Hiện nay, cho dù bất cứ độ tuổi nào, từ trẻ em cho tới người già đều có thể mắc tiểu đường. Nếu như trước đây tiểu đường thường gặp ở người già thì hiện nay tỷ lệ trẻ em, người trẻ mắc tiểu đường không nhỏ. Cùng tìm hiểu về những độ tuổi dễ mắc tiểu đường nhất sau đây nhé.
Mục lục
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường là bệnh lý thời đại, nằm 1 trong 10 bệnh gây tỷ lệ tử vong, tàn phế cao nhất hiện nay. Chứng bệnh khởi phát do cơ thể thiếu hormon insulin hoặc đề kháng insulin gây rối loạn chuyển hóa đường của cơ thể khiến chỉ số đường trong máu tăng cao.
Tiểu đường là chứng bệnh mạn tính nguy hiểm hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy việc đánh giá nguy cơ mắc bệnh của bản thân là cần thiết để phòng và ngăn chặn tiểu đường phát triển. Một trong những yếu tố để đánh giá nguy cơ mắc bệnh chính là độ tuổi.
Độ tuổi trung bình của tiểu đường
Theo một thống kê về độ tuổi trung bình của người mắc tiểu đường năm 2014 thì nhóm tuổi được chẩn đoán mắc nhiều nhất là từ 45 đến 64 tuổi.
Trước đó hầu hết tiểu đường chỉ tập trung và phổ biến ở người trung niên được gọi là tiểu đường “khởi phát ở người lớn” bệnh được hình thành do các thói quen sống không lành mạnh. Các trường hợp này đều là mắc dạng tiểu đường type 2. Tuy nhiên, năm 2012 nghiên cứu của chương trình Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường ở Mỹ tính toán số ca mắc bệnh tiểu đường tiềm tàng trong tương lai sẽ xuất hiện ở những người dưới 20 tuổi. Nghiên cứu cho thấy, với tốc độ hiện tại, số lượng người ở độ tuổi dưới 20 mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể lên đến 49% vào năm 2050. Nếu tỷ lệ mắc bệnh tiếp tục tăng, số lượng ca mắc tiểu đường tuýp 2 ở lứa tuổi thanh niên có thể tăng lên gấp bốn lần.
Độ tuổi dễ mắc tiểu đường từng type
Nếu độ tuổi trung bình của người mắc tiểu đường là từ 45-64 tuổi thì độ tuổi dễ mắc tiểu đường ở các type khác nhau sẽ khác nhau. Cụ thể:
Đối với tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1 chiếm khoảng 5-10% các ca bệnh tiểu đường. Bệnh có thể khởi phát ở bất cứ độ tuổi nào với các triệu chứng điển hình như tiểu nhiều, uống nhiều, thường xuyên khát nước, sụt cân nhanh. Bệnh xảy ra chủ yếu do di truyền, bẩm sinh, bệnh tự miễn hoặc do nhiễm siêu vi khiến cơ thể không thể sản xuất insulin. Tiểu đường type 1 bắt buộc phải điều trị bằng insulin.
Độ tuổi thường xuyên được chẩn đoán mắc là từ khi mới sinh đến 30 tuổi, theo thống kê thì 14 tuổi là độ tuổi mắc nhiều nhất.
Đối với tiểu đường type 2
Tiểu đường type 2 xảy ra âm thầm hơn tiểu đường type 1 vì thế khó phát hiện. Bệnh chủ yếu được phát hiện qua thăm khám định kỳ hoặc khi bệnh đã chuyển biến nặng xảy ra các biến chứng. Tiểu đường type 2 chiếm đến 90% các ca tiểu đường, độ tuổi khởi phát bệnh là 40 tuổi và gia tăng nhanh chóng ở người từ 45 – 65 tuổi.
Tiểu đường tuýp 2 có thể do di truyền hoặc do bị thừa cân, béo phì, lười vận động, thường xuyên căng thẳng, stress, … Xong có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển hoặc phòng bệnh bằng cách thay đổi lối sống!
Đối với tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, khởi phát trong thời kỳ mang thai. Theo thống kê tỷ lệ thai phụ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ ở Việt Nam là 20,3%.
Độ tuổi được chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ nhiều nhất là trên 25 tuổi, nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ càng cao nếu càng lớn tuổi.
Các yếu tố nguy cơ khiến bệnh khởi phát
Ngoài việc nằm trong các độ tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh. Thì các yếu tố sau góp phần tăng khả năng mắc bệnh bao gồm:
- Người mắc bệnh béo phì, béo bụng.
- Có người thân bị mắc những bệnh về đái tháo đường như cha mẹ, anh chị em.
- Người ít vận động
- Người bị huyết áp cao.
- Người bị rối loạn mỡ máu.
- Người bị bệnh mạch vành, bệnh gout.
- Những người phụ nữ đẻ con trên 4 kg hoặc được chẩn đoán là bị đái tháo đường thời kì mang thai.
- Những phụ nữ bị u nang buồn trứng, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh.
Ngăn ngừa tiểu đường bằng cách nào?
Tiểu đường là bệnh mạn tính chưa có thuốc đặc trị triệt để bệnh nhưng có thể trì hoãn bệnh phát triển hoặc ngăn ngừa bệnh bằng cách:
- Tập thể dục thường xuyên: nên luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày vừa đảm bảo tăng cường sức khỏe vừa có thể phòng ngừa và ngăn chặn tiểu đường phát triển. Tùy theo sở thích mọi người mà chọn các bộ môn như: đi bộ, xe đạp, bơi lội, bóng đá…..
- Hạn chế hàm lượng calo giảm tinh bột tinh chế, chế độ ăn uống ít chất béo thay vào đó là thực phẩm cacbohydrate phức hợp như gạo lứt, khoai củ… để giữ mức đường máu ổn định vì chúng được tiêu hóa chậm hơn, giúp bạn no lâu hơn, do đó ngăn ngừa cơ thể sản xuất quá nhiều insulin.
- Giảm tiêu thụ các thực phẩm đã qua chế biến. Các thực phẩm đồ ăn nhanh, đồ đã qua chế biến chứa hàm lượng chất béo cao, nhiều calo khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao chính vì vậy cần giảm thiểu mức tiêu thụ các loại thực phẩm này.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì. Theo chương trình Phòng chống bệnh tiểu đường đã tiến hành nghiên cứu những tác động của việc giảm cân đối với sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tạp chí y học Anh. Nghiên cứu phát hiện ra rằng giảm 5–7% trọng lượng cơ thể có thể làm chậm lại sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2
- Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên. Chỉ số đường huyết phản ánh thực trạng tình trạng sức khỏe, là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán bạn có nguy cơ mắc tiểu đường hay đã mắc tiểu đường. Vì thế kiểm tra đường huyết thường xuyên đặc biệt là người trên 45 tuổi, người bị thừa cân béo phì, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao là rất cần thiết.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Phòng bệnh tiểu đường hiệu quả bằng cách nào?
Tiểu đường không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển để cải thiện chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy hãy cung cấp cho bản thân những kiến thức phòng và chữa bệnh!
Lâm đã bình luận
mẹ tôi mắc tiểu đường tuýp 2, bệnh có di truyền cho con cái không bác sĩ
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào bạn Lâm!
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có di truyền bạn nhé, nếu cha mẹ bị tiểu đường con cái có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường khác. Cụ thể:
– Khi bố hoặc mẹ mắc tiểu đường tuýp 2 trước 50 tuổi, tỉ lệ con cái bị căn bệnh này là 14% và sau 50 tuổi, con số này giảm 1 nửa còn 7,7%.
– Khi cả bố và mẹ đều mắc tiểu đường thì 50% con cái sinh ra cũng sẽ bị tiểu đường.
Để tham khảo chi tiết về tỷ lệ di truyền khi có cha mẹ mắc tiểu đường, bạn theo dõi tại đây https://www.giaocolam.vn/tieu-duong-co-di-truyen.html