Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày một gia tăng phổ biến. Bạn không hiếm bắt gặp những người bệnh tiểu đường ở quanh mình. Liệu người thân có bạn có đang gặp vấn đề về tiểu đường? Bạn chưa biết làm thế nào để chăm sóc họ một cách tốt nhất? Cùng đọc bài viết này, bạn sẽ được nắm được 7 nguyên tắc vàng cần thiết khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường nhé. Cùng theo dõi nào!
Mục lục
1. Kiểm soát chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường là một căn bệnh rất khó mà “chiều chuộng”. Đó là nhận định của rất nhiều các thầy thuốc hiện đại ngày nay. Tuy nhiên nếu biết được những điểm cốt yếu của căn bệnh này, bạn sẽ chẳng cần bận tâm nhiều đến nó nữa.
Kiểm soát chế độ ăn là một trong những điểm cốt yếu đó. Với bệnh nhân tiểu đường, lượng tinh bột và các dạng đường khác đưa vào cơ thể cần phải kiểm soát chặt chẽ.
Việc điều chỉnh lượng đường từ thức ăn bắt nguồn từ việc điều chỉnh lại thành phần các chất trong bữa ăn theo một tỷ lệ thích hợp. Bao gồm đầy đủ thành phần 4 nhóm chất cơ bản như Glucid, Lipid, Protid và các Vitamin, khoáng chất.
Bữa ăn với đầy đủ thành phần giúp người bệnh tiểu đường được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để chống chọi lại bệnh tật, các biến chứng của tiểu đường.
Về tỷ lệ, giữa 4 thành phần trên cũng có một số thay đổi nhất định. Cụ thể là theo chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường.
Lượng tinh bột nên hạn chế và thay vào đó là các dạng thức ăn khác như rau xanh, củ quả, hạt ít đường. Bạn có thể tham khảo một khẩu phần ăn tiêu biểu như sau:
- Nhu cầu về năng lượng chung cho bệnh nhân đang điều trị tại viện vào khoảng 25Kcal/kg/ngày. Nhu cầu này được điều chỉnh tùy thuộc vào tuổi, giới tính, công việc và thể trạng của bạn.
- Protein: Hay còn gọi là đạm. Trong tỷ lệ khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường, lượng Protein nên chiếm 15-20% năng lượng. Con số khuyến cáo thường vào khoảng 0,8g/kg/ngày.
- Lipid: Hay còn gọi là chất béo. Nên chiếm 25-30% tổng năng lượng của khẩu phần. Không vượt quá 30% vì làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim mạch.
- Glucid: Hay còn gọi là chất bột đường. Là thành phần cung cấp năng lượng chính cho bữa ăn. Tuy nhiên với bệnh nhân tiểu đường, do sự không dung nạp glucose trong máu nên nếu ăn một lượng chất bột đường quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng tăng đường huyết không kiểm soát. Chính vì vậy mà lượng tinh bột ăn vào được khuyến cáo nên chiếm 50-60% năng lượng của khẩu phần.
Hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng glucid cao như bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại mít khô, vải khô, nhãn khô. Có thể chia nhỏ bữa ăn ra thành 5-6 bữa trên ngày để hỗ trợ việc hấp thu đường huyết. Ngăn ngừa nguy cơ tăng đường huyết không kiểm soát.
➤ Xem chi tiết: Người tiểu đường nên ăn gì kiêng gì?
2. Theo dõi chỉ số đường huyết hằng ngày
Được xem là một công việc hết sức quan trọng hàng ngày nếu bạn chăm sóc người thân bị tiểu đường. Theo dõi chỉ số đường huyết giúp bạn tầm soát được các nguy cơ biến chứng tiểu đường xuất hiện trên người thân bạn.
Biết được tình trạng đường huyết để điều chỉnh chế độ ăn, chế độ luyện tập và uống thuốc một cách hợp lý.
Với người bình thường mức đường huyết lúc đói vào sáng sớm tiêu chuẩn là 7.0 mmol/l (126mg/dl). Bên cạnh đó các chỉ số đường huyết sau ăn, đường huyết lúc ngủ cũng quan trọng không kém.
Theo Hiệp Hội đái tháo đường thế giới, đường huyết mục tiêu của người dưới 59 tuổi và chưa xuất hiện biến chứng nằm ở khoảng 4.4-6.4 mmol/l (80-120mg/dl) và đường huyết ở người lớn hơn 60 tuổi đã bị biến chứng sẽ là 5.6-10 mmol/l (100-180mg/dl).
Nắm được mục tiêu này, bạn hoàn toàn có thể lập ra một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hợp lý để thực hiện cho người thân của mình. Để đo được đường huyết mỗi người bệnh cần có máy đo tiểu đường tại nhà.
3. Giữ phòng bệnh thông thoái, sạch sẽ
Một số bạn khi thực hiện chăm sóc người thân mình bị bệnh tiểu đường có vẻ chưa thật sự quan tâm đến công việc giữ vệ sinh phòng bệnh và dụng cụ cá nhân của bệnh nhân.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xuất hiện các biến chứng đái tháo đường. Trong đó, nhiễm trùng được xem là bệnh lý nguy hiểm nhất.
Chính vì vậy, nếu bạn đang chăm sóc người bệnh tiểu đường, hãy nhớ giữ vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh, dọn dẹp phòng bệnh sạch sẽ, thoáng mát cũng là cách để bệnh nhân có một tinh thần tốt, nâng cao hiệu quả điều trị.
4. Sử dụng thuốc theo đúng y lệnh
Với bệnh nhân tiểu đường, việc uống thuốc hằng ngày đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên với những bệnh nhân mới, thật không dễ dàng để tuân thủ một cách chính xác y lệnh của bác sĩ.
Nếu bạn cũng đang chăm sóc người thân bị tiểu đường, hãy giúp họ thực hiện đúng đắn liệu trình điều trị tại nhà. Uống và tiêm thuốc đúng giờ để kiểm soát một cách chủ động chỉ số đường huyết của mình.
Riêng bản thân mình đã từng gặp rất nhiều trường hợp đường huyết tăng vọt lên tận 200mg/dl, thậm chí là trên 300mg/dl.
Nguyên nhân là bệnh nhân quên uống thuốc hoặc ăn uống không kiểm soát. Đừng xem đây việc thông thường, đây là việc mà bạn nên thật sự nghiêm túc thực hiện nếu muốn người thân của mình chiến thắng căn bệnh này!!
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm đông y chế biến sẵn giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Giảo Cổ Lam là một trong số đó.
Bằng nguồn dược liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng, các vị thuốc thảo dược được nghiên cứu có giá trị kiểm soát đường huyết cao. Giảo Cổ Lam sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời với những bệnh nhân đang bị tiểu đường, cải thiện đáng kể công việc chăm sóc người bệnh tiểu đường của bạn.
➤ Xem thêm: Giảo cổ lam vị thuốc khắc tinh của tiểu đường
5. Phòng tránh nhiễm khuẩn
Với bệnh tiểu đường, ngoài các biến chứng về thần kinh, mắt, thận. Nhiễm trùng cũng được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý này.
Chính vì vậy mà việc dự phòng nhiễm khuẩn bằng cách vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân sạch sẽ, phòng bệnh thông thoáng sẽ là cách tốt nhất để hạn chế tối đa biến chứng nhiễm trùng.
Vị trí thường gặp nhất của nhiễm trùng là các vết thương ở bàn chân. Hậu quả cuối cùng của quá trình nhiễm khuẩn là tàn phế hay thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Vì vậy nếu bạn đang chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường, hãy dự phòng các tổn thương bàn chân bằng cách mang giày, dép vừa cỡ, không quá chật, vệ sinh móng cẩn thận và tránh các sang thương dễ gây nhiễm trùng.
➤ Xem thêm: Khám bàn chân đái tháo đường
6. Theo dõi các dấu hiệu bất thường
Nhìn chung, các dấu hiệu bất thường của đái tháo đường chủ yếu là do các biến chứng cơ quan đích gây ra.
Những biểu hiện này có thể là hơi thở có mùi chua trái cây (gợi ý tình trạng nhiễm toan ceton), nhìn mờ hoặc nhìn đôi (gợi ý tình trạng tổn thương võng mạc), viêm nhiễm lâu lành (gợi ý tình trạng nhiễm trùng trên bệnh nhân tiểu đường), lạnh tứ chi kèm tím tái ( gợi ý tình trạng tắt mạch do tiểu đường), yếu liệt ½ người (gợi ý tổn thương mạch máu não) và đau nặng ngực trong hội chứng vành cấp.
Nếu bệnh nhân có bất kỳ biểu hiện nào nêu trên, bạn hãy ngay lập tức tìm kiếm sự trợ giúp của y tế. Đây là những trường hợp nặng không nên tự giải quyết tại nhà.
➤ Xem thêm: Đừng để biến chứng tiểu đường thành nỗi sợ
7. Trò chuyện cùng người bệnh
Bất cứ người nào trong cuộc sống cũng cần được chia sẻ, thật sự là vậy. Với bệnh nhân tiểu đường nhu cầu chia sẻ của họ lại càng lớn. Nếu bạn có người thân bị tiểu đường, hãy nói cho họ nghe tiểu đường là một căn bệnh tuy phổ biến nhưng nếu biết cách, bạn sẽ chiến thắng nó.
Điều đó có nghĩa là bạn phải cố gắng thật nhiều, thay đổi lối sống, thay đổi thói quen sinh hoạt để kiểm soát tốt đường huyết của mình.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một mối liên hệ nào đó giữ tiểu đường type 2 và bệnh trầm cảm. Vì vậy hãy dành thời gian trò chuyện với bệnh nhân tiểu đường.
Giúp họ giải quyết những vướng mắc về căn bệnh của mình cũng là cách để giúp họ nhanh chóng hồi phục, làm họ tuân thủ các nguyên tắc điều trị đã đề ra.
Lời kết
Trên đây là 7 nguyên tắc vàng khi chăm sóc người bệnh tiểu đường mà chúng tôi muốn nhắn gửi đến bạn. Có thể 7 nguyên tắc này sẽ là quá xa lạ với những bạn không chuyên. Tuy nhiên nếu nắm vững nó bạn sẽ giúp người bệnh cải thiện đáng kể sức khỏe của mình. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ít. Hẹn gặp lại trong những bài viết kỳ sau!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4755457/
- https://care.diabetesjournals.org/content/40/10/1302
Linh đã bình luận
Bà em bị mắc tiểu đường, bác sĩ có cho điều trị tại nhà. Hàng ngày phải kiểm tra chỉ số đường huyết, cho em hỏi chỉ cần kiểm tra vào buổi sáng khi đói thôi a
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Linh!
Để kiểm tra chỉ số đường huyết, các bác sĩ thường khuyến cáo nên tự đo huyết áp vào 4 thời điểm trong ngày bao gồm mới sáng ngủ dậy, sau ăn sáng, ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. Chị nên đo đường huyết vào nhiều thời điểm trong ngày để đánh giá tình trạng bệnh, không nên chỉ đo đường huyết khi đói. Chúc chị sức khỏe!