối đôi chiếm < 15% tổng năng lượng. Chất béo đồng phân trans( chất béo chuyển hóa có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, khoai tây chiên,…) chiếm < 1% tổng năng lượng. Nên cung cấp lượng EPA và DHA khoảng 250 – 500mg/ngày. Cholesterol < 200mg/ngày.
Ngoài ăn uống hợp lý, bạn cũng nên tăng cường tập thể dục, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giữ tình thần thoải mái, hạn chế căng thẳng mệt mỏi, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… sẽ giúp bạn kiểm soát chỉ số huyết áp của mình.
Tìm hiểu chi tiết: Người bị huyết áp nên kiêng gì để mau khỏi bệnh?
Người cao huyết áp không cần phải hoàn toàn kiêng sầu riêng, nhưng cần chú ý đến lượng và cách ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Sầu riêng chứa nhiều dưỡng chất nhưng cũng có hàm lượng đường và chất béo cao, do đó, người cao huyết áp nên ăn ở mức độ vừa phải và không kết hợp với thực phẩm giàu đường hoặc chất béo bão hòa. Đồng thời, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là điều cần thiết để kiểm soát huyết áp hiệu quả. Nếu có bất kỳ lo ngại nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo việc ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Xuân Trường đã bình luận
chào bác sĩ, tôi bị huyết áp cao đã vài năm nay, hầu như chế độ ăn của tôi rất ít các loại rau quả. Dạo gần đây đi khám lại thấy chỉ số huyết áp vẫn không cải thiện, bác sĩ khám cũng tư vấn tôi nên ăn uống cân bằng, bổ sung nhiều loại rau củ quả. Vậy loại nào tốt cho người huyết áp cao, rất mong được tư vấn
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Trường!
Các loại rau củ quả không chỉ tốt cho người cao huyết áp mà còn có lợi cho sức khỏe nói chung. Một số gợi ý về các loại rau quả như:
– Các loại rau củ: Bông cải xanh, rau bina, rau cần tây, cải cúc, rau diếp, xà lách, rau cải, cà rốt…
– Các loại quả: Cà chua, kiwi, bơ, xoài, việt quất, mâm xôi, táo, lựu, chuối…
Anh có thể tham khảo chi tiết tại bài viết sau: https://www.giaocolam.vn/cao-huyet-ap-an-qua-gi.html