Tiểu đường tuýp 2 là một trong những bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại với xu hướng ngày càng trẻ hóa, căn bệnh mang đến nhiều phiền toái cho sức khỏe, cuộc sống cũng như tiềm ẩn nhiều nguy hiểm do biến chứng gây ra. Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 sớm giúp khống chế bệnh hiệu quả, hạn chế biến chứng xảy ra. Hãy cùng tìm hiểu phương pháp điều trị trong nội dung dưới đây nhé!
Mục lục
Tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?
Trước hết, phải xác định, tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh mạn tính, hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Điều này cũng liên quan mật thiết đến yếu tố nguyên nhân gây bệnh bao gồm yếu tố gen, môi trường và tuổi tác. Chính vì vậy, điều quan trọng hàng đầu là phòng bệnh, tránh cơ thể mắc phải căn bệnh tiểu đường tuýp 2 và nếu thuộc đối tượng nguy cơ, càng cần phòng ngừa bệnh sớm.
Ở giai đoạn sớm,khi các chỉ số bệnh đái tháo đường còn chưa quá cao, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị bệnh hiệu quả bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao, thay đổi lối sống…Ở mức độ nhất định cần điều trị bằng thuốc, bác sĩ chuyên khoa có thể áp dụng một phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp khác nhau.
Duy trì được chỉ số đường huyết gần với mức sinh lý luôn là yếu tố quan trọng nhất để phòng chống nguy cơ tiểu đường tuýp 2 biến chứng sang tim mạch, gây tử vong và giảm tuổi thọ cũng như chất lượng sống của người bệnh.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều giải pháp từ Đông, Tây Y có thể giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 mạnh khỏe, tránh được những nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
➤ Tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh với bài viết: Tiểu đường type 2 – Tìm hiểu ngay trước khi quá muộn!
Chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 bằng cách nào?
Hiện nay, để chấn đoán tiểu đường tuýp 2, theo Hiệp hội đái tháo đường của Mỹ, khung tham chiếu sẽ là:
- Đường huyết ngẫu nhiên (đo ngẫu nhiên) >11,1 mmol/l cùng với các triệu chứng như ăn nhiều, tiểu nhiều, uống nhiều…
- Chỉ số đường huyết lúc đói (nhịn ăn >8-14h) >7 mmol trong 2 buổi sáng khác nhau
- Đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g glucose >11,1 mmol/l (nghiệm pháp tăng đường huyết)
- HbA1C (định lượng bằng phương pháp sắc kí lỏng) >6,5%
➤ Có thể bạn cần biết: Hướng dẫn cách đọc các chỉ số đường huyết chính xác!
Ngoài ra: Một người có thể phải nghĩ đến khả năng mắc tiểu đường tuýp 2 nếu đã trên 30 tuổi, có các triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường (nhưng không thường xuyên), cơ thể béo, là phụ nữ đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trong quá trình mang thai. Khi đó, người bệnh có thể phải làm thêm các xét nghiệm khác như:
- Xét nghiệm chỉ số Cholesterol, HDL-C, LDL-C, Triglycerid, tổng phân tích nước tiểu tìm protein niệu, xét nghiệm nước tiểu 24h
- Tìm tổn thương võng mạc thông qua soi đáy mắt
- Tìm dấu hiệu mắc bệnh mạch vành bằng điện tâm đồ
- Đo ABI – phát hiện bệnh động mạch chi dưới
- Siêu âm doppler mạch máu
Mục tiêu và nguyên tắc điều trị tiểu đường type 2
Là căn bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi, cho đến nay, các nhà khoa học đã nhận định:
Tất cả những mục tiêu này đều nhằm đưa lượng đường huyết về mức gần với ngưỡng sinh lý, ngăn chặn và giảm các biến chứng liên quan, giảm tỉ lệ tử vong do đái tháo đường.
★ Để đạt được mục tiêu đó, người bị tiểu đường tuýp 2 khi điều trị phải tuyệt đối tuân thủ:
- Duy trì lối sống, chế độ ăn và luyện tập phù hợp và tuân thủ triệt để đơn thuốc
- Phải kết hợp đồng thời việc điều chỉnh đường huyết với mỡ máu, huyết áp để phòng mắc cùng lúc 3 bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, cao huyết áp.
Phác đồ điều trị tiểu đường type 2
Hiện nay, để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, phác đồ điều trị luôn bao gồm: thuốc, chế độ ăn và chế độ sinh hoạt, tập luyện. Không thể thiếu bất cứ phần nào trong phác đồ vì đều ảnh hưởng tới mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể:
Điều trị bằng thuốc
Để điều trị tiểu đường tuýp 2, hiện nay có 2 dòng thuốc: thuốc uống và thuốc tiêm. Tùy vào thể trạng từng bệnh nhân cũng như mức độ bệnh, sự phù hợp với thuốc, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ với loại thuốc phù hợp. Hiện nay, các loại thuốc phổ biến được dùng gồm: Metformin, Diamicron, Amaryl, Panfor, Glucobay, Acarbose…
Trong trường hợp chỉ số đường huyết vượt quá mức thuốc uống có thể kiểm soát hoặc thuốc không đáp ứng, chỉ số HbA1c cao trên 10%, người bệnh được cân nhắc tiêm insulin. Biện pháp tiêm sẽ đem lại hiệu quả điều trị tiểu đường tuýp 2 cao hơn, ngăn ngừa biến chứng bệnh.
➤ Xem chi tiết hơn về các loại thuốc với bài viết: So sánh 10 loại thuốc chữa tiểu đường tốt nhất hiện nay!
Điều trị bằng cách điều chỉnh lối sống
- Lối sống ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng của tiểu đường tuýp 2. Chính vì vậy, việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và cuộc sống theo hướng lành mạnh sẽ có vai trò quan trọng giúp kiểm soát đường huyết. Cụ thể:
- Người bệnh làm việc vừa sức, tránh căng thẳng, giữ tinh thần tốt
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya
- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, trung bình từ 1,5 đến 2 lít, tránh các thức uống chứa nhiều đường, gas…
Điều trị với chế độ dinh dưỡng
Đường, tinh bột là những thực phẩm người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần đặc biệt chú ý để giảm thiểu trong các bữa ăn của mình. Thay vào đó, người bệnh cần ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm họ đậu, rau quả tươi không chứa tinh bột, thịt nạc, cá, các chế phẩm từ sữa động vật đã tách béo, sữa hạt…
Thức ăn nhanh không bao giờ nên có trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, người tiểu đường tuýp 2 cũng cần tránh đồ nhiều dầu mỡ, chiên xào, món mặn…
Với một chế độ ăn khoa học, việc kiểm soát tiểu đường tuýp 2 không phải là việc khó khăn và vì thế, người bệnh cũng ngăn chặn, giảm thiểu được nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.
➤ Xem thêm: Chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường
Giảm cân giúp kiểm soát đường huyết
Hàng trăm nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc giảm cân và hiệu quả trong kiểm soát đường huyết. Chính vì vậy, thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để giảm cân, người bệnh sẽ giảm đáng kể lượng đường huyết, kiểm soát chỉ số BMI và đồng thời ngăn chặn nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường tuýp 2 gây ra.
Theo dõi đường trong máu
Theo dõi chỉ số đường huyết là cách giúp người bệnh kiểm tra tình trạng bệnh hàng ngày, giúp đánh giá mức độ đáp ứng và tiến triển của các bệnh pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện, thuốc, trạng thái tinh thần…Từ đó, người bệnh sẽ có những điều chỉnh thích hợp như tăng hoặc giảm liều thuốc, cấp cứu, xử lý kịp thời.
Người tiểu đường tuýp 2 nên tiến hành thử đường huyết bằng máy đo đường huyết mỗi khi nghi ngờ đường huyết quá cao hoặc quá thấp, khi đổi thuốc, tăng hoặc giảm liều, chế độ ăn uống, tập luyện thay đổi, khi mắc bệnh hoặc trong thời kỳ mang thai…
Ở người bị tiểu đường tuýp 2, thời điểm thử đường huyết khuyến cáo là sáng, khi đói, sau ăn 1-2 giờ, trước khi đi ngủ hoặc lúc 2-3 giờ sáng.
- Chỉ số đường huyết từ 70-140mg/dl là chỉ số bình thường
- Người bệnh bị hạ đường huyết khi chỉ số xuống dưới 70mg/dl
- Người bệnh bị tăng đường huyết khi chỉ số cao hơn 180mg/dl
Quản lý bệnh tiểu đường tuýp 2 không chỉ đơn thuần là kiểm soát đường huyết mà còn bao gồm việc duy trì một lối sống lành mạnh và cân đối. Để quản lý bệnh hiệu quả, việc tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị là rất quan trọng. Điều này giúp giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
➤ Tham khảo thêm: Giảo cổ lam khắc tinh của tiểu đường type 2
Tám đã bình luận
bị tiểu đường là phải uống thuốc suốt đời có phải không bác sĩ
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn!
Hiện tại không có phương pháp chữa hoàn toàn tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 1. Nếu bạn bị tiểu đường, thường thì việc uống thuốc hoặc tiêm insulin sẽ là một phần của liệu pháp suốt đời để duy trì mức đường huyết ổn định và kiểm soát tốt căn bệnh.
Hoàn đã bình luận
tôi bị đái tháo đường, liệu con tôi có nguy cơ mắc bệnh này không. tôi đang rất lo lắng, mong bác sĩ tư vấn
Chuyên gia giaocolam.vn đã bình luận
Chào bạn,
Tỉ lệ di truyền ở bệnh tiểu đường tuýp 2 như sau: Nếu trước 50 tuổi cha mẹ được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2 thì tỉ lệ con cái sinh ra bị bệnh này là 14%, còn sau 50 tuổi thì tỉ lệ là 7,7%. Nếu cả cha và mẹ đều bị tiểu đường tuýp 2 thì tỉ lệ con cái sinh ra bị di truyền bệnh này là lớn hơn 50%.
Song đây là những con số tham khảo, nếu kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng thì bé hoàn toàn có thể không mắc tiểu đường. Thay vì lo lắng khả năng mắc bệnh của con, bạn hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con, hạn chế đường tinh luyện, đồ ăn sẵn, thực phẩm có chỉ số GI cao kết hợp với luyện tập thể dục thể thao cho con bạn nhé!
Hoa đã bình luận
điều trị tiểu đường tuýp 2 thì bao lâu thăm khám lại 1 lần,
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Thời gian giữa các lần thăm khám cho người bị tiểu đường tuýp 2 có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp cụ thể và hướng điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, thông thường, người bị tiểu đường tuýp 2 nên thăm khám định kỳ ít nhất là 3 tháng một lần, nếu không có các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Hữu Trinh đã bình luận
khi xét nghiệm tiểu đường, tôi có phải nhịn đói trước khi xét nghiệm không. mong bác sĩ giải đáp
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Có một số loại xét nghiệm tiểu đường đòi hỏi bạn phải nhịn đói trước khi xét nghiệm, trong khi một số loại khác thì không cần nhịn đói. Xét nghiệm đường huyết đói (Fasting Blood Glucose – FPG)Xét nghiệm đường huyết đói (Fasting Blood Glucose – FPG), xét nghiệm Tolerance glucose (OGTT – Oral Glucose Tolerance Test) bạn cần nhịn đói trước khi thực hiện. Tuy nhiên, xét nghiệm đường huyết sau bữa ăn (Postprandial Blood Glucose – PPBG) và xét nghiệm HbA1c bạn không cần nhịn đói khi thực hiện xét nghiệm này.
Sĩ Sơn đã bình luận
bị tiểu đường tuýp 2 đã 2 năm nay, hiện tại tôi muốn sử dụng kết hợp giảo cổ lam và thuốc tây để điều trị bệnh có được không
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn,
Giảo cổ lam là thảo dược giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường, nhưng việc sử dụng nó phải được trao đổi cẩn thận với bác sĩ của bạn. Hơn nữa, lựa chọn thảo dược giảo cổ lam cần đảm bảo sạch, an toàn, chứa hàm lượng dược chất cao, sử dụng đúng cách thì mới có thể mang lại hiệu quả điều trị. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn những sản phẩm có thành phần giảo cổ lam như Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh để đảm bảo về thành phần, liều lượng.