Cao huyết áp gây tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, trong đó có các mạch máu của thận. Không chỉ vậy, huyết áp cao còn làm hỏng bộ lọc ở cầu thận. Cuối cùng là dẫn tới hậu quả suy thận. Vậy đâu là cơ chế khiến cao huyết áp dẫn đến suy thận? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Vì sao cao huyết áp dẫn đến suy thận?
Để tìm hiểu cơ chế vì sao cao huyết áp dẫn đến suy thận, trước tiên người bệnh cần nắm được cao huyết áp là bệnh như thế nào?
Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Chỉ số huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của động mạch. Cao huyết áp chỉ tình trạng áp lực của máu tác động lên thành động mạch vượt quá mức cho phép. Vì vậy, khi cao huyết áp kéo dài không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các bệnh liên quan đến mạch máu.
Cụ thể, huyết áp tăng cao sẽ làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, từ các mạch máu lớn đến mạch máu nhỏ, khiến chúng bị giãn, xơ cứng và yếu dần.
- Đối với các mạch máu lớn sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm như xơ hóa động mạch chủ ngực, động mạch phổi…gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ và nặng nề nhất là tử vong.
- Đối với mạch máu nhỏ, trong đó có mạch máu ở thận thì làm suy giảm chức năng thận và gây bệnh.biến
Huyết áp cao làm phá hủy bộ lọc ở cầu thận, từ đó thận không thể loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Chất lỏng tích tụ lại làm tăng áp lực ở cầu thận khiến thận phải làm việc vất vả hơn, dẫn đến suy thận.
Bên cạnh đó, cao huyết áp kéo dài còn gây tình trạng xơ thận ác tính, có tổn thương lớp nội mạc. Tế bào nội mạc có chỗ bị bong khỏi màng nền, tạo ra các khoang được lấp đầy các chất liệu huyết tương và collagen, gây hẹp lòng động mạch. Ngoài ra còn hoại tử lớp áo giữa, xẹp các búi mao mạch cầu thận do thiếu máu. Giai đoạn đầu của huyết áp cao thường gây ra tăng lưu lượng dòng huyết tương qua thận, tăng áp lực thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận, làm xuất hiện microalbumin niệu. Khi tổn thương đoạn búi mao mạch cầu thận sẽ làm xuất hiện macroalbumin niệu và dẫn tới xơ hóa cầu thận, mức lọc cầu thận giảm và dần dần dẫn tới suy thận.
Tất cả các cơ chế ở trên đã chứng minh rằng huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh suy thận. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng cao huyết áp, hãy kiểm soát ngay để tránh dẫn đến biến chứng suy thận.
☛ Chi tiết: Các biến chứng của cao huyết áp
2. Biển hiện suy thận ở người cao huyết áp
Huyết áp cao được coi là kẻ giết người thầm lặng vì bệnh tiến triển âm thầm mà không có biểu hiện cụ thể cho đến khi tiến triển nặng, người bệnh mới xuất hiện một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và đôi khi có cảm giác buồn nôn.
Do đó, biến chứng suy thận ở bệnh nhân cao huyết áp ở những giai đoạn đầu cũng không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi vào giai đoạn toàn phát, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như:
- Phù ở chân, bàn chân hoặc mắt cá chân do nước và muối bị ứ đọng. Ít xảy ra hơn ở tay hoặc mặt.
- Bụng to, chướng, tích dịch gây đau bụng, tiêu chảy, chèn ép khiến người bệnh khó thở.
- Mất cảm giác thèm ăn dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Sụt cân không rõ lý do.
- Thường xuyên buồn nôn, nôn ói.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Mất ngủ, khó ngủ.
- Mất tập trung.
- Da sạm hoặc xanh xao, khô da.
- Ngứa hoặc tê bì chân tay.
- Bất thường trong vấn đề đi tiểu: tiểu ít, bí tiểu, nước tiểu đục, nhiều bọt, có lẫn mủ, máu.
3. Phương pháp chẩn đoán người cao huyết áp bị suy thận
Một khi đã bị cao huyết áp thì nguy cơ bị suy thận là khá cao. Nếu để bệnh có biến chứng suy thận rồi mới chữa trị thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn so với việc chủ động phòng ngừa ngay từ đầu.
Tuy nhiên, các biểu hiện ở giai đoạn đầu của bệnh thường khó phát hiện. Do đó, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế để được tiến hành một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán tình trạng thận.
Một số xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm creatinine máu: Giúp đánh giá mức độ lọc máu cầu thận (GFR), từ đây có thể biết chức năng thận của bạn. Nếu GFR quá thấp nghĩa là thận không còn khả năng loại bỏ các chất thải độc hại và nước dư thừa
trong máu. - Xét nghiệm nước tiểu: Nếu có protein trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy thận đã bị tổn thương. Lượng protein càng cao chứng tỏ thận tổn thương càng nặng.
- Siêu âm thận: Để kiểm tra xem thận có vấn đề gì bất thường về kích cỡ, cấu trúc hoặc tắc nghẽn không.
- Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện điện tâm đồ để kiểm tra chức năng tim, xét nghiệm glucose, lipid (mỡ, cholesterol), kiểm tra chỉ số BMI để xác định chính xác tình hình sức khỏe.
Sau khi đã được chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị cụ thể. Việc của người bệnh là tuân theo chỉ định của bác sĩ từ việc theo dõi huyết áp thường xuyên, thăm khám định kỳ đúng hạn để đánh giá chức năng thận và các cơ quan khác. Ngoài ra, kết hợp thêm chế độ ăn uống lành mạnh cùng thói quen luyện tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe thể lực.
4. Điều trị thế nào nếu bị cả cao huyết áp và suy thận?
Mục tiêu điều trị cần đạt được là kiểm soát huyết áp dưới 130/80 mmHg, ngăn chặn thận tổn thương, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tim mạch. Để đạt được những mục tiêu này, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý dưới đây:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Không chỉ riêng với người cao huyết áp hay suy thận mà ngay cả những người khỏe mạnh bình thường cũng nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để duy trì sức khỏe của mình.
Cụ thể, đối với bệnh nhân cao huyết áp thì cần lưu ý:
- Ăn các loại thực phẩm ít chất béo, ít calo, ăn nhiều rau rau xanh, trái cây và sử dụng thịt nạc trắng, thịt cá thay cho protein từ thịt lợn hay thịt bò.
- Tránh ăn thức ăn nhiều lipit, chúng thường có trong đồ chiên xào nhiều giàu mỡ. Điều này giúp bạn tránh mỡ máu tăng cao, từ đó làm giảm nguy cơ gặp biến chứng về tim mạch.
- Hạn chế sử dụng gia vị trong các món ăn, đặc biệt là đường và muối. Vì muối có thể làm huyết áp của bạn tăng lên.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, đồ ăn đóng hộp, các loại xịt dăm bông, thịt xông khói,… vì hầu hết chúng đều chứa nhiều gia vị và các loại chất béo xấu, đặc biệt là LDL-cholesterol.
☛ Tham khảo: Huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn cho người suy thận:
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây có chỉ số đường huyết thấp như táo tây, cam, quýt, bưởi,…
- Ăn nhạt nhất có thể vì bệnh nhân suy thận đã làm mất khả năng bài trừ muối quá nước tiểu.
- Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm có trong thịt, trứng, cá,.. vì chúng dễ chuyển hóa thành ure và creatinin – hai chất này tăng nhanh trong máu sẽ gây áp lực làm việc cho thận
- Tránh ăn thực phẩm giàu phốt pho: nấm đông cô, hạt sen khô, đậu đỗ, cua, thịt thú rừng,…
- Hạn chế thức ăn giàu kali: cam, chuối, hạt điều, hạt dẻ, lạc, socola…. Ở người suy thận giai đoạn cuối, hàm lượng kali trong máu tăng cao có thể dẫn đến tử vong do rối loạn nhịp tim.
Luyện tập thể dục thường xuyên
Việc thường xuyên luyện tập không chỉ giúp bạn rèn luyện sức khỏe mà còn là biện pháp hàng đầu giúp thành mạch dẻo dai hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc cao huyết áp. Ngoài ra đối với tình trạng suy thận, tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu đến thận, cải thiện tình thận khi bệnh mới phát triển ở giai đoạn đầu.
Do đó, bác sĩ khuyên người bệnh nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày là duy trì 4-5 buổi/tuần. Tùy vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn các bài tập có cường độ từ nhẹ đến trung bình như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… Đối với những trường hợp mới bắt đầu luyện tập, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hay huấn luyện viên để bắt đầu việc luyện tập một cách suôn sẻ.
Giảm cân
Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây cao huyết áp, đồng thời cân nặng vượt quá mức cho phép cùng ảnh hưởng không ít đến thận. Do đó, giảm cân được xem là một biện pháp thực tế giúp kiểm soát và ngăn ngừa đồng thời 2 căn bệnh này.
Để làm được điều này, người bệnh cần kết hợp giữa một chế độ ăn uống khoa học và lịch luyện tập hợp lý. Giảm cân từ từ, chậm rãi nhưng vững chắc sẽ mang lại kết quả lâu bền và tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn.
Bỏ thuốc lá
Các chất độc trong khói thuốc lá còn làm thu hẹp mạch máu, từ đó dẫn đến tăng huyết áp và làm giảm lưu lượng máu tại thận. Vì vậy, hãy bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân xung quanh bạn.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thêm thuốc giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Do đó, bên cạnh việc thay đổi lối sống, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc trị cao huyết áp
Khám sức khỏe định kỳ
Việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm ra bệnh, từ đó có những phương pháp chữa trị kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng hình thành.
5. Giảo cổ lam – hỗ trợ ổn định huyết áp hiệu quả
Nếu để cao huyết áp tiến triển nặng, có biến chứng suy thận rồi mới chữa trị thì khả năng chữa khỏi là rất thấp. Vì vậy, người bệnh nên chủ động phòng ngừa cao huyết áp ngay từ đầu bằng một số sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên giúp hỗ trợ ổn định huyết áp. Trong đó, Giảo cổ lam Tuệ Linh là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Giảo cổ làm một loại thảo dược thiên nhiên nổi tiếng với công dụng hỗ trợ hạ và ổn định chỉ số huyết áp. Theo nghiên cứu của Trung tâm y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh rằng: Uống giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric – một loại hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch. Từ đó, huyết áp được hạ xuống và duy trì ở mức ổn định.
Không chỉ vậy, gypenosides có trong giảo cổ lam có tác dụng giảm nhịp tim, giảm sức cản ngoại vi, tăng thời gian co bóp tống máu, nhờ đó mà có thể hạ huyết áp một cách hiệu quả.
Với chiết xuất 100% từ tự nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà không lo bất cứ tác dụng phụ nào. Hiện nay, sản phẩm đã được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm xem danh sách các nhà thuốc và mua hàng online TẠI ĐÂY
☛ Đọc thêm: Giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp hiệu quả
Kết luận: Như vậy, cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận. Để ổn định huyết áp, phòng ngừa suy thận, cách tốt nhất đó là hãy ăn uống, sinh hoạt lành mạnh đồng thời kết hợp uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.