Huyết áp cao là bệnh lý phổ biến ở toàn cầu và nhiều lứa tuổi. Đặc biệt, tỉ lệ cao huyết áp ở người trẻ có xu hướng tăng và nhiều nghiên cứu cho thấy huyết áp cao ở người trẻ làm sớm hình thành xơ vữa động mạch và đối mặt với các biến chứng.
Mục lục
Thế nào là cao huyết áp ở người trẻ?
Theo Ủy ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị huyết áp cao (JNC 7), phân loại cao huyết áp ở người trẻ tuổi là tình trạng huyết áp cao hơn mức bình thường: 120/80 mmHg, đồng thời xảy ra ở độ tuổi dưới 40. (Tham khảo: Bệnh cao huyết áp)
Khảo sát cho thấy tỷ lệ người trẻ mắc cao huyết áp thuộc độ tuổi dưới 35 tuổi, chiếm khoảng 5 – 12%. Tình trạng tăng huyết áp ở độ tuổi này ảnh hưởng tới sức khỏe và hiệu quả công việc.
Nhiều nghiên cứu kết luận rằng, tình trạng cao huyết áp ở người trẻ khiến sớm hình thành các mảng bám xơ vữa động mạch, tiến triển sớm các bệnh lý tim mạch.Chính vì vậy, cần chủ động ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm để ngăn chặn bệnh diễn tiến sang biến chứng.
Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở người trẻ
Cao huyết áp ở người trẻ thường được phát hiện tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh nhân đến khám bệnh vì lý do khác. Trong số đó, đến 70% là không có triệu chứng điển hình như nhức đầu, chóng mặt…
Ở người trẻ, cao huyết áp thường có chỉ số huyết áp dưới cao, ví dụ 120/95 mmHg, trong khi đó, cao huyết áp ở người cao tuổi thường là tăng số huyết áp trên, ví dụ 170/80 mmHg. Dấu hiệu không điển hình của cao huyết áp ở người trẻ có thể gặp như khó kiềm chế cảm xúc, dễ nóng giận, dễ mất tập trung, dễ ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp…
☛ Tham khảo thêm tại: Cách nhận biết sớm bệnh cao huyết áp
Nguyên nhân khiến người trẻ tuổi bị huyết áp cao
Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người trưởng cao tuổi có đến 95% trường hợp không có nguyên nhân, chỉ khoảng 5% có nguyên nhân. Tuy nhiên, ở người trẻ, tỉ lệ cao huyết áp có nguyên nhân cao hơn so với người già. Các nguyên nhân có thể gặp là:
Nguyên nhân do bệnh lý
Một số bệnh lý thường gặp ở người trẻ có thể gây ra tình trạng cao huyết áp như các bệnh lý ở thận: U tủy thượng thận, bệnh thận mạn, hẹp động mạch thận, viêm cầu thận cấp và mạn, sỏi thận,…
Hoặc các bệnh lý liên quan đến nội tiết: Hội chứng cushing, cường giáp, cường Aldosteron, mất thăng bằng nội tiết tố…
Thường xuyên căng thẳng, stress
Áp lực đến từ việc liên tục phải chạy theo deadline, tiến độ công việc, áp lực doanh số, quá tải công việc, thường xuyên phải tăng ca, về trễ, làm việc overnight,…
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tình trạng này kéo dài hơn 3 năm, người bị áp lực từ công việc có nguy cơ cao mắc ít nhất một bệnh liên quan đến tim mạch, phổ biến là cao huyết áp.
Thường xuyên uống bia rượu
Nhiều bạn trẻ do tính chất công việc hoặc nhu cầu kết bạn nhiều có thói quen uống rượu bia nhiều. Thường xuyên nạp chất cồn vào cơ thể dễ dàng khiến dạ dày, tim, thận phải tăng cường hoạt động dẫn tới quá tải, khiến chức năng suy yếu, sức đề kháng kém huyết áp tăng cao. Đặc biệt, với những người lười vận động, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.
Thường xuyên sử dụng chất kích thích, thuốc lá
Chất kích thích, thuốc lá được các bạn trẻ sử dụng như một sự giải tỏa căng thẳng. Một số trường hợp khác là tò mò và bị cám dỗ, nghiện ngập.
Ăn mặn
Thói quen ăn mặn hoặc ăn các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh khiến cho lượng muối tích tụ nhiều, dẫn tới tích nước và làm cho huyết áp tăng cao.
Thừa cân, béo phì
Tỉ lệ người trẻ béo phì có xu hướng tăng, một phần do tính chất công việc phải ngồi trên công ty cả ngày, một số khác do thói quen ăn uống và ít vận động. Béo phì có mối liên hệ mật thiết với cao huyết áp, tỉ lệ người béo phì mắc cao huyết áp là khá cao.
Cao huyết áp ở người trẻ có nguy hiểm không?
Cao huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” đủ để thấy nó nguy hiểm nhường nào. Tuy nhiên, cũng còn tùy trường hợp mà mức độ nguy hiểm là không giống nhau.
Đối với trường hợp phát hiện sớm nhờ vào việc theo dõi sức khỏe thường xuyên thì có thể kịp thời hạn chế và kiểm soát kiểm áp ổn định hơn.
Đối với trường hợp bệnh không hề có một biểu hiện nào, người bệnh cũng không có thói quen thăm khám sức khỏe. Bệnh nặng và diễn tiến sang các biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương tới các cơ quan đích của cơ thể như: suy tim, suy thận, xuất huyết não, mù lòa, … thậm chí có thể dẫn tới tử vong đột ngột.
Ngoài ra, ở người trẻ bị tăng huyết áp thì tỉ lệ rối loạn chức năng tình dục cao gấp 2,5 lần so với người không bị tăng huyết áp. Tỉ lệ này còn cao hơn khi người trẻ bị tăng huyết áp kèm theo các bệnh khác như đái tháo đường, bệnh lý thận mạn… Ngoài ra, người bệnh cũng dễ bị rối loạn cảm xúc theo chiều hướng dễ nóng giận, mất kiềm chế…
Người trẻ đôi khi tự tin vào sức trẻ mà chủ quan với sức khỏe của bản thân. Bởi vậy, cần có sự chủ động hơn trong việc theo dõi sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng quan.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Biến chứng khó lường của cao huyết áp
Cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi
Điều trị tăng huyết áp ở người trẻ trước tiên cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp chưa tìm thấy nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc hạ áp nhằm ổn định huyết áp và tránh biến chứng ngoài ý muốn.
Bệnh nên được phát hiện sớm để kịp thời có phương pháp điều trị đơn giản, ít tốn kém nhất. Một số triệu chứng cần lưu ý như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tiểu đêm, tự nhiên thấy chân tay tê yếu, mặt hay đỏ phừng… Khi phát hiện thấy những triệu chứng này cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xử lý kịp thời.
Mục đích của quá trình điều trị tăng huyết áp là dần đưa chỉ số huyết áp về lại mức lý tưởng (90/60 – 120/80 mmHg) và duy trì nó ổn định trong phạm vi này. Xác định nguyên nhân gây ra bệnh lý tăng huyết áp là điều thiết yếu để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cao huyết áp vô căn lại khó có thể xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh. Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp do bác sĩ chỉ định, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Cụ thể:
Thay đổi thói quen ăn uống
Áp dụng chế độ ăn DASH
Chế độ ăn uống được khuyến khích cho người tăng huyết là DASH – đây là chế độ dinh dưỡng phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới, người đang mong muốn giảm cân cũng có thể áp dụng chế độ ăn này.
DASH được xây dựng lên dựa vào các tiêu chí như:
- Tinh bột (ăn từ 6-8 khẩu phần/1 ngày) bao gồm: cơm, cháo, bánh mì, ngũ cốc,…
- Rau củ (ăn từ 4-5 khẩu phần/1 ngày bao gồm: cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh, ngô, khoai, các loại rau xanh,…
- Trái cây tươi (ăn từ 4-5 khẩu phần/1 ngày bao gồm: cam, chanh, bưởi, quýt, táo, lê,…
- Sản phẩm từ sữa (ăn từ 2-3 khẩu phần/1 ngày) bao gồm: sữa, phô mai, sữa chua,…
- Đạm (ăn không quá 6 khẩu phần/1 ngày bao gồm: thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, cá,…
- Hạt và cây họ đậu (ăn từ 4-5 khẩu phần/1 tuần) bao gồm: đậu lăng, đậu hà lan, hạt hướng dương, hạnh nhân,…
- Chất béo (ăn từ 2-3 khẩu phần/1 ngày) bao gồm: dầu dừa, dầu cọ, mỡ heo, trứng, sữa nguyên kem, phô mai, bơ thực vật,…
- Đồ ngọt (ăn không quá 5 khẩu phần/1 tuần bao gồm: bánh quy ít béo, kẹo ngậm, kẹo dẻo, kem trái cây,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nguyên tắc ăn uống cho người huyết áp cao
Hạn chế tiêu thụ cồn
Rượu, bia, thức uống chứa cồn khiến bệnh cao huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần kiểm soát chặt lượng cồn tiêu thụ vào cơ thể. Nếu không sử dụng là tốt nhất. Nếu vẫn muốn sử dụng thì nên lựa chọn rượu vang bởi loại rượu này có nồng độ cồn thấp, nếu uống đều đặn với hàm lượng ít sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Hạn chế thu nạp muối
Có thể bạn đã biết ăn mặn tăng huyết áp, chính vì thế, việc kiểm soát tốt lượng muối vào cơ thể mỗi ngày bằng cách giảm lượng muối khi nấu ăn, thêm vào món ăn các loại gia vị chua, cay, ngọt,… Chấm nhẹ tay với các món luộc cần dùng nước chấm, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao như: giò, chả, dưa, cà, kim chi,…Tổ chức y tế Thế giới khuyến cáo không nên sử dụng quá 6gram muối mỗi ngày.
Thay đổi lối sống
Tăng cường thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng
- Luyện tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn giúp phòng ngừa bệnh huyết áp.
- Tăng cường các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, tập yoga, thiền định, tập các bài tập vận động hoặc chơi các môn thể thao khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày giúp người cao huyết áp giảm chỉ số từ 5 đến 8 mmHg.
Duy trì cân nặng ở mức phù hợp
- Cố gắng giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9. Nếu béo phì cần tích cực giảm cân bởi thừa cân có thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp lên đến 12 lần so với người bình thường.
- Hãy áp dụng phương pháp giảm cân an toàn qua chế độ ăn uống lành mạnh, ít tinh bột, giảm đường và luyện tập thể chất mỗi ngày.
Kiểm soát căng thẳng
- Căng thẳng liên tục có thể khiến huyết áp tăng cao, nhất là khi bạn lựa chọn ăn các thực phẩm không lành mạnh, sử dụng cồn hoặc hút thuốc lá để đối mặt với căng thẳng.
- Bệnh nhân huyết áp cao cần dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi điều độ, tránh lo âu, làm việc quá sức, căng thẳng thần kinh và bị lạnh đột ngột.
Đo huyết áp thường xuyên
Chủ động theo dõi huyết áp giúp bạn kiểm soát được chỉ số huyết áp của bản thân, từ đó dễ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà huyết áp cao gây ra. Bạn có thể lựa chọn theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà hoặc thăm khám sức khỏe thường xuyên tại các cơ sở y tế và nhận sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
☛ Tham khảo thêm: Thời gian và cách đo huyết áp chuẩn xác
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp do bác sĩ kê đơn
Một trong những cách điều trị tăng huyết áp là sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định nhiều loại thuốc khác nhau đến khi cơ thể người bệnh chấp nhận thuốc điều trị cao huyết áp phù hợp:
- Thuốc ức chế Beta: Có tác dụng làm giãn động mạch và giúp tim đập chậm hơn, ít gây áp lực lên tim. Hiệu quả của thuốc là làm giảm áp lực máu bơm qua động mạch ở mỗi nhịp tim và chặn một số nội tiết tố trong cơ thể khiến huyết áp tăng.
- Thuốc lợi niệu: Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp là do lượng muối cao và lượng chất dịch trong cơ thể bị dư thừa. Thuốc lợi niệu điều trị tăng huyết áp có tác dụng đào thải muối và lượng chất dịch dư ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, giúp hạ áp lực lưu lượng máu;
- Chất gây ức chế men chuyển và thụ thể Angiotensin: Angiotensin là hóa chất khiến thành động mạch và mạch máu co hẹp lại. Thuốc có tác dụng ức chế men chuyển sinh chất angiotensin ngăn không cho cơ thể sản sinh quá nhiều loại hóa chất này, nhờ đó mà giúp giảm áp lực máu và mạch máu giãn. Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin ngăn không cho chất Angiotensin gắn vào các thụ thể của nó gây ra tác động co mạch.
- Thuốc chặn Canxi: Loại thuốc điều trị tăng huyết áp này có tác dụng chặn 1 số gốc canxi thâm nhập vào cơ tim làm giảm áp lực từ tim và giảm chỉ số huyết áp.
- Thuốc chặn Alpha-2: Thuốc này có tác dụng giảm huyết áp và giãn mạch máu. Cơ chế của loại thuốc này là làm thay đổi xung thần kinh mà gây co mạch máu, từ đó làm thư giãn mạch máu và giúp hạ huyết áp hiệu quả.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Huyết áp cao uống thuốc gì?
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe không khuyến khích người trẻ tuổi lạm dụng thuốc. Bên cạnh những lợi ích hạ áp chúng có thể mang lại, một số loại thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, khi nhận được đơn thuốc, bạn nên hỏi rõ bác sĩ về những tác dụng phụ có nguy cơ phát sinh. Trường hợp bạn nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên trao đổi với bác sĩ và yêu cầu đổi đơn thuốc.
Giảo cổ lam – Giải pháp giảm huyết áp hiệu quả
Cao huyết áp ở người trẻ khiến họ dễ đối mặt với nhiều biến chứng do thời gian mắc bệnh sớm, vì thế việc lựa chọn được giải pháp giảm huyết áp là điều rất cần thiết. Bên cạnh những cách điều trị nêu trên, người trẻ tuổi nên sử dụng thêm sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp hỗ trợ điều trị cao huyết áp hiệu quả hơn, đồng thời giảm được những biến chứng nguy hiểm do cao huyết áp gây ra.
Giảo Cổ lam Tuệ Linh là sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính cho người sử dụng. Thường xuyên sử dụng Giảo Cổ Lam sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric – hợp chất này đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định chỉ số huyết áp.
Hiện nay, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế dưới hai dạng gồm: Dạng lá trà và viên uống thảo dược.
Tất cả sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đều được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch đáp ứng tiêu chuẩn GACP – WHO. Đây cũng là loại nguyên liệu duy nhất tại Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Châu Âu. Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng những sản phẩm này.
Sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh phân phối trên toàn quốc. Để mua Giảo cổ lam quý khách hàng có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để biết chi tiết các nhà thuốc có bán giảo cổ lam Tuệ Linh và tránh trường hợp đi tìm nhà thuốc không có, mất thời gian, khách hàng có thể xem danh sách nhà thuốc “TẠI ĐÂY”. Khi mua, quý khách hàng nên chú ý nói rõ mua thương hiệu Tuệ Linh và nhớ kiểm tra bao bì sau khi tiếp nhận sản phẩm.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 18001190 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Theo giaocolam.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
class=”call-goal-hotline”
1/ N. Kaplan (2006): “Primary hypertension pathogenesis”. Clinical hypertension 9th Edition, William – Wilkins 2006.
2/ Phạm Gia Khải và CS (2006): “Khuyến cáo của hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn”. Khuyến cáo về bệnh lý Tim mạch và Chuyển hóa giai đoạn 2006 – 2010.
3/ Đặng vạn Phước và Cs (2006): ): “Khuyến cáo của hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở trẻ em”. Khuyến cáo về bệnh lý Tim mạch và Chuyển hóa giai đoạn 2006 – 2010.
Huynh đã bình luận
em 25 tuổi bị cao huyết áp cao có nguy hiểm không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn Huynh!
Huyết áp cao ở bất cứ độ tuổi nào cũng nguy hiểm, nó được ví như “kẻ giết người thầm lặng”. Vì vậy, nếu bạn bị huyết áp cao hãy thăm khám cụ thể và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh những rủi ro cho sức khỏe nhé.
Dung đã bình luận
tôi 30 tuổi bị cao huyết áp nhẹ, có phải dùng thuốc không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Dung!
Sử dụng thuốc hay không cần dựa vào tình trạng cao huyết áp của chị như thế nào. Thông thường, khi Huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì phải dùng thuốc điều trị. Do đó, nếu huyết áp của chị có chỉ số như trên, chị cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nguyễn Nhung đã bình luận
tôi nên tập các bài thể dục nào để cải thiện cao huyết áp
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Tập thể dục và hoạt động thể chất đều có tác dụng rất tích cực trong việc cải thiện cao huyết áp. Một số bài tập sau đây có lợi cho người cao huyết áp như đi bộ, yoga, cardio, tập luyện chống trọng lực, chạy nhẹ…
Văn Dương đã bình luận
em mới 30 tuổi, đi khám chẩn đoán cao huyết áp. em có phải dùng thuốc điều trị không bs
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Nếu các kết quả xét nghiệm cho thấy bạn có mức huyết áp cao và duy trì ở mức cao trong thời gian dài, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn mắc cao huyết áp. Việc sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp có thể cần thiết nếu mức huyết áp của bạn không ổn định hoặc nếu nó có nguy cơ gây hại cho sức khỏe tổng thể. Bạn có thể tham khảo mức huyết áp nào thì cần uống thuốc ở bài sau đây nhé. https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-bao-nhieu-phai-uong-thuoc.html
Nam đã bình luận
Tôi là nhân viên kinh doanh bất động sản, do tính chất công việc phải thường xuyên tham gia các buổi tiệc, gặp gỡ khách hàng nên tôi uống khá nhiều bia rượu. Mong chuyên gia cho tôi lời khuyên làm thế nào để cân nhắc và kiểm soát việc tiêu thụ bia rượu để hạn chế tác động tiêu cực đến cao huyết áp.
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào anh Nam, đối với việc cân nhắc và kiểm soát việc tiêu thụ bia để hạn chế tác động tiêu cực đến cao huyết áp, có một số lời khuyên sau đây:
– Đặt giới hạn: Xác định một mức tiêu thụ bia rượu hợp lý để đảm bảo an toàn cho cơ thể và đặt đó làm giới hạn. Mỗi khi uống rượu bia, tuyệt đối không vượt qua giới hạn đó.
– Thay thế bia bằng các tùy chọn thức uống khác: Khi tham gia các buổi tiệc, hãy thử thay thế bia bằng các tùy chọn thức uống không cồn hoặc có cồn thấp như nước ép trái cây tươi, nước lọc, nước ngọt không đường, soda không cồn, hoặc uống một ly nước giữa các ly bia.
– Thực hiện thay đổi về lối sống: Ngoài việc kiểm soát việc tiêu thụ bia, hãy cân nhắc thay đổi lối sống tổng thể để hỗ trợ điều trị cao huyết áp. Bao gồm tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng lành mạnh, ăn một chế độ ăn giàu chất xơ và ít muối, và hạn chế stress và căng thẳng.
Phượng đã bình luận
Tôi mới bắt đầu thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, nhưng tôi muốn biết có những thực phẩm cụ thể nào giúp kiểm soát cao huyết áp, tối là nữ và 30 tuổi
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào chị Phượng, có một số thực phẩm có lợi cho việc kiểm soát cao huyết áp mà chị có thể tham khảo như: Các loại rau xanh lá cây như cải xoăn, rau bina, và cà chua chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp giảm áp lực trong mạch máu. Các loại hạt như hạt chia và hạt lanh cũng giàu chất xơ và axit béo omega-3, có thể giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, chị cũng nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm ít muối, như cá tươi, thịt gà không da, hoa quả tươi và gia vị không muối.
Thắng đã bình luận
Tôi là lập trình viên, công việc khác căng thẳng nên tôi thường xuyên cảm thấy stress. Làm thế nào để tôi có thể quản lý tâm trạng để hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị tình tạng bệnh cao huyết áp của tôi.
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào anh Thắng, căng thẳng và stress có thể góp phần vào việc tăng huyết áp. Để quản lý căng thẳng và stress, anh có thể thử các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thực hiện kỹ thuật thở sâu, tập thể dục đều đặn, và thả lỏng cơ thể thông qua các hoạt động giải trí như đọc sách, nghe nhạc, hoặc họp bạn bè. Ngoài ra, hãy xác định nguyên nhân gây căng thẳng và stress và tìm cách giải quyết vấn đề gốc rễ.
Thắng đã bình luận
Tôi là lập trình viên, công việc khác căng thẳng nên tôi thường xuyên cảm thấy stress. Làm thế nào để tôi có thể quản lý tâm trạng để hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị tình tạng bệnh cao huyết áp của tôi.
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào anh Thắng, căng thẳng và stress có thể góp phần vào việc tăng huyết áp. Để quản lý căng thẳng và stress, anh có thể thử các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thực hiện kỹ thuật thở sâu, tập thể dục đều đặn, và thả lỏng cơ thể thông qua các hoạt động giải trí như đọc sách, nghe nhạc, hoặc họp bạn bè. Ngoài ra, hãy xác định nguyên nhân gây căng thẳng và stress và tìm cách giải quyết vấn đề gốc rễ.