Huyết áp cao là căn bệnh có liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn uống. Người bệnh luôn phải tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống dành cho người huyết áp cao, hạn chế những thực phẩm có tác động xấu đến việc kiểm soát huyết áp và làm tăng nguy cơ các biến chứng về tim mạch ở bệnh nhân huyết áp cao. Vậy cao huyết áp có ăn được thịt vịt không? Ăn bao nhiêu để chỉ số huyết áp vẫn được kiểm soát. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài vết dưới đây.
Mục lục
1. Hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt vịt
Để biết được thịt vịt có phù hợp với chế độ ăn của người cao huyết áp hay không thì bạn cần phải nắm được thông tin về giá trị dinh dưỡng của chúng. Cụ thể, hàm lượng dinh dưỡng trong 100g thịt vịt bao gồm:
- Năng lượng: 337 kcal
- Chất béo: 28,7 gam
- Protein: 25 gam
- Vitamin B3: 24% giá trị hàng ngày (DV)
- Vitamin B2: 16% DV
- Vitamin B1: 12% DV
- Vitamin B5: 11% DV
- Vitamin B6: 9% DV
- Vitamin C: 5% DV
- Vitamin K: 6% DV
- Một lượng nhỏ các vitamin khác như: folate, vitamin B12, vitamin A và vitamin K trong vịt chiếm khoảng 1- 4% DV.
- Selen: 29% DV
- Phốt pho: 16% DV
- Sắt: 15% DV
- Kẽm: 12% DV
- Đồng: 11% DV
- Kali: 6% DV
- Magiê: 4% DV
- Natri: 2%
- Một lượng nhỏ (1%) các khoáng chất khác như canxi và mangan cũng được tìm thấy trong thịt vịt.
Qua thống kế về hàm lượng dinh dưỡng, ta thấy được thịt vịt là loại thịt bổ dưỡng, chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Giống như hầu hết các loại thực phẩm khác, hàm lượng những chất dinh dưỡng này có thể thay đổi tùy theo các mà bạn chế biến thịt vịt. Tốt nhất bạn nên hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ từ thịt vịt.
2. Cao huyết áp có ăn được thịt vịt không?
Người bị cao huyết áp có thể ăn thịt vịt, vì thịt vịt không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà còn có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch. Mặc dù thịt vịt chứa hàm lượng chất béo tương đối cao, nhưng đó là chất béo chất béo không bão hòa đơn và các axit béo omega-3 và omega-6, đều có lợi cho tim mạch. Thịt vịt cũng giàu protein, canxi, phốt pho, sắt và các vitamin thiết yếu như B1, B2, A, D, E, tất cả đều phù hợp với chế độ ăn uống của người cao huyết áp.
Xong không phải ai mắc cao huyết áp cũng có thể ăn thịt vịt, một số người mắc bệnh lý khác kèm theo như người bị dị ứng với thịt vịt, người có hệ tiêu hóa kém, mắc bệnh về xương khớp, hoặc bị bệnh gút thì không nên ăn thịt vịt nhé!
☛ Đọc tìm hiểu thêm: Bệnh cao huyết áp là gì?
3. Cao huyết áp nên ăn thịt vịt bao nhiêu là đủ?
Dù chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng ăn quá nhiều cũng sẽ thành hại.
Cụ thể, trong thịt vịt, đặc biệt là phần da vịt có hàm lượng cholesterol cao. Khi bạn ăn quá nhiều thịt vịt, hàm lượng cholesterol trong đó sẽ dễ khiến bạn mắc các chứng như xơ vữa động mạch, hẹp lòng mạch. Lâu dần làm cho quá trình lưu thông máu kém, ảnh hưởng đến tiêu cực tình trạng cao huyết áp, khiến bệnh ngày một nặng hơn. Nguy hiểm hơn còn kéo theo nhiều biến chứng về tim mạch, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Vậy người cao huyết áp nên ăn bao nhiêu thịt vịt là đủ? Tốt nhất, bệnh nhân cao huyết áp nên loại bỏ phần da và mỡ, chỉ nên ăn phần ức vịt sao cho lượng protein từ phần thịt này chiếm 15-20% tổng lượng calo bạn nạp vào từ một khẩu phần ăn.
Ngoài ra, người bệnh cao huyết áp cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống của mình khoa học và hiệu quả hơn.
☛ Đọc chi tiết: Dinh dưỡng cho người cao huyết áp để hiểu rõ hơn về nguyên tắc dinh dưỡng ở bệnh nhân cao huyết áp
4. Món ăn từ thịt vịt tốt cho người cao huyết áp
Vì thịt vịt tốt cho người cao huyết áp nên chúng được chế biến thành rất nhiều các món ngon khác nhau. Trong đó, có một công thức từ thịt vịt được ghi nhật rằng đem lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh cao huyết áp mà hầu như tất cả những người mắc bệnh, ai cũng đều thử qua.
Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm:
- Thịt vịt: 100g
- Gia đỗ trọng: 30g
- Mộc nhĩ trắng: 30g
Cách thực hiện:
- Rửa sạch thịt vịt và tẩm ướp gia vị để loại bỏ mùi hôi của vịt
- Ninh 100g thịt vịt đã chuẩn bị trong khoảng 30 phút.
- Sau đó thêm vào cùng 1 lúc 30g gia đỗ trọng và 30g mộc nhĩ trắng, rồi nấu thêm 15 phút.
- Cuối cùng tắt lửa và thưởng thức.
Món ăn này rất thích với người cao huyết áp. Không chỉ vậy nó còn có tác dụng với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ ở người bệnh.
5. Thực phẩm mà người cao huyết áp cần kiêng
Nhiều nhóm thực phẩm khi ăn vào sẽ ảnh hưởng đến việc cải thiện chỉ số huyết áp của bạn. Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà người cao huyết áp cần hạn chế tiêu thụ bao gồm:
Muối: Đây là thực phẩm đứng đầu trong danh sách. Bởi ăn quá nhiều muối sẽ gây tích nước trong cơ thể, điều này đồng nghĩa với áp lực lên thành mạch tăng cao dẫn đến cao huyết áp. Do đó, hạn chế ăn muối để làm giảm áp lực của máu lên thành mạch. Một người không nên tiêu thụ quá 5g muối/ngày để đảm bảo cho huyết áp được ổn định.
Nội tạng động vật: Chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, do đó nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch và tăng huyết áp. Không chỉ vậy, nội tạng động vật còn là nơi chứa nhiều độc tố nhất còn có thể gây ung thư nếu bạn ăn chúng quá thường xuyên.
Đồ ăn nhanh: Các thực phẩm ăn nhanh như pizza, hamberger, khoai tây chiên, gà rán,… đều nằm trong top những thực phẩm mà người cao huyết áp cần kiêng. Bởi không chỉ chứa nhiều chất béo bão hòa, các loại thực phẩm này đều chứa một lượng muối nhất định nhằm tăng khẩu vị khi ăn.
Thực phẩm đóng hộp: Hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp đều chứa chất bảo quản, nhiều chất béo bão hòa và tẩm ướp nhiều muối nhằm tăng hạn sử dụng. Loại sản phẩm này không tốt cho sức khỏe nói chung mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch và chỉ số huyết áp.
Dưa muối: Các loại rau củ muối đều chứa một lượng muối cao để dễ cho quá trình lên men. Dù có tác dụng tốt cho sức khỏe vì chúng bổ sung vi khuẩn có lợi nhưng đối với người cao huyết áp thì đây là nhóm thực phẩm cần hạn chế.
Đồ uống có cồn: Sử dụng nhiều đồ uống có cồn không chỉ làm tăng huyết áp mà còn ngăn ngừa thuốc điều trị huyết áp phát huy tác dụng của nó.
☛ Đọc chi tiết hơn tại bài viết: Người bị huyết áp cao cần kiêng gì ?
6. Sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh hỗ trợ điều trị cao huyết áp hiệu quả!
Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn phù hợp, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm Giảo cổ lam Tuệ Linh như một phương pháp nhằm hỗ trợ điều trị tình trạng cao huyết áp hiệu quả. Công dụng này được phát huy nhờ hoạt chất gypenosides có trong giảo cổ lam, giúp bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa động mạch co thắt, làm giảm sức cản ngoại vi, tăng co bóp máu, từ đó huyết áp sẽ được hạ.
Ngoài ra, trong giảo cổ lam còn chứa hơn 100 loại Saponin có cấu trúc tương tự nhóm Dammaran trong nhân sâm, chúng có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride, giảm LDL, tăng HDL, từ đó giúp ổn định và kiểm soát huyết áp ở mức an toàn, đồng thời phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Tất cả những điều trên giúp cho ta thấy rằng, giảo cổ lam Tuệ Linh xứng đáng trở thành sản phẩm hỗ trợ điều trị cao huyết áp được các chuyên gia khuyên gia khuyên dùng bởi không chỉ giúp kiểm soát được tình trạng huyết áp mà còn ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Với thành phần cấu tạo 100% từ tự nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà không lo xảy ra các phản ứng phụ.
Hiện nay, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đã có mặt trên toàn quốc. Bạn có thể tìm mua trực tiếp giảo cổ lam tại các cửa hàng thuốc trên toàn quốc. Nếu còn thắc mắc bất cứ điều gì, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline 1800 1190 để được tư vấn cụ thể và miễn phí.