Có phải đường huyết cao là mắc tiểu đường? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi xét nghiệm định lượng đường huyết cho kết quả khá cao. Để giải đáp thắc mắc này và gợi ý giúp bạn cách phòng tránh, ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.
Mục lục
Đường huyết là gì?
Đường huyết, hay còn gọi là glucose trong máu, là loại đường đơn mà cơ thể sử dụng làm nguồn năng lượng chính cho các hoạt động hàng ngày. Nó được hấp thụ từ thực phẩm và được lưu trữ trong gan và cơ bắp dưới dạng glycogen. Khi cần, cơ thể sẽ phân giải glycogen thành glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Đường huyết đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì năng lượng cho não, cơ bắp và các tế bào khác trong cơ thể. Mức đường huyết bình thường không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến nhiều chức năng sinh lý khác nhau.
Đường trong máu bao nhiêu là cao?
Xét nghiệm đường huyết là cận lâm sàng quan trọng nhất trong chẩn đoán bệnh tiểu đường. Dựa vào chỉ số đường máu đo được mà các bác sĩ sẽ kết luận bạn có bị tiểu đường hay không.
Chỉ số đường máu bình thường vào khoảng 3.9-6.4 mmol/L ở đa số người Việt Nam bình thường. Nếu kết quả đo được dưới 3.9 mmol/L là bạn đang bị hạ đường huyết. Ngược lại kết quả đo được lớn hơn 6.4 mmol/L chứng tỏ bạn đang bị tăng đường huyết.
Đường huyết cao có phải bị tiểu đường?
Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa Carbohydrates. Do cơ thể thiếu hụt hormon Insulin hoặc đề kháng với loại hormon này dẫn đến đường máu (Glucose máu) tăng cao mạn tính.
Để kết luận chính xác bạn có bị bệnh tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm cho bạn như sau:
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên
- Trước khi lấy máu tĩnh mạch, bạn sẽ được yêu nhịn đói.
- Nếu kết quả nhận được là Glucose máu(Gl) từ 11.1mmol/L trở lên, kèm theo các triệu chứng kinh điển của bệnh (ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút, mệt mỏi nhiều). Các bác sĩ sẽ kết luận bạn bị tiểu đường.
- Với trường hợp Gl <11.1 mmol/L bạn sẽ được chỉ định thêm hai xét nghiệm sau đây để chẩn đoán xác định bệnh.
Xét nghiệm đường huyết lúc đói
- Xét nghiệm này bạn sẽ phải nhịn ăn từ sau bữa tối hôm trước tới bữa sáng hôm sau rồi mới tiến hành lấy máu xét nghiệm. Thực hiện trong 2 buổi sáng khác nhau.
- Kết quả của bạn nhận được Gl từ 7 mmol/L trở lên thì bạn bị mắc bệnh tiểu đường.
- Ngược lại, nếu Gl < 7 mmol/L và bạn không có các triệu chứng kèm theo. Bạn sẽ được chỉ định thêm xét nghiệm dung nạp Glucose.
Xét nghiệm sự dung nạp Glucose
- Đo đường huyết sau 2 tiếng khi uống 75g Glucose khan pha trong 250-300ml nước.
- Nếu kết quả trả về Gl từ 11.1 mmol/L trở lên thì chứng tỏ bạn bị tiểu đường.
- Gl trong khoảng 7.8-11 mmol/L, bạn sẽ được yêu cầu theo dõi bệnh tiểu đường hằng năm do giảm dung nạp Glucose.
- Gl <7.8 mmol/L thì kết quả kiểm tra của bạn ở mức bình thường.
Đây là xét nghiệm sau cùng nếu như các kết quả nhận được từ các cận lâm sàng trước đó chưa đủ căn cứ chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, định lượng HbA1c theo phương pháp sắc kí lỏng sẽ được chỉ định nếu cần.
☛ Có thể bạn muốn đọc: Hướng dẫn cách đọc chỉ số đường huyết chính xác nhất!
Nguyên nhân nào khiến đường huyết cao mà không phải tiểu đường?
- Do bạn vừa ăn xong, ăn sau bữa tối, bạn không nhịn ăn sáng trước khi xét nghiệm. Điều này làm sai yêu cầu mà bác sĩ đã dặn dò bạn trước khi thực hiện xét nghiệm.
- Bạn ăn nhiều bánh kẹo, bánh sinh nhật, đồ ăn ngọt… vào buổi tối trước xét nghiệm làm cho đường máu tăng cao bất thường và chưa đủ điều kiện để kết luận.
- Bạn đang sử dụng một số loại thuốc làm tăng đường huyết: corticoid, estrogen, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh…
- Bạn vừa vận động thể dục cũng làm tăng đường huyết, do nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng.
- Một số bệnh khác không phải tiểu đường mà làm cho đường máu của bạn tăng cao như bệnh của gan, bệnh tuyến giáp…
Từ những điều trên, bạn hãy chắc chắn rằng trước khi làm xét nghiệm đo đường huyết, bạn phải nhớ kĩ và thực hiện đúng lời dặn của bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh yêu cầu phải được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Có như vậy, kết quả điều trị mới tốt, giúp người bệnh ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm.
Những điều bạn nên làm để phòng tránh bệnh tiểu đường
Trong các ca bệnh tiểu đường thì tiểu đường típ 2 chiếm tới 80-90%, thường gặp ở người có độ tuổi từ 30 trở lên. Với thể bệnh này, tuyến tụy vẫn có tiết ra một phần Insulin đáp ứng được một phần nhu cầu của cơ thể, nên bệnh thường phát hiện muộn.
Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 phần lớn thời gian điều trị không cần dùng Insulin để điều trị thay thế.
Bạn có thể tự theo dõi đường huyết tại nhà, bằng máy đo đường huyết bạn có thể dễ dàng tìm mua. Nếu kết quả đường máu cao hoặc thấp bất thường hơn mọi ngày, bạn sẽ kịp thời điều chỉnh và báo lại với bác sĩ điều trị của mình.
Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu hiệu quả phòng bệnh đái tháo đường típ 2. Còn những thể bệnh khác như đái tháo đường típ 1, tiểu đường thai kì…thì gây ra bởi nhiều cơ chế phức tạp, khó kiểm soát.
1. Cắt giảm lượng tinh bột và đường ăn vào cơ thể
Tinh bột có trong cơm, bánh mì, các loại khoai, củ…sẽ được các enzym tiêu hóa trong cơ thể phân giải thành Glucose được hấp thu vào máu. Đây chính là tác nhân chủ yếu làm tăng đường huyết sau khi ăn.
Kể cả những người chưa mắc bệnh hoặc đã mắc bệnh đều được khuyến cáo ăn ít cơm hơn. Lượng đường đưa vào cơ thể nhiều mà không được Insulin hoạt hóa để tế bào sử dụng, dự trữ có nguy cơ gây bệnh tiểu đường.
Ngoài tinh bột ra, các loại thức ăn chứa đường như bánh kẹo, bánh ngọt, nước ngọt…Nếu như bạn có thói quen ăn đồ ngọt là bạn đã trực tiếp đưa một lượng lớn đường vào trong cơ thể.
Bằng cách ăn nhiều thức ăn thay thế như: Rau, thịt, cá, trứng…và không nên ăn quá no là người bạn đã giảm được lượng tinh bột đưa vào cơ thể.
2. Giảm cân sẽ giúp phòng bệnh tiểu đường
Theo nhiều nghiên cứu đã công bố, tăng cân quá mức và béo phì làm tích đọng lớp mỡ dày dưới da, đặc biệt là mỡ bụng. Sự dư thừa chất béo kích thích giải phóng các chất gây viêm và tăng kháng với Insulin.
Áp dụng các biện pháp tập luyện để giảm cân hiệu quả sẽ giúp bạn phòng tránh được tiểu đường.
3. Giảm thiểu thức ăn chế biến sẵn
Thức ăn chế biến sẵn đa phần đều chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, phẩm màu nhân tạo như: Xúc xích, khoai tây chiên, đồ ăn chiên rán…
Các loại thức ăn chế biến sẵn được biết là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường.
4. Tập luyện thể dục phòng bệnh
Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao như những người trên 30 tuổi, tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ đã bị đái tháo đường thai kì, người làm công việc ít vận động.
Hoạt động thể dục, thể thao hằng ngày phù hợp với thể trạng của từng người. Quá trình cơ thể vận động sẽ tiêu tốn năng lượng chuyển hóa từ đường, tăng sự nhạy cảm của tế bào với hormon Insulin, đường sẽ đưa vào tế bào nhiều hơn. Từ đó làm giảm đường huyết.
5. Bỏ thói quen hút thuốc lá, thuốc lào
Có nhiều chất độc trong khói thuốc lá, điển hình là Nicotin làm cho mạch máu trong cơ thể bị xơ cứng, hẹp dòng chảy. Mạch máu mất dần tính đàn hồi vốn có để đẩy máu, tăng lắng đọng, bám giữ tiểu cầu có thể gây nên cục máu đông, tắc mạch.
Tiểu đường làm cho đường máu ở mức cao, nếu cơ thể có xây xát, vết thương sẽ rất khó lành do vi khuẩn chuyển hóa đường phát triển. Tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch.
6. Uống trà và cà phê phòng bệnh tiểu đường
Uống trà và cà phê ở mức độ vừa phải sẽ giúp bạn phòng bệnh tiểu đường.
“Kết quả nghiên cứu vừa được công bố của các nhà khoa học Australia khẳng định những người thường xuyên uống trà xanh hoặc cà phê thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2 giảm so với những người không sử dụng hai loại đồ uống này.”(theo báo Tuổi trẻ).
7. Thảo dược tự nhiên ngăn ngừa đái tháo đường
Giảo cổ lam 5 lá
Giảo cổ lam 5 lá từ lâu đã đã nổi tiếng trong các bài thuốc Đông y do mang lại nhiều công dụng điều trị bệnh, điển hình nhất phải kể đến bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu ngày nay cho thấy, tác dụng ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường của giảo cổ lam 5 lá là đến từ hoạt chất Phanosid giúp kích thích tiết insulin ở tuyến tụy và làm tăng cường nhạy cảm tế bào với hormon insulin – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.
Một cuộc thử nghiệm lâm sàng vào năm 2010 đã chứng minh được hiệu quả của giảo cổ lam với tiểu đường typ2: Cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 sử dụng trà giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày. Chỉ sau 4 tuần thì nồng đồ đường trong máu đẫ giảm xuống 3mmol/l. Không chỉ vậy, ở những bệnh nhân này còn ghi nhận sự cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu.
☛ Đọc thêm: Giảo cổ lam “khắc tinh” của tiểu đường!
Nghệ vàng
Trong nghệ có tính kháng viêm, giúp ngăn ngừa viêm khớp, tác dụng tốt với các trường hợp viêm do bệnh đái tháo đường gây ra. Ngoài ra, nghệ vàng cũng được chứng minh khả năng giảm dấu hiệu kháng Insulin, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh tiểu đường.
Những cách phòng bệnh phía trên không chỉ áp dụng tốt với người chưa mắc bệnh mà những bệnh nhân tiểu đường cũng nên làm theo. Vì bệnh đái tháo đường típ 2 chiếm đa số các ca bệnh và hoàn toàn có thể ngăn ngừa những biến chứng chỉ bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt.
Lời kết
Bài viết vừa rồi đã giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc xoay quanh chủ đề: Có phải cứ đường huyết cao là bạn đã mắc bệnh tiểu đường đường? Giúp bạn hiểu rõ hơn cách thức xét nghiệm để đạt được kết quả chính xác. Cùng với đó, một số cách phòng tránh và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường sẽ giúp cho bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình tốt hơn.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 18001190 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn cụ thể. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Tham khảo:
- https://www.healthline.com/nutrition/prevent-diabetes
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/in-depth/diabetes-prevention/art-20047639
Sĩ Thành đã bình luận
tiểu đường tuýp 2 có phải chỉ gặp ở người già, tôi 30 tuổi liệu liệu có bị không, vì tôi đang thấy mình có một số triệu chứng giống tiểu đường.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Thành!
Bệnh tiểu đường type 2 là bệnh mạn tính thường xuất hiện ở người từ 40 tuổi trở lên hay có yếu tố gia đình hoặc do thừa cân béo phì. Tuy nhiên, hiện nay bệnh cũng gặp không ít ở người trẻ tuổi. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh tốt nhất anh nên đến trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Quang Dương đã bình luận
làm thế nào để chẩn đoán chính xác có mắc tiểu đường hay chỉ là đường máu cao ngẫu nhiên thôi.
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Dương!
Để chẩn đoán tiểu đường chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định anh thực hiện các xét nghiệm:
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên
Xét nghiệm đường huyết lúc đói
Xét nghiệm sự dung nạp Glucose
Dựa vào các kết quả xét nghiệm thu được, bác sĩ kết luận anh có bị tiểu đường hay khôn. Nếu chỉ dựa vào chỉ số đường huyết ngẫu nhiên thì chưa thể kết luận chính xác.
Bùi Huệ đã bình luận
đi xét nghiệm tiểu đường có được ăn không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Huệ!
Một số xét nghiệm để chẩn đoán tiểu đường cần yêu cầu nhịn ăn trong ít nhất 8 giờ, điển hình là xét nghiệm đường huyết lúc đói. Do đó, chị nên nhịn ăn khi thực hiện xét nghiệm này nhé.
Nguyễn Xoan đã bình luận
tôi vừa đi kiểm tra sức khỏe, có xét nghiệm máu sáng nay thấy chỉ số đường huyết tăng cao. Vậy tôi có bị tiểu đường hay không?
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào chị Xoan!
Chỉ số đường huyết tăng cao chưa thể khẳng định chắc chắn chị có bị tiểu đường hay không. Bởi có những trường hợp như ăn đồ ngọt vào buổi tối trước khi xét nghiệm vào hôm sau… cũng khiến chỉ số đường huyết cao. Để xác định chính xác tiểu đường, bạn cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết mà bác sĩ chỉ định.