Nhiều người mách nhau rằng, dùng trà đường để hạ huyết áp khi huyết áp tăng cao đột ngột. Tuy nhiên, đây liệu có phải thói quen tốt cho người cao huyết áp? Có nên uống trà đường khi bị huyết áp cao không? Cùng theo dõi ngay sau đây để giải đáp nhé.
Mục lục
Đường ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng tăng huyết áp. Khi bạn nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ làm tăng huyết áp (huyết ấp tâm thu khoảng 6,9mmHg và huyết áp tâm trương tăng khoảng 5,6 mmHg).
Về cơ bản, có hai loại đường bao gồm đường glucose và fructose. Cơ thể con người có khả năng sản xuất ra glucose và sử dụng chúng vào các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Glucose có thể được chuyển hóa bởi tất cả các tế bào của cơ thể, còn fructose chỉ có thể được chuyển hóa bởi gan. Chính bởi vậy, khi bạn bổ sung quá nhiều thực phẩm có nguồn gốc fructose sẽ tăng áp lực cho gan, tăng nồng độ axit uric trong máu, làm tăng nhịp tim tạo ra sự tương tác lam tăng huyết áp và tăng nhu cầu oxy với cơ tim.
Việc tiêu thụ quá nhiều đường vào cơ thể sẽ mang lại những nguy cơ bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan và chất lượng cuộc sống.
➤ Chi tiết hơn trong bài viết: Mối quan hệ giữ tiểu đường và huyết áp
Uống trà đường có hạ huyết áp không?
Vậy, người bị cao huyết áp có nên uống trà đường không? Câu trả lời là “Không”. Thêm đường vào trà có thể làm tăng huyết áp một cách nhanh chóng. Đối với người cao huyết áp, uống trà đường có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, và đột quỵ.
Ngược lại, trà đường lại được khuyến khích cho những người bị hạ huyết áp do hạ đường huyết. Trà đường giúp tăng lượng đường trong máu, hỗ trợ sơ cứu người bị hạ đường huyết. Tuy nhiên, trà đường chỉ có tác dụng với trường hợp hạ huyết áp do hạ đường huyết. Nếu hạ đường huyết do nguyên nhân khác, việc uống trà đường không những không hiệu quả mà còn có thể gây nguy hiểm.
Cao huyết áp uống trà không thêm đường được không?
Dù trà đường không phù hợp cho người bị cao huyết áp nhưng các loại trà không thêm đường lại rất lý tưởng cho nhóm bệnh nhân này. Sử dụng trà không đường hàng ngày một cách hợp lý, cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục đều đặn, có thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Trà là một loại đồ uống tự nhiên, không chứa calo và rất ít đường, đặc biệt khi không thêm đường vào. Các loại trà như trà xanh, trà đen, và trà thảo mộc chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Điều này đặc biệt hữu ích cho người bị cao huyết áp, bởi vì huyết áp cao thường liên quan đến viêm nhiễm và căng thẳng trong hệ thống tim mạch.
Lựa chọn trà không đường và hạn chế sử dụng đường trong chế độ ăn uống là điều quan trọng. Đường có thể dẫn đến tăng cân và tăng huyết áp, như đã được đề cập. Thay vì dùng đường, người bị cao huyết áp nên tập trung vào chế độ ăn giàu rau xanh, hoa quả, thực phẩm ít natri và hạn chế thực phẩm chứa đường và thức ăn nhanh.
➤ Tìm hiểu chi tiết: Huyết áp cao đột ngột phải làm sao?
Bị huyết áp cao nên uống gì?
Khi bị huyết áp cao, thay vì uống nước đường, bạn có thể sử dụng các loại nước (trà) khác, tốt hơn cho tim mạch, có thể hạ huyết áp của mình.
- Nước chanh: Nước chanh có xu hướng làm sạch các tế bào của bạn. Hơn nữa, nó được biết là làm cho các mạch máu mềm và linh hoạt, làm giảm huyết áp hơn nữa. Nước chanh có chứa vitamin C, hoạt động như một chất chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể. Một ly nước chanh mỗi sáng có thể giúp điều chỉnh mức huyết áp.
- Nước ép lựu: lựu là trái cây thanh mát, nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe cơ thể, thường xuyên uống nước ép lựu có thể làm giảm đáng kể huyết áp.
- Nước râu ngô: Uống nước râu ngô hàng ngày giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, lợi mật, giải độc rất tốt. Hơn thế, đây còn được ví như ” thượng dược” trong các vị thuốc điều trị bệnh tim mạch, huyết áp. Râu ngô đặc biệt có khả năng giúp ổn định huyết áp nhanh chóng cho bệnh nhân tăng huyết áp đột ngột.
- Nước ép củ cải đường: Củ cải đường rất cần thiết trong việc điều hòa huyết áp vì chúng có chứa nitrat. Sau khi tiêu thụ, nitrat có trong củ cải chuyển thành nitrit, giúp thư giãn mô cơ và tạo điều kiện tăng lưu lượng máu, kali và folate có trong của cải đường cũng có tác dụng kiểm soát huyết áp hiệu quả.
- Trà giả cổ lam: Sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric- hợp chất này đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định huyết áp. Ngoài ra, trà giảo cổ lam còn có tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao, điều trị tiểu đường type 2, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, …
➤ Tìm hiểu chi tiết: Người bị huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh?
Tóm lại, trong bất kỳ tình huống cấp cứu nào bạn cũng cần bình tĩnh để xử trí cho đúng đắn. Với trường hợp người bệnh tăng huyết áp thì không nên uống trà đường hay nạp nhiều đường vào cơ thể. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng tốt cho tim mạch, tập thể dục và đo huyết áp thường xuyên cũng là cách ngăn ngừa huyết áp cao và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.