Hội chứng cao huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi các triệu chứng không được biểu hiện rõ ràng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, về lâu dài bệnh diễn biến rất nguy hiểm, gây tổn thương động mạch, tĩnh mạch và ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể. May mắn thay, huyết áp cao có thể dễ dàng phát hiện thông qua nhiều phương pháp chẩn đoán. Cùng tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán chính xác hội chứng này thông qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Cao huyết áp là gì?
Huyết áp chính là áp lực cần thiết tác động lên thành động mạch giúp đưa máu từ tim đến để nuôi dưỡng các mô trong toàn bộ cơ thể. Huyết áp được tạo ra từ lực co bóp của cơ tim và sức cản ở thành động mạch. Huyết áp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lực bơm máu của tim, thể tích lượng máu được bơm và độ đàn hồi ở thành động mạch.
Bệnh nhân được xác định mắc huyết áp cao khi các chỉ số:
- Huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg.
- Huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
Trong đó, nhóm đối tượng nguy cơ cao bị tăng huyết áp bao gồm: Phụ nữ đã mãn kinh; người thừa cân, béo phì; người có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp; người lười vận động, hút thuốc lá, rượu bia; người có bệnh tiểu đường, thận mạn tính, gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Chẩn đoán cao huyết áp bằng cách nào?
Để chẩn đoán bệnh cao huyết áp, bác sĩ cần dựa vào các thông tin bao gồm: chỉ số cao huyết áp, đánh giá cao nguy cơ tim mạch toàn thể thông qua tìm kiếm các yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích, bệnh lý hoặc dấu chứng lâm sàng kèm theo và xác định nguyên nhân thứ phát gây cao huyết áp.
Quy trình chẩn đoán bệnh sẽ bao gồm: đo huyết áp nhiều lần -> khai thác tiền sử bệnh -> khám thực thể -> thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng -> Kết luận.
Tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp
- Đo huyết áp đúng theo quy trình chuẩn tại các phòng khám:
- Không có tổn thương cơ quan đích: Huyết áp ≥ 140/90mmHg (cần đo ít nhất 3 lần).
- Có tổn thương cơ quan đích: Huyết áp ≥ 140/90mmHg (chỉ cần đo 1 lần).
- Tự đo huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp trung bình trong 5 ngày:
- Chỉ số Huyết áp tâm thu ≥ 135mmHg.
- Chỉ số Huyết áp tâm trường ≥ 85mmHg.
- Đeo Holter huyết áp để theo dõi huyết áp 24h:
- Huyết áp trung bình vào ban ngày: Huyết áp tâm thu ≥ 135mmHg. Huyết áp tâm trương ≥ 85mmHg.
- Huyết áp trung bình vào ban đêm: Huyết áp tâm thu ≥ 120mmHg. Huyết áp tâm trương ≥ 70mmHg.
Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp thường chỉ được phát hiện khi đã trở nặng do diễn biến bệnh thường âm thầm. Tuy nhiên trên thực tế có một số loại xét nghiệm cận lâm sàng giúp hỗ trợ chẩn đoán cao huyết áp chính xác và có thể giúp bác sĩ phát hiện được nguyên nhân gây bệnh.
Xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán cao huyết áp
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ có thể chẩn đoán người bệnh bị cao huyết áp qua một số loại xét nghiệm như:
- Xét nghiệm ure máu.
- Xét nghiệm acid uric máu.
- Xét nghiệm creatinin máu.
- Điện giải đồ máu.
Xét nghiệm đường huyết
Xét nghiệm đường huyết nhằm xác định được chỉ số ở bệnh nhân bị đái tháo đường. Bởi vì bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân lớn gây ra cao huyết áp ở người bệnh.
Làm xét nghiệm mỡ máu
Các chỉ số của bộ xét nghiệm mỡ máu bao gồm:
- HDL-cholesterol (HDL-c).
- LDL-cholesterol (LDL-c).
- Triglyceride,cholesterol toàn phần.
Những chỉ số này sẽ giúp bác sĩ theo dõi và phát hiện sớm một số bệnh lý như: Cao huyết áp, xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Để chẩn đoán cao huyết áp chính xác, khi đo huyết áp cần làm gì?
Người bệnh muốn đo được huyết áp chính xác cần làm theo những bước như sau:
- Tuyệt đối không sử dụng cà phê, chất kích thích trước khi muốn đo huyết áp khoảng 2 giờ đồng hồ.
- Nên ngồi nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần trước khi đo huyết áp khoảng 10 phút.
- Tư thế đo phải đúng: Lưng ngồi tựa vào ghế, duỗi thẳng cánh tay trên bàn. Khuỷu tay nang với tim. Cũng có thể nằm để đo huyết áp.
- Mỗi lần đo huyết áp nên đo ít nhất 2 lần và đo ở cả 2 tay. Mỗi lần đo cách nhau 1-2 phút. Nếu chỉ số của 2 lần đo này chênh nhau trên 10mmHg thì người bệnh cần đo lại. Trước khi đo nên nghỉ thư giãn 10 phút.
- Nên sử dụng máy đo huyết áp với bao hơi có chiều dài bằng 80% và chiều ngang bằng 40% chu vi cánh tay của bạn. Khi đo nên quấn băng đủ chặt. hãy đặt máy đo ở vị trí thích hợp sao cho máy ngang với tim để đo được kết quả chính xác nhất.
Việc chẩn đoán cao huyết áp có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này giúp người bệnh có thể đánh giá được mức độ tăng huyết áp, lường trước được nguy cơ biến chứng đồng thời đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.
Cải thiện chỉ số cao huyết áp bằng cách nào?
Thay đổi lối sống tích cực
Lối sống lành mạnh rất có lợi cho người bệnh nhằm có được chỉ số huyết áp ổn định. Vì vậy bạn có thể áp dụng vài biện pháp ổn định huyết áp dưới đây:
- Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút giúp nâng cao sức khỏe đồng thời làm ổn định chỉ số huyết áp. Một số bộ môn phù hợp với người cao huyết áp bao gồm: Thiền định, Yoga, đi bộ, chạy chậm, đạp xe đạp, bơi lội.
- Kiểm soát cân nặng. Duy trì vòng bụng ở nam dưới 90cm và ở nữ dưới 80cm.
- Thực hiện chế độ ăn nhạt. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi. Ăn ít mỡ động vật thay vào đó nên dùng dầu thực vật.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan nhằm tránh lo âu, căng thẳng dẫn đến stress.
- Giảm tiêu thụ các loại thịt đỏ, thay vào đó khuyến khích sử dụng các sản phẩm ít béo từ sữa.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ. Thực hiện đo huyết áp tại nhà thường xuyên giúp sớm phát hiện tình trạng cao huyết áp.
☛ Có thể bạn quan tâm: 7 bài tập cho người bị cao huyết áp
Sử dụng thuốc
Nếu việc thay đổi lối sống tích cực không đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh trong việc cải thiện tình trạng bệnh cao huyết áp, thì bác sĩ lúc này sẽ cân nhắc để kê đơn thuốc cho người bệnh. Cần lưu ý sử dụng thuốc đúng theo chỉ định nhằm ổn định huyết áp, không được tự ý ngừng dùng thuốc hoặc uống tăng liều. Bởi điều trị cao huyết áp là điều trị cả đời nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy có những dấu hiệu bất ổn. Sau khi thăm khám bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một vài loại thuốc như:
Khi bị tăng huyết áp độ 1:
- Thuốc lợi tiểu thiazide liều thấp.
- Chẹn kênh canxi loại có tác dụng kéo dài.
- Thuốc ức chế men chuyền.
- Thuốc chẹn beta giao cảm khi không có chống chỉ định.
Khi bị tăng huyết áp độ 2 trở lên:
- Thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II.
- Thuốc ức chế men chuyền.
- Chẹn beta giao cảm.
- Thuốc chẹn kênh canxi và thuốc lọi tiểu.
Điều trị tăng huyết áp khẩn cấp
Trong một số trường hợp tăng huyết áp cấp cứu. Người bệnh cần phải được điều trị kịp thời tại phòng cấp cứu hoặc phòng chăm sóc đặc biệt. Bởi lúc này nguy cơ người bệnh bị tử vong là rất cao. Bệnh nhân cần được thở oxy, sau đó dùng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp nhằm nhanh chóng cải thiện tình hình nguy kịch.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cơn tăng huyết áp khẩn cấp
Giảo Cổ Lam ổn định chỉ số huyết áp an toàn cho người bệnh
Chẩn đoán cao huyết áp là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết giúp sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh những lối sống tích cực nhằm điều trị và phòng ngừa nguy cơ cao huyết áp. Người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm Giảo Cổ Lam Tuệ Linh giúp ổn định chỉ số huyết áp ở mức an toàn.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric- hợp chất này đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong việc kiểm soát và ổn định chỉ số huyết áp.
Ngoài ra giảo cổ lam còn có tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao, điều trị tiểu đường type 2, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, …
Tất cả sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đều được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch đáp ứng tiêu chuẩn GACP – WHO. Kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại giúp giữ lại tối đa hoạt chất quý, góp phần nâng tầm chất lượng sản phẩm của Tuệ Linh.
Sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh được phân phối trên toàn quốc. Để mua Giảo cổ lam, quý khách hàng có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Khi mua, quý khách hàng nên chú ý nói rõ mua thương hiệu Tuệ Linh và nhớ kiểm tra bao bì sau khi tiếp nhận sản phẩm.
Vân đã bình luận
tôi mang thai 31 tuần tuổi, đi khám cao huyết áp ở đâu, có cách nào cải thiện tại nhà không.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Vân!
Chị có thể khám cao huyết áp tại các cơ sở y tế uy tín, chị có thể tham khảo một số địa chỉ đáng tin cậy tại đây https://www.giaocolam.vn/cao-huyet-ap-kham-khoa-nao.html. Để cải thiện huyết áp cao tại nhà, chị nên thực hiện:
– Thực hiện chế độ ăn nhạt
– Tập thể dục đều đặn hàng ngày tùy theo sức khỏe của bản thân.
– Có chế độ ăn uống lành mạnh
– Hạn chế các chất kích thích
– Thăm khám theo định kỳ
– Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.