Cao huyết áp là một trong những bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy chữa cao huyết áp như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chữa cao huyết áp qua bài viết dưới đây nhé.
➤ Tìm hiểu trước: Bệnh cao huyết áp
Mục lục
Tại sao phải điều trị cao huyết áp?
Huyết áp cao là bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, đột quỵ, thiếu máu cơ tim, suy thận, di chứng liệt nửa người, phình tách động mạch chủ… Chính vì vậy, mục đích của quá trình điều trị cao huyết áp là để phòng ngừa và hạn chế những biến chứng này.
Để biết được quá trình điều trị có tốt hay không, bạn có thể dựa vào chỉ số huyết áp đo được. Đối với bệnh nhân cao tuổi, ban đầu có thể đưa chỉ số huyết áp < 160/90 mmHg sau đó điều chỉnh theo tình trạng sức khỏe của từng người. Tuy nhiên, để cơ thể có một sức khỏe tốt, các bác sĩ khuyến nghị nên đưa chỉ số huyết áp < 140/85 mmHg.
Bệnh cao huyết áp là một bệnh lý mãn tính nên phải điều trị suốt đời. Do đó, khi điều chỉnh được huyết áp trở về mức gần bình thường, các bạn cũng không nên ngừng thuốc mà phải tiếp tục sử dụng. Bởi khi bạn dừng uống thuốc huyết áp sẽ tăng trở lại. Trong quá trình điều trị huyết áp tăng cao quá hoặc xuống thấp quá bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám lại và đưa ra một phương pháp phù hợp nhất.
➤ Đọc chi tiết: Biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp cao
Nguyên tắc chung khi chữa cao huyết áp
Để quá trình điều trị bệnh cao huyết áp đạt được kết quả tốt nhận bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau đây nhé.
- Mục tiêu chính của quá trình chữa trị là đưa được chỉ số huyết áp về mức an toàn và giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây bệnh tim mạch.
- Huyết áp mục tiêu cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao thì chỉ số huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg.
- Đối với người bị cao huyết áp có tổn thương cơ quan đính, cần hạ huyết áp từ từ, không nên hạ quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu.
- Cao huyết áp là bệnh mạn tính nên phải theo dõi thường xuyên, sử dụng thuốc đúng và đủ liệu theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc khi điều trị.
Mức độ huyết áp cao quyết định phương pháp điều trị
Dựa trên chỉ số huyết áp đo được Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) đã phân loại huyết áp như sau.
Loại huyết áp | Tâm thu (số phía trên) | Tâm trương (số phía dưới) | |
Bình thường | < 120 mmHg | và | < 80 mmHg |
Tăng | 120-129 mmHg | và | < 80 mmHg |
Huyết áp cao độ 1 | 130 – 139 mmHg | và/hoặc | 85-89 mmHg |
Huyết áp cao độ 2 | ≥ 140 mmHg | và/hoặc | ≥ 90 mmHg |
Huyết áp cao độ 3 (Trường hợp khẩn cấp) | ≥ 180 mmHg | và/hoặc | ≥ 110 mmHg |
Huyết áp tâm thu đơn độc | ≥ 140 mmHg | và | < 90 mmHg |
Khi có kết quả đo được chỉ huyết áp các bác sĩ sẽ phân loại mức độ huyết áp và yếu tố nguy cơ có thể mắc phải để đưa ra các phương án điều trị phù hợp nhất. Ví dụ như:
- Huyết áp cao độ 1: Với trường hợp huyết áp độ 1 có nguy mắc phải các biến chứng thấp hoặc trung bình ban đầu có thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt từ 3 – 6 tháng. Nếu không thuyên giảm sẽ chuyển sang dùng thuốc điều trị cao huyết áp.
- Huyết áp độ 2 trở lên: Đối với mực độ này sẽ kết hợp việc dùng thuốc, thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng để ổn định chỉ số huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
- Huyết áp độ 3: Khi huyết áp vượt mức 180/110mmHg cần đến ngay các các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Chữa cao huyết áp bằng cách nào?
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
Ngoài việc dùng thuốc thì việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh. Để chỉ số huyết áp luôn duy trì ở mức ổn định bạn nên áp dụng một số biện pháp dưới đây nhé!
- Đi bộ và tập thể dục thường xuyên: Theo nhiều nghiên cứu, việc đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày có thể giúp huyết áp của người bệnh giảm được khoảng 6 – 8mmHg. Do đó, bạn nên dành cho mình một chút thời gian để thư giãn và tập luyện thể dục nhé.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Đối với những người bị cao huyết áp việc hút thuốc thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, bạn nên bỏ thuốc lá để có một sức khỏe tốt nhé.
- Quản lý sự căng thẳng stress: Khi cơ thể căng thẳng sẽ khiến nhịp tim nhanh hơn, đồng thời gây hẹp các mao mạch dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Để hạn chế tình trạng này bạn có thể nghe những bản nhạc nhẹ sẽ giúp hệ thần kinh được thư giãn, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, hoặc dành cho bản thân một khoảng thời gian để nghỉ ngơi.
- Giảm cân nếu bị thừa cân hoặc béo phì: Tình trạng thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cao huyết áp. Do đó việc điều chỉnh trọng lượng cơ thể về mức hợp lý là một trong những biện pháp điều trị cao huyết áp không dùng thuốc.
- Không nên ăn quá mặn: Muối là khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng ăn quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng tăng huyết áp. Để quá trình chữa cao huyết áp đạt được kết quả tốt nhất bạn nên ăn nhạt thôi nhé.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu Kali: Kali là một khoáng chất quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể hạn chế hấp thu natri, đồng thời làm giảm áp lực máu lên thành động mạch. Một số loại thực phẩm chứa nhiều kali mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn của mình như: rau xanh, khoai tây, cà chua, cá hồi, cá ngừ, các loại hạt…
➤ Có thể bạn muốn biết: Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp
Sử dụng thuốc chữa cao huyết áp
Phương pháp đầu tiên trong chữa cao huyết áp là sử dụng thuốc. Khi có kết quả thăm khám bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân. Sau đây là một số loại thuốc thường được sử dụng trong quá trình điều trị cao huyết áp.
Thuốc ức chế Beta
Thuốc ức chế beta hay còn gọi là thuốc chẹn beta hoặc beta blocker. Đây là nhóm thuốc giãn mạch có tác dụng điều trị cao huyết áp và các bệnh về tim mạch, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.
Cơ chế đầu tiêu của nhóm thuốc ức chế Beta là làm giảm tính tự động của nút xoang cũng như các ổ chủ nhịp tiềm tàng khác dẫn đến làm giảm đáp ứng giao cảm của cơ thể khi phải gắng sức hoặc bị Stress. Từ đó, làm cho huyết áp không bị tăng lên đột ngột.
Cơ thế thứ 2 là ức chế hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh andrenalien và noradrenaline. Từ đó ngăn cản các chất này gắn vào thụ thể beta 1 và thụ thể beta 2 của tế bào thần kinh giao cảm, giúp làm giảm nhịp tim, giãn mạch, gây giảm sức cản ngoại vi dẫn đến giảm huyết áp.
Các loại thuốc thuộc nhóm ức chế beta được sử dụng nhiều trong quá trình điều trị huyết áp như: propanolol, metoprolol, nadolol, timolol, atenolol, betaxolol, acebutolol, bisoprolol…
Thuốc lợi tiểu
Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh tăng huyết áp. Hiện nay, thuốc lợi tiểu dùng trong điều trị cao huyết áp được chia làm 3 nhóm chính. Mỗi một nhóm sẽ có cơ chế, hiệu quả và tác dụng không mong muốn khác nhau.
Nhóm thuốc lợi tiểu Thiazid
Đây là nhóm thuốc thường được bác sĩ kê cho người bị cao huyết áp. Cơ chế chính của nhóm này là đẩy nhanh quá trình đào thải muối và nước ra ngoài bằng đường tiểu. Đồng thời nó còn có tác dụng mở rộng động mạch, nhớ đó máu có thể lưu thông dễ dàng hơn. Từ đó giúp hạ chỉ số huyết áp của cơ thể.
Một số loại thuốc thuộc nhóm Thiazid gồm: hydrochlorothiazide, chlorothiazide, indapamide, metolazone…
Nhóm thuốc lợi tiểu Loop
Nhóm thuốc này có tác dụng mạnh hơn nhóm Thiazid nên được sử dụng nhiều để điều trị các biến chứng có thể xảy ra như: suy tim, rối loạn chức năng gan thận,… Những loại thuốc chính của nhóm này là: bumetanide, Ethacrynic acid, furosemide, torsemide…
Cơ chế chính của nhóm này là gây ức chế trực tiếp sự tái hấp thu natri, kali và clo do cạnh tranh với kênh clo của quá trình đồng vận chuyển tại đoạn phình to của nhánh lên của quai Henle, làm tăng thải trừ các ion Natri, Clo và ion Kali. Vì vậy, nó cho phép thải tới 20 – 25% lượng Natri được lọc qua cầu thận, và có thể làm thải tới 30% lượng nước tiểu được lọc qua cầu thận, qua đó làm giảm chỉ số huyết áp của cơ thể.
Nhóm thuốc lợi tiểu giữ kali
Nhóm thuốc này có cơ chế là giảm bài tiết kali và tăng bài tiết natri, chất lỏng trong cơ thể nhờ vậy làm ổn định nhịp tim và huyết áp. Một số thuốc lợi tiểu giữ kali là: Triamteren, Eplerenone, Amiloride, Spironolactone…
Thuốc ức chế men chuyển và thụ thể Angiotensin
Nhóm thuốc này thường được ưu tiên sử dụng trong việc điều trị bệnh cao huyết áp. Cơ chế chính là ức chế hoạt động của men ACE theo cơ chế ức chế cạnh tranh. Khi men ACE bị ức chế, angiotensin II không được tạo ra, dẫn đến một số phản ứng của cơ thể như: giãn mạch, cải thiện chức năng mạch máu, giảm phì đại, xơ hóa tâm thất, vách liên thất, tăng thải natri, giữ kali do làm giảm tác dụng của aldosterone, tăng hấp thu glucose, nhạy cảm với insulin…. Từ đó giúp hạ huyết áp, bảo vệ chức năng tim mạch.
Thuốc chẹn Canxi
Cơ chế chính của nhóm thuốc này là ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co mạch, làm giãn mạch, được sử dụng trong điều trị bệnh huyết áp cao và tim mạch. Theo cấu trúc hóa học và đặc điểm điều trị, thuốc chẹn canxi được chia làm 3 nhóm chính là:
- Nhóm phenylalkylamin: Có tác dụng chẹn canxi chọn lọc trên tim
- Nhóm benzothiazepin: Có tác dụng chẹn canxi trên tim và động mạch
- Nhóm dihydropyridin: Có tác dụng chẹn canxi chọn lọc trên mạch máu
Thuốc chẹn Alpha
Khi cơ thể bị căng thẳng, sẽ sản xuất ra một một loại hormone có tên gọi là catecholamin. Hormone này sẽ gắn kết với các thụ thể alpha adrenergic ở trên mạch máu, làm co mạch, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Nhóm thuốc chẹn alpha có cơ chế là không cho các hormon catecholamin liên kết với các thụ thể alpha, giúp giảm chỉ số huyết áp.
Một số loại thuốc thuộc nhóm này là: Cardura (Doxazosin mesylate), Minipress (prazosin hydrochloride), Hytrin (Terazosin hydrochloride)…
➤ Nên đọc: Sử dụng thuốc trị cao huyết áp sao cho đúng cách?
Sử dụng thảo dược thiên nhiên – Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Ngoài việc tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp như Giảo cổ lam 5 lá.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, khi uống Giảo cổ lam 5 lá sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra hoạt chất oxit nitric – có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Hơn thế nữa hoạt chất này còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch.
Hơn thế nữa, trong loại thảo dược này có chứa hoạt chất Adenosine – có khả năng tạo ra năng lượng rất mạnh, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, kích hoạt giấc ngủ sinh lý, rất tốt cho người bị bệnh về tim mạch.
Tuy nhiên, để quá trình sử dụng Giảo cổ lam 5 lá đạt được hiệu quả cao nhất bạn nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Vì hiện nay trên trị trường có rất nhiều loại gần giống với cây Giảo cổ lam khiến cho người mua nhầm, dẫn đến quá trình sử dụng không đạt được kết quả như mong muốn.
Để đảm bảo được độ an toàn và hiệu quả khi sử dụng bạn nên mua Giảo cổ lam Tuệ Linh. Bởi đây là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất trên dây chuyền hiện đạt. Sản phẩm chứa 100% Giảo cổ lam 5 được trồng tại Mộc Châu, Sơn La đảm bảo theo tiêu chuẩn dược liệu sạch GACP của quốc tế. Chính vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.
Điều trị cao huyết áp trong trường hợp khẩn cấp
Khi huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg, hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg, kèm theo các tổn cần được điều trị và cấp cứu ngay để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra như: xuất huyết nội sọ, đột quỵ, thiếu máu não, nhồi máu cơ tim cấp, phình tách động mạch chủ, suy thận cấp, sản giật…
Mục tiêu của quá trình cấp cứu là nhanh chóng giảm huyết áp cho bệnh nhân nhưng không được giảm quá nhiều vì sẽ làm thiếu máu thận, não hoặc mạch vành. Huyết áp trung bình không giảm quá 25% trong giờ đầu tiên. Khi bệnh nhân đã ổn định sẽ tiếp tục giảm huyết áp tâm thu xuống khoảng 160 mmHg và tâm trương xuống khoảng 100 – 110 mmHg trong vòng 2 – 6 giờ tiếp theo. Sau 24 – 48 giờ phải đưa được huyết áp về mức bình thường.
Một số loại thuốc truyền tĩnh mạch được sử dụng trong trường hợp điều trị huyết áp khẩn cấp hiện nay là: Sodium nitroprusside, nicardipine, nitroglycerine, labetalol, hydralazine…
Đánh giá kết quả điều trị cao huyết áp với máy đo huyết áp
Để biết được quá trình chữa cao huyết áp có đạt được kết quả như mong muốn hay không. Bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp để xác định chỉ số huyết áp hiện tại. Thông quá chỉ số đó, bạn có thể đánh giá được tình trạng bệnh của mình đang ở mức đồ nào, huyết áp có giảm xuống hay không. Đồng thời cũng kiểm soát được tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Từ đó, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: tai biến mạch máu não, nhồi máu não, đột quỵ….
Để quá trình đo đạt được kết quá chính xác nhất bạn nên chú ý những điểm sau đây:
- Chuẩn bị một chiếc máy đo huyết áp có độ chính xác cao
- Trước khi đo bạn nên thư giãn khoảng 5 phút và chọn tư thế ngồi thoải mái ở nhiệt độ phù hợp
- Không nên đo khi vừa ăn hoặc tập thể dụng xong.
- Nên tiến hành đo ở cổ tay bên trái vì tay trái gần tim hơn sẽ cho kết quả chính xác hơn
- Không nói chuyện hoặc cử động trong khi đo.
- Để đo lần thứ 2, bạn nên đợi khoảng 5 – 10 phút.
Bên cạnh đó, bạn nên đo huyết áp 2 lần 1 ngày vào buổi sáng trước khi uống thuốc và sau khi ăn cơm chiều khoảng 1 giờ. Những kết quả bạn đo được hãy ghi lại để tiện cho việc đánh giá của bác sĩ cho lần tái khám sau này.
Lời kết
Hy vọng, qua bài viết này mọi người sẽ có thêm những kiến thức bổ ích trong việc chữa cao huyết áp. Để đưa huyết áp về mức mục tiêu và bảo vệ được trái tim, bạn hãy tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ và kết hợp lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học nhé.
Nguồn tham khảo
https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/hypertension-treatment-overview#1
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20373417
Thùy Linh đã bình luận
cao huyết áp có phải mức nào cũng đều phải dùng thuốc không, tôi bị cao huyết áp thể nhẹ nếu chỉ thay đổi ăn uống, sinh hoạt thì có cần dùng thuốc không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Không phải tất cả các trường hợp cao huyết áp đều cần dùng thuốc. Việc liệu trình cao huyết áp sẽ phụ thuộc vào mức độ cao huyết áp và tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn. Nếu bạn ở thể nhẹ, huyết áp tâm thu (huyết áp cao nhất) trong khoảng 130-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương (huyết áp thấp nhất) trong khoảng 80-89 mmHg, việc thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, nếu huyết áp ở mức cao hơn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc.
Trí trung đã bình luận
nếu chỉ thay đổi lối sống mà không dùng thuốc tây có cải thiện được bệnh cao huyết áp không. tôi rất ngại dùng thuốc tây
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Bạn có thể cải thiện bệnh cao huyết áp mà không dùng thuốc tây bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và tuân thủ các biện pháp tự nhiên. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào mức độ cao huyết áp của bạn và cách đáp ứng của cơ thể. Bạn có thể theo dõi bài viết sau đây để nắm được huyết áp cao ở mức nào thì cần dùng thuốc https://www.giaocolam.vn/huyet-ap-cao-bao-nhieu-phai-uong-thuoc.html
Hoa đã bình luận
bác sĩ tư vấn cho tôi các bài tập thể dục tốt cho người cao huyết áp, tôi ở xa trung tâm nên chỉ có thể tự tập thôi
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Một số bài tập tốt cho người cao huyết áp bạn có thể tham khảo như đi bộ, chạy nhẹ, bơi, đạp xe, yoga, bài tập cơ bản như squat, plank, push-up, và bài tập cơ bụng có thể giúp củng cố cơ bắp và hỗ trợ tim mạch. Bạn cần lưu ý về mức độ hoạt động và thời gian thực hiện có thể thay đổi theo sức khỏe hiện tại của mình nhé.
Bùi Thị Xuân đã bình luận
bác sĩ cho tôi hỏi huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc, vừa qua tôi kiểm tra sức khỏe đo huyết áp tâm thu ở mức từ 150 mmHg, vậy có phải uống thuốc điều trị không.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Bạn có huyết áp tâm thu ở mức 150 mmHg, đây là một mức huyết áp khá cao. Huyết áp cao có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe nếu không được kiểm soát. Trường hợp của bạn cần bắt buộc phải sử dụng thuốc hạ áp nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.