Để quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị tiểu đường. Phác đồ điều trị đối với người bệnh tiểu đường tuýp 1 đã được Bộ y tế thông qua và thống nhất cụ thể. Để kiểm soát tốt đường huyết và chung sống hòa bình với bệnh, bạn hãy ghi nhớ hướng dẫn của bác sĩ điều trị nhé.
➤ Tìm hiểu trước: Bệnh tiểu đường type 1 là gì?
Mục lục
Mục tiêu điều trị tiểu đường type 1
Việc điều trị đồng thời thay đổi chế độ sinh hoạt nhằm mục đích kiểm soát được lượng đường trong máu luôn đảm bảo ở ngưỡng 80 đến 130mg/dl (4,44 đến 7,2 mmol/l) trước bữa ăn và không cao hơn 180mg/dl (10mmol/l) sau 2h sau khi ăn.
Ngoài ra thì mục tiêu điều trị tiểu đường type 1 được cụ thể bằng các chỉ số: kiểm soát thành phần lipid trong máu, điều trị huyết áp cao và điều chỉnh cân nặng.
Đối với chỉ số lipid trong máu thì cần kiểm soát mỡ máu nhằm mục đích hạ thấp LDL cholesterol, tăng HDL cholesterol, và giảm triglyceride. Mục tiêu này cao hơn mục tiêu điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân rối loạn mỡ máu chưa có biến chứng tim mạch.
- LDL-C < 2,6 mmol/l chưa có biến chứng tim mạch.
- LDL-C < 1,8 mmol/l nếu đã có biến chứng tim mạch.
- Triglycerid < 1,7 mmol/l.
- HDL-C > 1.0 mmol/l ở nam và > 1,3 mmol/l ở nữ.
Còn chỉ số huyết áp luôn được đảm bảo ổn định mức 140/80 mmHg.
Chỉ số cân nặng được tính theo chỉ số BMI của cơ thể. BMI là được tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét). Chỉ số này xác định một người bị béo phì hay bị suy dinh dưỡng, hoặc bình thường, không thể hiện được lượng chất béo có trong cơ thể.
Nguyên tắc điều trị tiểu đường type 1
Người mắc bệnh tiểu đường type 1 bắt buộc đảm bảo 2 nguyên tắc: điều trị duy trì bằng isulin và kết hợp chế độ ăn uống, tập thể dục hợp lý.
Giảm cân và tập thể dục là phương pháp điều trị quan trọng đối với bệnh tiểu đường, giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tuân thủ chế độ ăn uống trong bệnh tiểu đường là một nhân tố rất quan trọng để kiểm soát tốt đường huyết. Tổng số lượng calo hàng ngày được chia đều cho ba bữa ăn, nên sử dụng những thực phẩm có hàm lượng chất béo và đường đơn thấp (rau xanh, một số loại trái cây như táo, bưởi, lê, mơ…).
Trong hai năm qua, ADA (Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ) đã dỡ bỏ lệnh cấm tuyệt đối với các loại đường đơn, người bệnh tiểu đường được phép tiêu thụ chúng với một lượng rất nhỏ trong bữa ăn.
Phác đồ điều trị cụ thể
Đối với bệnh nhân điều trị tiểu đường type 1 bệnh nhân không chỉ hạn chế đường để giảm lượng đường trong máu mà ngược lại vẫn bắt buộc phải có chế độ ăn đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước ở mức độ hợp lý tuỳ từng tình trạng bệnh mỗi người.
Phác đồ điều trị với người bệnh tiểu đường type 1 được mô tả dưới đây:
Tuyến tụy nhân tạo
Vào tháng 9 năm 2016, lần đầu tiên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê chuẩn phương pháp điều trị tụy nhân tạo cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 từ 14 tuổi trở lên.
Tuyến tụy nhân tạo sẽ không giống như tuyến tụy tự nhiên. Nó không phải là cơ quan nội tạng mà nó là một thiết bị cấy ghép bên ngoài cơ thể, chịu trách nhiệm giám sát đường huyết liên túc cùng với một máy bơm insulin.
Cụ thể, trên hệ thống tuyến tụy nhân tạo, màn hình theo dõi đường sẽ gửi thông tin đến bộ điều khiển bên ngoài gắn với thuật toán. Từ đó, thiết bị sẽ tính toán liều lượng insulin cần thiết và chỉ huy máy bơm cung cấp insulin. Hoạt động này giống như một tuyến tụy khỏe mạnh, giúp hạn chế nhầm lẫn liều lượng khi tiêm thuốc.
Điều trị bằng insulin
Vì insulin đang thiếu hụt trầm trọng nên bắt buộc phải bổ sung insulin mỗi ngày. Người tiểu đường type 1 thường được chỉ định 2 đến 4 mũi tiêm insulin mỗi ngày.
- Một liều insulin được tiêm được tính cần thiết ở người đái tháo đường type 1 là 0,5-1,0UI/kg cân nặng. Liều khởi đầu từ 0,4 – 0,5UI/kg/ngày. Còn liều thông thường là 0,6 UI/kg/ngày. Và vừa điều trị vừa theo dõi để điều chỉnh liều lượng theo tình trạng đường huyết. Liều chỉ định tiêm dưới da 1-2 lần trong ngày.
- Còn liều insulin nền là 0,1 – 0,2 UI/kg.
- Vị trí tiêm insulin: Tiêm dưới da nhưng yêu cầu thay đổi vị trí tiêm để tránh thoái hoá mỡ dưới da chỗ tiêm.
- Số mũi tiêm: 2-4 mũi tiêm mỗi ngày và các phác đồ được phân chia theo liều lượng này như sau:
- Phác đồ 1 mũi Insulin: Phối hợp thuốc viên với 1 mũi insulin tác dụng trung gian hoặc hỗn hợp trước bữa ăn tối. Hoặc một mũi insulin tác dụng trung gian/ Glargin trước khi đi ngủ. Liều 0,1 – 0,2UI/kg.
- Phác đồ 2 mũi Insulin: Sử dụng 2 mũi Insulin trung gian hoặc insulin hỗn hợp (Mixtard, Insulatard, Novomix) tiêm trước ăn sáng và tối. Liều 2/3 trước bữa sáng, 1/3 trước bữa tối. Trường hợp phác đồ này không đem lại hiệu quả mong muốn, hoặc khi cần kiểm soát chặt chẽ đường huyết, cần chuyển sang các phác đồ nhiều mũi insulin.
- Phác đồ nhiều mũi Insulin: Tiêm 3 lần trong ngày: 2 mũi insulin nhanh (Actrapid, Novopapid) và 1 mũi bán chậm (Mixtard, Insulatard). Hoặc 2 mũi insulin bán chậm/ insulin nền. Tiêm 4 lần trong ngày: 3 mũi insulin tác dụng nhanh trước 3 bữa ăn và 1 mũi insulin nền loại Insulatard trước khi ngủ (21 giờ) hoặc Glargin (lantus).
☛ Tham khảo thêm tại: Insulin đường uống – giải pháp đột phá cho người tiểu đường!
Các loại thuốc khác
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, bác sĩ cũng có thể yêu cầu một số loại thuốc kê toa giúp ngăn ngừa các biến chứng, điển hình như:
- Pramlintide (Symlin): Đây là dạng thuốc tiêm, phải tiêm trước bữa ăn để làm chậm sự di chuyển của thức ăn xuống dạ dày, từ đó giúp làm chậm hấp thu đường sau ăn.
- Thuốc điều trị tăng huyết áp. Bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế men chuyển angiotensin hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) để giúp thận của bạn khỏe mạnh hơn. Những loại thuốc này được khuyên dùng cho những người mắc bệnh tiểu đường có huyết áp trên 140/90 mm Hg.
- Aspirin: Thuốc có tác dụng ngăn ngừa huyết khối (cục máu đông). Bác sĩ thường khuyên dùng aspirin cho những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ xuất hiện các biến chứng về tim mạch.
- Thuốc hạ cholesterol: Sử dụng thuốc hạ cholesterol máu, chẳng hạn như statin trong trường hợp người bệnh có rối loạn mỡ máu.
Theo dõi đường huyết
Dù bạn sử dụng phác đồ điều trị nào thì việc ghi chép và theo dõi chặt chẽ mức độ đường huyết luôn là điều quan trọng. Nó giúp bạn chủ động trong việc kiểm soát tình trạng bệnh của mình.
Bạn nên kiểm tra đường huyết ít nhất 4 lần/ngày hoặc thường xuyên hơn. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo, bạn nên kiểm tra đường huyết vào trước khi đi ngủ, trước khi ăn, sau ăn 2h, trước khi tập thể dục và bất cứ thời điểm nào trong ngày bạn nghi ngờ có mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp.
Thực chất ngay cả khi người bệnh dùng insulin hay tuân thủ theo đúng chế độ ăn thì lượng đường trong máu vẫn có thể thay đổi. Do đó, hãy theo dõi lượng đường huyết thật cẩn thận bằng cách ghi lại mức độ đường trong máu của bạn thay đổi như thế nào khi sử dụng thực phẩm, hoạt động, bệnh tật, thuốc men, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố và sử dụng rượu. Từ đó đưa ra được kết luận và kiểm soát lượng đường huyết phải nằm trong phạm vi mục tiêu mà bạn đề ra.
Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng
Người mắc đái tháo đường type 1 lưu ý hạn chế độ chiên dán, nhiều đạm, nhiều chất béo, đường và tinh bột (carbohydrate) mà thay vào đó cần tăng cường các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa vitamin và khoáng chất như đa dạng rau củ quả, nước ép của các loại này. Và đặc biệt cần học cách đo lường lượng carbohydrate dung nạp vào cơ thể để phù hợp với thể trạng, không làm tăng đường huyết và cũng không làm tụt đường huyết.
- Thực phẩm không tốt cho người tiểu đường type 1: Tinh bột, đường, chất xơ, nó có thể có trong các loại đậu, rau củ, các loại nước ép trái cây, bánh mì. Các glucid này sau khi ăn sẽ được chuyển hóa thành đường trong hệ tiêu hóa và sau đó được hấp thu vào máu, làm tăng lượng đường huyết khoảng 1 giờ sau khi ă Hạn chế muối vì muối được xem là yếu tố gây tăng huyết áp ở người tiểu đường.
- Thực phẩm được khuyên cho người tiểu đường type 1: Các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu là những nguồn cung cấp carb (chứa chất xơ không hòa tan). Người bệnh nên dùng tối thiểu 20-35 gram chất xơ mỗi ngày, nên chọn trái cây tươi họ cam, chanh như cam, quýt, bưởi, hoặc các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân… Dùng gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen thay cho gạo trắng. Thay vì ăn khoai tây, ngô… người mắc đái tháo đường type 1 nên chọn các loại rau họ đậu (đậu phộng, đậu lăng, đậu Hà Lan), măng tây, củ cải, cà rốt, cần tây, dưa chuột, hành, giá đỗ, cà chua.
- Người tiểu đường cần một lượng protein đảm bảo và vừa đủ: Người tiểu đường type 1 dễ bị mất sức, mệt mỏi, các vết thương lâu lành, với việc cung cấp đầy đủ protein ở mức đủ dùng thì sẽ có tác dụng quan trọng với cơ bắp, xương và chữa lành các vết thương. Protein này nên được dung nạp từ trứng, cá, thịt ga không da, sản phẩm sữa ít béo hoặc tách béo, các loại họ nhà đậu, đậu nành.
- Hạn chế chất béo trong thịt động vật nhưng cần bổ sung chất béo không bão hoà: chất béo không bão hoà được tìm thấy trong dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, các loại hạt, quả bơi hay omega-3 trong cá, sò ốc, hạt lanh và quả óc chó, omega-6 trong hạt ngô, hướng dương, dầu đậu nành và các loại hạt.
➤ Tham khảo: Người tiểu đường nên ăn gì kiêng gì?
Hoạt động thể chất
- Thể dục thể thao cần thiết đối với tất cả mọi người bao gồm cả những người mắc tiểu đường type 1. Nên lựa chọn các hoạt động như bơi lội, đi bộ hoặc đi xe đạp và cận tạo thói quen hằng ngày.
- Người tiểu đường type 1 nên đặt mục tiêu luyện tập hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tuần.
- Hoạt động thể chất giúp làm giảm lượng đường trong máu nếu được luyện tập thường xuyên. Vì vậy hãy hãy kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn bình thường cho đến khi biết hoạt động có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Có thể cần phải điều chỉnh kế hoạch bữa ăn hoặc liều insulin để bù đắp cho các hoạt động tăng lên.
Trịnh hưng đã bình luận
mẹ tôi bị tiểu đường tuýp 1, nếu chỉ thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục hàng ngày bệnh có thuyên giảm không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Hưng!
Nếu bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1, điều trị bắt buộc đảm bảo 2 nguyên tắc là điều trị bằng insulin và kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện. Vì vậy, tình trạng của bác chỉ thay đổi chế độ ăn và tập luyện là chưa đủ để điều trị bệnh được hiệu quả.
Tuyết đã bình luận
em bị tiểu đường tuýp 1, mới phát hiện gần đây khi thăm khám sức khỏe. Bác sĩ có kê thuốc cho em và dặn ăn uống hợp lý. Vậy em nên ăn loại thực phẩm gì phù hợp.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn Tuyết!
Chuyên gia khuyên những người bị tiểu đường tuýp 1 như bạn nên ăn các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu là những nguồn cung cấp carb (chứa chất xơ không hòa tan). Nên dùng tối thiểu 20-35 gram chất xơ mỗi ngày; đảm bảo lượng protein vừa đủ; hạn chế chất béo trong thịt động vật nhưng cần bổ sung chất béo bão hòa (có trong dầu oliu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, các loại hạt …).