Có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh tiểu đường, mỗi cách có những ưu và nhược điểm riêng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây trong chữa bệnh, không ít bệnh nhân tìm tới các bài thuốc đông y. Hãy cùng tìm hiểu xem đông y chữa tiểu đường như thế nào qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục
Tiểu đường dưới góc nhìn từ Đông y
Trước khi tìm hiểu bệnh tiểu đường theo quan niệm Đông y, người bệnh đã quen với bệnh tiểu đường theo Y học hiện đại với các triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều. Dựa vào cơ chế sinh bệnh mà Y học hiện đại chia tiểu đường làm 2 loại:
- Đái tháo đường type 1: Còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin. Có khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân đái tháo đường thuộc loại này. Thường do miễn dịch làm phá hủy tế bào beta (tế bào tiết insulin của tụy) dẫn đến sự thiếu hụt insulin ở người trẻ.
- Đái tháo đường type 2: Hay còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Có đến 90-95% người bệnh đái tháo đường thuộc loại này.
Y học hiện đại lý giải rằng nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do sự đề kháng insulin, cụ thể việc sử dụng unsulin không hiệu quả làm cho đường huyết tăng cao vượt quả mức kiểm soát. Ngoài ra, một số trường hợp khác có tăng đường huyết đáng kể khi sử dụng thuốc và trong thai kỳ. Vì vậy, người bệnh cần có phương pháp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả để phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
Khác với góc nhìn của Y học hiện đại, tiểu đường dưới góc nhìn của Đông ty là bệnh thuộc phạm vi chứng tiêu khát. Như tên gọi của nó, “tiêu” có nghĩa là tiểu nhiều, “khát” có nghĩa là uống nhiều, khi mắc bệnh người bệnh sẽ luôn cảm thấy muốn uống nước, mau đói, gầy sút cân và tiểu rất nhiều, nước tiểu thậm chí có vị ngọt.
Ngoài ra người bệnh đái tháo đường cũng có thể có một số triệu chứng khác như toàn thân nóng bừng, chân tay dị cảm tê bì, cơ bắp teo nhão, mắt mờ, tay chân yếu,vv.. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau.
Bệnh thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi, tuy nhiên hiện nay cũng khá nhiều người trẻ gặp phải tình trạng này. Nếu không có biện pháp kiểm soát đường huyết sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường theo Đông y
Theo Đông y, bệnh tiểu đường có thể do những nguyên nhân cơ bản sau:
Phế nhiệt
Trong y học cổ truyền tạng Phế được xem như vị thừa tướng của ba quân. Hai lá phổi hai bên, che chở quân vương là Tim ở giữa. Chính vì thế, Phế nắm giữ chức năng chủ khí, chủ tuyên phát, túc giáng và thông điều thủy đạo. Có nghĩa là con người muốn sống được là nhờ chức năng hít thở khí trời của phế.
Thủy dịch trong cơ thể cũng chính do phế mà điều khiển vận hành. Thường ngày tình chí uất ức, hoặc thức khuya lao lực quá độ, kéo dài nhiều năm nên ngũ chí (5 loại tình chí) uất lại và hoá hảo.
Hỏa nhiệt tích thịnh thiêu đốt tạng phế làm cho phế táo. Chức năng tạng phế vốn đã hư suy, thủy dịch trong cơ thể không được vận hành điều độ mà dồn xuống bàng quang nên gây khát nước, tiểu nhiều và nước tiểu có vị ngọt.
Ngoài tiểu nhiều ra, bệnh nhân còn thấy mệt mỏi, uể oải, cơ thể bứt rứt, miệng môi, mũi khô, tức chi vô lực,.
Vị nhiệt
Bản chất do thường ngày bệnh nhân ăn đồ béo ngọt, uống rượu, ăn cay, làm cho tỳ thất kiện vận, chức năng tiêu hoá không điều hoà nên phát sinh đàm thấp. Về lâu dài đàm thấp uất lại và hoá hoả. Vì thế mà kích thích ăn nhiều, xong có ăn bao nhiêu cũng gầy ốm.
Thận âm hư
Thận là tiên thiên chi bản, là nguồn gốc của âm dương trong cơ thể. Thận được chia ra là thận âm và thận dương.
Thận dương có nhiệm vụ ôn ấm cơ thể, giúp cho quá trình khí hoá trao đổi chất giữa các cơ quan. Thận âm có nhiệm vụ vận hành thủy dịch, nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, giúp cho quá trình sinh trưởng, phát dục và tinh thần.
Khi thận âm suy, phần dương trong cơ thể vượng lên và sinh ra nội nhiệt. Về lâu dài nội nhiệt làm tổn thương thủy dịch trong cơ thể. Thủy dịch hao kiệt nên lúc nào cũng có cảm giác khát muốn uống nước.
Âm dương lưỡng
Thông thường, đây là trạng thái suy kiệt sau những đợt bệnh nặng. Người âm dương lưỡng hư chức năng ngũ tạng lục phủ đều có vấn đề.
Nguyên nhân là do chân âm tổn thương, thủy cốc từ thức ăn không thể hấp thu mà bị tống xuất ra ngoài. Cơ thể không hấp thu được nên hình thể gầy gò ốm yếu. Vì thế, triệu chứng người tiểu đường là tiểu tiện đục, nước tiểu có đường, uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng lúc nào cũng gầy.
Cách chữa bệnh tiểu đường bằng Đông y
Tùy thuộc vào từng loại nguyên nhân gây bệnh người xưa lại chia ra tiểu đường thành một thể lâm sàng và phương pháp điều trị riêng.
Thể Phế nhiệt thương tân
Pháp trị: Thanh nhiệt nhuận phế, sinh tân chỉ khát
Bài thuốc: Bạch hổ nhân sâm thang
Các vị thuốc gồm có
- Thạch cao 10g
- Tri mẫu 6g
- Thiên hoa phấn 12g
- Thục địa 12g
- Ngưu tất 16g
- Ngạnh mễ 20g
- Nhân sâm 12g
Mỗi thang sắc 600ml còn 200ml chia làm 2 lần uống trên ngày
Thể vị nhiệt tích thịnh
Pháp trị: Thanh vị tả hoả, dưỡng âm tăng lực
Bài thuốc: Ngọc nữ tiễn
- Thạch cao 20g
- Tri mẫu 8g
- Thục địa 16g
- Ngưu tất 16g
- Mạch môn 12g
Mỗi thang sắc còn 200ml chia 2 lần uống mỗi ngày
Thể Thận âm hư
Pháp trị: Tư âm bổ thận, sinh tân chỉ khát
Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn
Thành phần:
- Thục địa 320g
- Hoài sơn 160g
- Sơ thù 160g
- Đơn bì 120g
- Bạch linh 120g
- Trạch tả 120g
- Thiên hoa phấn 120g
- Thạch hộc 120g
- Kỷ tử 120g
- Tri mẫu 120g
- Hoàng bá 80g
Tất cả trộn lại nghiền thành bột mịn, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8-12g, chia làm 2 lần uống trên ngày.
Thể Âm dương lưỡng hư
Bài thuốc: Kim quỹ thận khí hoàn
Thành phần:
- Sinh địa 320g
- Hoài sơn 160g
- Sơn thù 160g
- Đơn bì 120g
- Bạch linh 120g
- Trạch tả 120g
- Quế chi 40g
- Phụ tử chế 40g
- Kim anh tử 40g
- Hoàng kỳ 120g
- Kiếm thực 40g
- Thiên hoa phấn 120g
Tất cả thán thành bột mịn, luyện mật thành hoàn. Mỗi lần uống 8-12g, ngày uống 2 lần với nước ấm hoặc nước muối nhạt.
Các bài thuốc trên bạn có thể tham khảo và nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối ưu.
Nguyên tắc chữa bệnh tiểu đường trong Đông y
Kiểm soát chế độ ăn: Kiểm soát đường huyết thông qua ăn uống được xem là cách thức quan trọng nhất để chung sống ôn hoà cùng tiểu đường.
Vai trò của nó thậm chí còn to lớn hơn hẳn việc sử dụng thuốc rất nhiều lần. Việc giảm lượng tinh bột tiêu thụ giúp bạn có thể kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Phòng ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây ra.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thực phẩm ăn kiêng cho người tiểu đường
Giảm cân nặng: Người bị đái tháo đường thường có cân nặng quá cỡ. Sự rối loạn quá trình chuyển hoá lipid, protid, và glucid trong cơ thể người bị béo phì là yếu tố nguy cơ rất lớn đối với bệnh lý đái tháo đường. Nó làm cho đường huyết không được giữ ổn định và lúc nào cũng trong tình trạng tăng cao.
Tuân thủ chế độ luyện tập: Ngoài ăn uống và sử dụng thuốc, luyện tập cũng chiếm một phần không thể thiếu trong điều trị tiểu đường.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc luyện tập giúp cơ thể sử dụng đường hiệu quả hơn. Giảm đường máu một cách hữu hiệu.
Một số bài tập trong đông y mà bạn có thể áp dụng như: Bát đoạn cẩm, thái cực quyền, thiền, thở 4 thì,vv… mang lại giá trị cao trong điều trị đái tháo đường.
Sử dụng thuốc kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền: Thời buổi hiện nay bằng nhiều tiến bộ vượt bậc trong y học, người ta dần chú tâm hơn đến việc điều trị phối hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền.
Với những bệnh trong giai đoạn cấp hoặc đường huyết cao thái quá, y học hiện đại vẫn là sự lựa chọn thích đáng.
Ngược lại, với những tình trạng bệnh hoà hoãng, y học cổ truyền lại tỏ ra vượt trội hơn. Điều cốt yếu là người thầy thuốc phải biết vận dụng thế nào cho hợp lý nhất.
Theo dõi đường huyết định kỳ: Một công việc không kém phần quan trọng khác mà bạn cần làm khi bị tiểu đường đó chính là theo dõi đường huyết định kỳ.
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, người bị tiểu đường nên theo dõi đường huyết lúc đói của mình mỗi ngày và kiểm tra chỉ số HbA1c mỗi 6 tháng một lần để có những điều chỉnh đường huyết kịp thời.
➤ Xem thêm: 5 Cách chữa tiểu đường hiệu quả hiện nay
Tầm quan trọng của luyện tập dưỡng sinh Đông y trong điều trị tiểu đường
Giúp điều chỉnh âm dương
Theo quan niệm của đông y, mọi bệnh tật đều khởi nguồn từ sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Bệnh tiểu đường cũng không ngoại lệ.
Chính vì thế mà việc luyện tập dưỡng sinh để điều hoà âm dương khí huyết là phương pháp không thể thiếu trong điều trị tiểu đường.
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc luyện tập dưỡng sinh mang lại cho bạn một sức khỏe cường tráng, một tinh thần vững chắc, một trí tuệ minh mẫn để có thể chống chọi mọi bệnh tật.
Giúp nâng cao chính khí
Như đã nói ở trên, việc luyện tập dưỡng sinh giúp bạn nâng cao sức đề kháng của mình.
Người ta nhận thấy rằng, việc luyện tập dưỡng sinh hàng ngày giúp cho bộ máy tiêu hoá được làm việc hiệu quả, các cơ quan trong cơ thể được vận hành một cách trơn tru hơn, hệ thống bạch cầu và miễn dịch cũng vì thế mà làm việc với hiệu suất cao hơn, hệ thống tụy nội tiết và tế bào beta tuyến tụy cũng hoạt động hiệu quả hơn.
Giúp cường tráng gân cốt
Tuổi già là độ tuổi chức năng vận động dễ bị tổn thương do đã qua quá trình lao động kéo dài. Chính vì thế mà đau nhức cơ xương khớp là điều không tránh khỏi.
Tuy nhiên, việc luyện tập dưỡng sinh ngoài khả năng kiểm soát đường huyết ra còn giúp cho hệ thống xương khớp trong cơ thể được phục hồi.
Các động tác nhẹ nhàng sẽ giúp dịch khớp sản sinh, sụn khớp được nuôi dưỡng và tái tạo nên các chứng đau nhức sớm muộn cũng sẽ bị đẩy lùi.
Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy phương pháp này quá khó khăn do nguồn dược liệu chất lượng khó tìm thì hãy yên tâm.
Hiện nay, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm Đông y chế biến sẵn giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Giảo Cổ Lam cũng là một trong số đó. Bằng nguồn dược liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng, độ sạch cũng như độ tươi mới cao, Giảo Cổ Lam sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời đối với những bạn đang bị tiểu đường.
Giảo cổ lam – Khắc tinh của tiểu đường tuýp 2
Bên cạnh những bài thuốc quý trong đông y giúp cải thiện tiểu đường, các nhà khoa học còn tìm thấy hoạt chất quý có trong vị thuốc giảo cổ lam có tác dụng cải thiện tiểu đường tuýp 2. Với nhiều nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, Giảo cổ lam được thế giới công nhận khẳng định tính hiệu quả của giảo cổ lam trên bệnh tiểu đường tuýp 2 được đăng tải trên các tạp chí khoa học và hệ thống thư viên Y khoa Hoa Kỳ.
Và thật may mắn khi trong quá trình nghiên cứu thành phần Giảo cổ lam, các nhà khoa học Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển đã phát hiện ra một chất mới trong giảo cổ lam mạnh gấp 5 lần so với hoạt chất Glibenclamide, hoạt chất được đặt tên là Phanosid . Hoạt chất Phanoside có tác dụng làm hạ đường huyết mạnh, đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin, giúp ổn định nồng độ đường trong máu.
Ứng dụng thực tiễn, công ty dược phẩm Tuệ Linh cho ra đời 2 sản phẩm được chiết xuất từ giảo cổ lam, đó là: viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh và trà Giảo cổ lam Tuệ Linh với tác dụng giúp giảm đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm được kiểm định nghiêm ngặt từ khâu trồng trọt đến thu hái, chế biến đảm bảo các hoạt chất chính có trong Giảo cổ lam được giữ hoàn hảo. Năm 2014, các sản phẩm từ giảo cổ lam Tuệ Linh đã chinh phục được thị trường khó tính như Slovakia, mở ra con đường mới đến với người tiêu dùng quốc tế, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc thăm dò và khai thác thị trường châu Âu của dược liệu Việt Nam.
Hiện sản phẩm đã được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm để xem chi tiết danh sách các nhà thuốc TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3544563/
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7839878/