Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc về dinh dưỡng nhằm kiểm soát bệnh, hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Mục lục
Tiểu đường type 2 là gì?
Tiểu đường type 2 là một căn bệnh mãn tính khiến cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả để chuyển hóa đường (glucose) thành năng lượng. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, thận, thần kinh và mắt.
Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 tác động trực tiếp đến hiệu quả điều trị và tình trạng sức khỏe lâu dài. Bằng cách lựa chọn thực phẩm phù hợp và điều chỉnh khẩu phần ăn, bạn có thể giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường type 2
Để xây dựng được chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Kiểm soát carbohydrate
Carbohydrate (carb, glucid hay chất đường bột) chính là nguồn calo chính cơ thể thu nạp từ thực phẩm. Chỉ số đường huyết GI là tốc độ mà carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Thực phẩm có GI thấp sẽ làm tăng đường huyết chậm hơn.
Trong chế độ ăn uống của người tiểu đường type 2 cần ưu tiên thực phẩm GI thấp bên cạnh đó là lựa chọn các loại thực phẩm carbohydrate phức hợp như gạo lứt, yến mạch, quinoa, rau củ có nhiều chất xơ sẽ giúp bạn no lâu hơn và ổn định đường huyết.
Phân bổ khẩu phần ăn hợp lý
Người tiểu đường tuýp 2 cần phần bổ khẩu phần ăn hợp lý nên theo quy tắc “1/2, 1/4, 1/4″ cụ thể:
- 1/2 đĩa: Rau xanh và các loại rau củ không chứa tinh bột.
- 1/4 đĩa: Protein nạc (thịt gà, cá, đậu phụ).
- 1/4 đĩa: Carbohydrate từ nguồn lành mạnh (gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt).
Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp người bệnh no lâu hơn và ổn định đường huyết. Nguồn chất xơ dồi dào: Rau xanh, trái cây, đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
Hạn chế lượng đường tinh luyện và thực phẩm chế biến sẵn
Đây là các loại thực phẩm khiến đường huyết tăng cao bởi chứa lượng đường lớn vì vậy cần giới hạn lượng dung nạp, tốt nhất là loại bỏ chúng ra chế độ ăn của mình.
- Đường tinh luyện: Có trong bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống có đường.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Thường chứa nhiều đường, muối, chất béo không lành mạnh và chất bảo quản
➤ Xem thêm: Tiểu đường type 2 nên chọn thực phẩm nào?
Cách tính khẩu phần ăn hằng ngày cho người tiểu đường type 2
Bước 1: Xác định hàm lượng calo cần thu nạp vào người
Việc xác định năng lượng calo nên đưa vào cơ thể mỗi ngày nhằm mục đích duy trì các hoạt động thể chất bình thường. Lượng calo thu nạp sẽ được tính theo cân nặng của từng người. Cụ thể như sau:
Đối với tiểu đường và béo phì:
- Nam giới: 26kcal/kg/ngày.
- Nữ giới: 24 kcal/kg/ngày.
Dựa trên hoạt động thể chất:
- Nằm điều trị tại giường: 25kcal/kg/ngày.
- Người lao động nhẹ và vừa: 30-35 kcal/kg/ngày.
- Người lao động nặng: 35-40 kcal/kg/ngày.
Ví dụ: Dựa vào công thức trên, tổng năng lượng cho bệnh nhân tiểu đường (nặng 50kg, nằm viện) một ngày: 25 kcal/kg x cân nặng cơ thể = 25 kcal x 50 = 1250kcal.
Bước 2: Xây dựng tỷ lệ khẩu phần thức ăn
Được xây dựng trên nguyên tắc tỷ lệ khẩu phần như sau:
- Glucid: 50-60% năng lượng khẩu phần.
- Protein: 15-20% năng lượng khẩu phần.
- Lipid: 20-30% (với người trọng lượng bình thường và lipid máu bình thường), dưới 30% đối với người béo phì.
Như vậy với người cần 1250kcal 1 ngày thì chế độ ăn sẽ bao gồm:
- Năng lượng do glucid cung cấp bằng 60% tổng số năng lượng, sẽ là: 1250 kcal x 60% = 750 kcal. Vậy lượng glucid trong chế độ ăn là: 750 kcal : 4 kcal/g = 187,5g.
- Năng lượng do protein cung cấp bằng 20% tổng số năng lượng, sẽ bằng: 1250 kcal x 20% = 250 kcal. Lượng protein trong khẩu phần là: 250 kcal : 4 kcal/g = 62,5 g.
- Năng lượng do lipid cung cấp bằng tổng năng lượng trừ đi năng lượng do protein và glucid: 1250 kcal – (750 kcal + 250 kcal) = 250 kcal. Lượng lipid trong khẩu phần là: 250 kcal : 9 kcal/g = 27,7 g.
Bước 3: Lên thực đơn ăn hàng ngày
Giờ ăn | Món ăn | Tên thực phẩm | Số lượng (g) | Ghi chú |
7 giờ | Xôi đậu xanh | Gạo nếp Đậu xanh Giò lụa |
50g 20g 30g |
Giò đổi thịt hoặc chả |
9 giờ | Quả tươi | Quả thăng long | 200g | Đổi dứa, xoài |
9 giờ | Cơm Thịt gà rang Mướp đắng luộc |
Cơm Gạo tẻ máy Thịt gà ta Mướp đắng Gia vị |
150g 75g 50g 300g Vừa đủ |
Thịt gà (đổi các loại thịt khác) Rau theo mùa |
14 giờ | Sữa đậu nành 1 cốc | Sữa đậu nành | 100ml | 100g đậu nành/l |
17 giờ | Cơm Cá kho Măng xào |
Cơm Gạo tẻ Cá trôi Măng tươi Dầu ăn Gia vị |
150g 75g 70g 300g 15g Vừa đủ |
Cá trôi đổi các loại thịt khác |
20 giờ | Đậu phụ (luộc hoặc rán) | Đậu phụ | 100g | Đổi sữa đậu nành 200ml |
Giá trị dinh dưỡng đạt được:
- Glucid: 185,2g (60% năng lượng khẩu phần).
- Protein: 63,5g (20% năng lượng khẩu phần).
- Lipid: 29,2g (20% năng lượng khẩu phần).
- Chất xơ: 22,5g.
Tổng năng lượng = 1256 kcal.
➤ Nếu bạn lười tính toán, có thể lựa chọn những thực đơn dinh dưỡng có sẵn trong bài viết: Thực đơn dành riêng cho người tiểu đường
Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
Để chế độ ăn uống cho người tiểu đường type 2 phát huy được hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần lưu ý kết hợp một số thói quen như sau:
- Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa lớn, bạn nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày. Khi cơ thể không phải nạp một lượng thực phẩm quá lớn thì việc kiểm soát đường huyết sẽ trở nên dễ dàng hơn.
- Ăn đúng giờ: Bạn nên tự tạo cho mình một thói quen ăn uống điều độ, tránh để cơ thể quá đói hoặc quá no. Điều này giúp cho đường huyết không bị tăng giảm thất thường và tuyến tụy điều tiết insulin tốt hơn.
- Không đột ngột thay đổi hoàn toàn kết cấu bữa ăn: Trên thực tế, mỗi người sẽ phù hợp với loại thực phẩm khác nhau. Vậy nên, việc bạn thay đổi hoàn toàn các thực phẩm trong bữa ăn có thể gây tăng đường huyết nếu chẳng may chọn phải loại không hợp cơ địa. Thay vào đó, hãy thử từng món và đo đường huyết sau ăn để lọc được thực phẩm phù hợp với mình.
- Vận động nhẹ nhàng sau ăn: Điều này khiến cơ thể tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, kích thích tính nhạy cảm của insulin với tế bào. Nhờ đó, đường huyết của bệnh nhân tiểu đường type 2 được kiểm soát hiệu quả.
- Sử dụng thảo dược hỗ trợ cải thiện đường huyết: Điển hình nhất là Giảo cổ lam. Đây là loại thảo dược giúp giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường rất hiệu quả. Bên cạnh đó, Giảo cổ lam còn tăng sức mạnh cho tim, tăng khả năng bảo vệ thành mạch. Từ đó giảm biến chứng tim mạch hiệu quả.
Giảo cổ lam Tuệ Linh là một trong những sản phẩm được rất nhiều bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường type 2. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên uống thảo dược và trà túi lọc giúp bệnh nhân sử dụng thuận tiện và dễ dàng. Bạn có thể tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc hoặc siêu thị trên toàn quốc.
BẤM VÀO ĐÂY để xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất!
Lời kết
Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định. Khi có bất cứ thắc mắc hoặc dấu hiệu bất thường nào từ cơ thể, bạn liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Nguồn tham khảo
http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tiet-che/dinh-duong-trong-phong-benh-dai-thao-duong.html
https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/best-meal-plans
Khuyên đã bình luận
chào bác sĩ, tôi bị tiểu đường tuýp 2 đã hơn năm nay, giờ tôi muốn bổ sung sữa để khỏe hơn thì nên chọn như thế nào?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Khuyên!
Để lựa chọn sữa phù hợp với tình trạng bệnh của chị, chị nên dựa vào tiêu chí sau đây:
1. Hàm lượng thành phần cần chú ý khi lựa chọn sữa
2. Nên chọn sữa chiết xuất từ thực vật
3. Chọn sữa tách kem tách béo
4. Sữa phải phù hợp chế độ dinh dưỡng và thể trạng người bệnh
Chị nên chọn loại sữa có ghi trên nhãn “Sữa dành riêng cho người tiểu đường” và có hàm lượng carbohydrate (tinh bột) thấp.
Thu Sang đã bình luận
tôi nên ăn loại đường nào khi bị tiểu đường, nhờ bác sĩ tư vấn
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Sang!
Lựa chọn loại đường phù hợp là điều cần thiết đối với người tiểu đường. Chị nên sử dụng các loại đường như Đường Saccharin, đường Sucralose, đường Stevia, đường Aspartame, đường Neotame… Chị tham khảo cụ thể các loại đường dành cho bệnh nhân tiểu đường tại đây https://www.giaocolam.vn/duong-cho-nguoi-tieu-duong.html
Ngân đã bình luận
Nhờ bác sĩ gợi ý các thực phẩm mà người mắc tiểu đường tuýp 2 nên ăn
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Ngân!
Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong cải thiện bệnh tiểu đường. Sau đây là một số thực phẩm người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn: các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá mòi…), thịt gà nạc không da, các loại đậu và cây họ đậu, các loại hạt, đậu phụ, ngũ cốc, các loại rau xanh lá, trái cây (Việt quất, dâu tây, mâm xôi, táo, đào, mơ, lê để nguyên vỏ, cherry, cam, kiwi, chuối, nho, các loại dưa), dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu oliu…). Bên cạnh ăn uống, chị cũng nên xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, hoạt động thể chất nhẹ nhàng nhằm cải thiện bệnh nhé.
Trung đã bình luận
tôi nên ăn loại dầu nào khi bị tiểu đường tuýp 2
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Trung!
Lựa chọn loại dầu cho chế độ ăn uống của người tiểu đường cũng rất cần thiết. Anh nên dùng một số loại dầu như sau: Dầu oliu. dầu quả bơ, dầu dừa, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, dầu mè, dầu quả óc chó… Chúc anh sức khỏe!
Thu Hoài đã bình luận
tôi bị tiểu đường tuýp 2, có ăn được khoai lang không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, bạn vẫn có thể ăn khoai lang, nhưng cần kiểm soát lượng và cách sử dụng khoai lang trong chế độ ăn uống của mình.
Diệp đã bình luận
Nhờ chuyên gia gợi ý giúp tôi chế độ ăn cho người tiểu đường ngoài 65 tuổi, nặng 52kg, vẫn sinh hoạt được bình thường
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Diệp, với 1 người mắc tiểu đường ngoài 65 tuổi, nặng 52kg, sinh hoạt bình thường thì cần hàm lượng calo cần nạp cho cả 1 ngày là 1300 kcal. Bài viết trên đã có gợi ý sẵn thực đơn 1 ngày, chị Diệp hãy tham khảo bài viết trên nhé!
Hải đã bình luận
Mẹ tôi năm nay đã ngoài 60, có tiền sử mắc tiểu đường, tôi đang tự xây dựng thực đơn cho mẹ. Mẹ tôi cao 1m5, nặng 54kg, mẹ vẫn sinh hoạt hàng ngày bình thường nhờ chuyên gia tính giúp tôi khối lượng các nhóm chất mẹ nên nạp vào là bao nhiêu?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Hải, với thông tin mà anh cung cấp về mẹ của anh thì giaocolam.vn tư vấn hàm lượng calo cần nạp cho cả 1 ngày là 1620 kcal. Trong đó, khối lượng các nhóm chất bao gồm:
– Glucid (50%) = 810g/ngày -> ăn 4 bữa 1 ngày thì mỗi bữa cần 202,5g Glucid
– Protein (20%) = 324g -> 1 bữa cần nạp 81g protein
– Lipid (30%) = 486g/ngày -> 1 bữa cần nạp 121,5g lipid
– Ngoài các nhóm chất trên, anh Hải nên bổ sung thêm nhiều rau xanh vào chế độ ăn.