Đối với người cao huyết áp, chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Cụ thể, người có chứng cao huyết áp cần phải tuân thủ một chế độ ăn uống không mặn – không béo – không đường. Trong đó, trứng gà đáp ứng đầy đủ cả 3 yếu tố trên. Tuy nhiên nhiều người lại cho rằng trứng gà chứa nhiều cholesterol, không phù hợp cho người cao huyết áp. Trước nhiều ý kiến trái chiều, thắc mắc về vấn đề người cao huyết áp ăn trứng gà được không đã được đặt ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này.
☛ Tìm hiểu trước thông tin về: Bệnh cao huyết áp
Mục lục
1. Thành phần dinh dưỡng có trong trứng gà
Trứng gà được biết đến như một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong trứng gà có đủ protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng, các loại men và hormon. Cụ thể, trong 100g trứng gà có chứa:
- Năng lượng: 166 kcal
- Protein: 14.8 gam
- Chất béo: 11.6 gam
- Glucid: 0.5 gam
- Chất xơ: 0 gam
- Vitamin: folate (47 mcg), vitamin B12 (1.29 mcg), vitamin A (700 mcg), vitamin D (0.88 mcg), vitamin K (0.3 mcg)…
- Chất khoáng: Canxi (55 mg), sắt (2.7 mg), kali (176 mg), Kẽm (0.9 mg), magie (11 mg).
Các chất dinh dưỡng trong trứng gà có tỷ lệ tương quan với nhau rất thích hợp và cân đối, do đó giá trị dinh dưỡng mà trứng gà tạo ra là rất tốt cho sức khỏe. Ví dụ, protein trong trứng gà là nguồn cung cấp các acid amin hay thiếu trong thực phẩm, có vai trò đặc biệt quan trọng về sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ. Hay trứng gà chứa chất béo quý Lecithin, tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não.
Như vậy, trứng gà đóng vai trò quan trọng trong một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng, có giá trị sinh học là 100%. Điều này có nghĩa là 100g protein của cơ thể có thể được tạo ra từ 100g protein của trứng gà.
2. Cao huyết áp có nên ăn trứng gà không?
Rất nhiều ý kiến cho rằng bệnh nhân cao huyết áp không nên ăn trứng, thậm chí là kiêng trứng hoàn toàn vì trong trứng có chứa cholesterol không có lợi. Tuy nhiên quan điểm này là sai lầm do:
- Trong trứng gà có nguồn chất béo rất quý đó là Lecithin – có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích luỹ cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất nó ra khỏi cơ thể. Tuy lòng đỏ trứng gà chứa một lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), mà bình thường cholesterol cao là một trong những nguyên nhân gây ra huyết áp cao. Nhưng với mối tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol, Lecithin dễ dàng đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch. Điều này đã cho thấy cholesterol có trong trứng gà hoàn toàn không phải là nguyên nhân gây cao huyết áp.
- Hơn nữa, xét về phương diện y học cổ truyền, trứng gà là một vị thuốc có mặt trong nhiều món ăn dùng để phòng chống các bệnh lý về tuần hoàn. Trong đó bao gồm cả bệnh cao huyết áp.
Như vậy, đồng nghĩa với quan điểm ăn trứng gà làm tăng huyết áp là hoàn toàn sai, và vô căn cứ thì thắc mắc “cao huyết áp có nên ăn trứng gà không” sẽ có câu trả lời là CÓ. Thực chất, trứng gà đã được chứng minh có tác dụng tốt trong điều trị cao huyết áp trong nhiều nghiên cứu khác nhau như:
- Nghiên cứu vào tháng 12 năm 2005 được công bố trên “Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy, những người ăn 1-3 quả trứng gà mỗi tuần sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp từ 11-23% so với những người không ăn hoặc ăn ít trứng gà hơn. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy ăn trứng gà ở mức độ vừa phải sẽ giúp hạn chế việc tăng nồng độ cholesterol xấu trong máu.
- Trong một nghiên cứu, các bác sĩ phát hiện ra rằng trứng gà có khả năng làm giảm áp lực lên thành mạch, từ đó đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh cao huyết áp. Cụ thể, khi tiêu hóa trứng gà, men tiêu hóa trong dạ dày chuyển trứng thành peptide giúp ức chế men chuyển đổi thành ACE. Trong khi đó, ACE là một nhân tố làm tăng huyết áp động mạch. Điều này có nghĩa là tuy trứng gà có hàm lượng cholesterol nhất định nhưng không ảnh hưởng đến tình trạng cao huyết áp.
- Một nghiên cứu khác được áp dụng với người bệnh tim mạch cũng cho thấy tác dụng của trứng gà trong việc làm giảm huyết áp cao. Các nhà khoa học đã trích xuất chất lecithin trong trứng gà cho bệnh nhân dùng 4-5 thìa canh. Kết quả thu được rất bất ngờ khi chỉ sau tháng, lượng cholesterol trong máu giảm đáng kể do lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích luỹ cholesterol và dễ dàng đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Từ đó, khoa học đã công nhân, ăn trứng gà có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, thanh lọc lượng mỡ lớn trong cơ thể, giúp người cao huyết áp hạn chế được những biến chứng do bệnh gây ra.
☛ Tham khảo thêm tại: Huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì để ổn định?
3. Cao huyết áp ăn bao nhiêu trứng gà là đủ?
Mặc dù qua các nghiên cứu đã kết luận rằng cao huyết áp có thể ăn trứng gà, xong người bệnh cần lưu ý rằng trong lòng đỏ trứng gà vẫn chứa một lượng cholesterol tương đối. Do đó, nếu sử dụng quá nhiều trứng gà hoặc ăn mỗi ngày cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh, làm cho huyết áp tăng đột ngột và mỡ máu tăng cao. Vậy cao huyết áp ăn bao nhiều trứng gà là đủ?
Với người lớn 1 tuần có thể ăn 3-4 lần trứng. Tuy nhiên với những người có huyết áp cao và mỡ máu chỉ nên ăn 2-3 lần trứng trong 1 tuần. Đây được coi là mức độ vừa phải trong sự cho phép, vừa không làm tăng huyết áp và cholesterol máu mà lại mang đến nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.
4. Một số món ăn với trứng gà giúp giảm huyết áp
Trứng gà ngoài luộc, rang thành các món ăn đơn giản để sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, bạn cũng có thể chế biến thành 3 món ăn dưới đây rất tốt cho việc giúp giảm huyết áp ở bệnh nhân huyết áp cao.
Trứng cải cúc
Trứng cải cúc là món ăn khá quen thuộc với mọi gia đình. Ngoài có tác dụng điều chỉnh chứng cao huyết áp, món ăn ngày còn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hay chướng bệnh khó tiêu rất hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cải cúc: 250 gram.
- Trứng gà: 3 lòng trắng trứng gà ta.
Cách làm:
- Rửa sạch cải cúc rồi cắt thành khúc sao cho vừa ăn
- Dùng cải cúc để nấu canh
- Khi canh sôi thì cho 3 lòng trắng trứng đã đánh đều vào nồi đến khi chín thì tắt bếp.
Trứng giấm
Món ăn trứng giấm nghe có vẻ lạ nhưng lại có tác dụng trong việc điều chỉnh, bình ổn chứng cao huyết áp. Nguyên liệu chuẩn bị cho món ăn này rất đơn giản, chỉ bao gồm:
- Giấm: 60 gram, lưu ý nên chọn loại giấm ăn nhà làm và đã có vị chua.
- Trứng gà: 1 quả, nên chọn trứng gà ta sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn so với trứng gà công nghiệp.
Cách làm:
- Sau khi chuẩn bị hết các nguyên liệu, bạn chỉ cần đập trứng vào bát và cho giấm vào.
- Đánh đều để hỗn hợp 2 thành phần hòa tan với nhau
- Để bát vào nồi nước sôi, tiến hành hấp cách thủy 15 phút
Trứng vừng
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Vừng: 30 gram, chọn loại được tán mịn.
- Mật ong: 30 gram, lưu ý sử dụng mật ong rừng nguyên chất.
- Giấm ăn: 30 gram.
- Trứng gà: 1 quả trứng gà ta.
Cách làm:
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn tiến hành trộn đều tất cả các loại với nhau và hấp cho chín.
- Chia trứng vừng thành 6 phần bằng nhau, sử dụng 3 phần mỗi ngày sẽ giúp ổn định huyết áp cao tốt nhất.
☛ Đọc thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người huyết áp cao
5. Ổn định huyết áp với Giảo cổ lam Tuệ Linh
Điều trị cao huyết áp là cả một quá trình lâu dài, mà người bệnh cần kiên trì kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như: chế độ ăn uống, luyện tập, sinh hoạt, uống thuốc theo đơn. Do đó, mặc dù người bệnh có thể bổ sung trứng gà với một lượng vừa đủ vào thực đơn ăn uống nhằm thúc đẩy từ từ tình trạng cao huyết áp nhưng nó không thể trị dứt điểm căn bệnh này.
Điều này dẫn đến người bệnh phải tìm ra một phương pháp khác có tác dụng nhanh hơn, hiệu quả điều trị cao hơn mà lại không gây ra tác dụng phụ. Hiểu được điều này, Công ty TNHH Tuệ Linh đã cho ra sản phẩm Giảo cổ lam có tác dụng tốt trong việc ổn định huyết áp. Ngoài ra sản phẩm còn có ưu điểm là độ lành tính và an toàn cao nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo lắng về các vấn đề tác dụng phụ.
Cụ thể, trong giảo cổ lam có chứa hoạt chất gypenosides, chúng có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa động mạch co thắt, làm giảm sức cản ngoại vi, tăng co bóp máu. Tất cả những tác dụng này đều nhằm đến mục đích hỗ trợ hạ huyết áp một cách hiệu quả.
Một nghiên cứu tại trung tâm Y tế ĐH Vanderbilt chi thất khi uống giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric – một loại hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch. Từ đó, huyết áp được hạ xuống và duy trì ở mức ổn định.
Không chỉ vậy, giảo cổ lam còn giúp ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim xuất hiện đột ngột, cải thiện huyết áp và làm ổn định giấc ngủ nhờ một lượng lớn Adenosine có trong giảo cổ lam.
Gần 10 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đã có sự tin tưởng của hàng triệu người dùng Việt và chinh phục thị trường quốc tế như Đức, Slovakia, mở ra con đường mới đến với người tiêu dùng quốc tế.
Mua Trà giảo cổ lam và Viên giảo cổ lam Tuệ Linh gần bạn nhấtTẠI ĐÂY
Như vậy, với tất cả những tác dụng mà giảo cổ lam đem lại cho bệnh nhân cao huyết áp khiến chúng trở thành sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng để hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp. Hơn nữa, sản phẩm cũng hết sức an toàn do thành phần cấu tạo hoàn toàn tự nhiên. Vì thế, bạn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà không lo xảy ra các tác dụng phụ.
☛ Đọc chi tiết bài viết: Giảo cổ lam giúp hạ và ổn định huyết áp hiệu quả