Bên cạnh việc thăm khám định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người có mức đường huyết cao cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý. Dinh dưỡng hợp lý kết hợp sinh hoạt điều độ hỗ trợ điều trị để ổn định mức đường máu. Vậy nên ăn gì để đưa chỉ số đường huyết về mức an toàn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mục lục
Đường huyết cao là gì?
Đường huyết cao chính là hiện tượng mức đường glucose trong máu bị rối loạn trong quá trình chuyển hóa, do đó sẽ tăng lên vượt quá so với mức bình thường.
Các tế bào sử dụng lượng đường glucose cũng giống như một nguồn cung cấp năng lượng chính cho những hoạt động bên trong cơ thể.
Muốn sử dụng được đường trong cơ thể thì cần có insulin. Đối với những người bị thiếu hụt insulin hay cơ thể kháng lại insulin sẽ gây ra tình trạng đường máu tăng cao. Đây gọi là hiện tượng đường huyết cao.
Tham khảo chỉ số đường huyết:
- Mức đường huyết thấp: <70 mg/dl (3,9 mmol/l).
- Mức đường huyết bình thường khi đói: 70-130 mg/dl (4,0-7,2 mmol/l).
- Mức đường huyết sau ăn: 130-180 mg/dl (7,2-10 mmol/l).
- Mức đường huyết cao: >181 mg/dl (10,1 mmol/l).
Nguyên tắc ăn uống với người có chỉ số đường huyết cao
Người bị đường huyết cao nên hiểu rõ những nguyên tắc trong ăn uống để tránh gây tăng mức đường huyết, từ đó giúp ngăn ngừa, đồng thời làm chậm những nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Nguyên tắc này bao gồm:
- Nên ăn uống điều độ đúng giờ. Tuyệt đối không bỏ bữa.
- Thay vì ăn cơm bằng gạo trắng hãy ăn gạo lứt và nên ăn các loại tinh bột nguyên cám.
- Chia nhỏ các bữa ăn ra thành 5-6 bữa mỗi ngày. Không ăn quá nhiều trong một bữa nhằm tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
- Người bệnh không nên đột ngột thay đổi cơ cấu cũng như khối lượng các bữa ăn mỗi ngày.
- Hãy ăn trái cây thay vì uống nước ép nhằm giữ nguyên chất xơ trong trái cây.
- Tuân thủ nguyên tắc ăn uống nhiều chất vào bữa sáng và giảm dần vào bữa trưa và bữa tối.
- Các loại thực phẩm nên được chế biến bằng cách luộc, hấp, nướng, sẽ tốt hơn cho người có mức đường huyết cao. Hạn chế tối đa dầu mỡ với những món chiên, xào.
- Nên vận động nhẹ nhàng sau khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ. Tránh nằm ngay sau khi ăn khiến lượng đường trong thức ăn khó chuyển hóa do thiếu vận động.
Người bị đường huyết cao nên ăn gì để giảm?
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein
Protein có khả năng giúp cho bạn cảm thấy no lâu hơn, mà lại không làm cho lượng đường trong máu tăng cao lên. Thế nhưng điều này còn phụ thuộc vào các loại Protein chúng ta hấp thu vào cơ thể. Ví dụ chế độ ăn của người bệnh có chứa quá nhiều Protein động vật sẽ khiến tăng nguy cơ phát triển bệnh nhanh hơn. Trong khi đó, chế độ ăn có nguồn protein từ thực vật sẽ giúp người bệnh cải thiện hiệu quả nguy cơ khiến đường huyết tăng cao. Vì thế người bị đường huyết cao nên bổ sung những loại thực phẩm giàu protein như:
- Các loại đậu và hạt: Đậu đen, đậu nành,…
- Thịt gia cầm: Gà, vịt,…
- Các loại cá: Cá thu, cá ngừ, cá hồi,…
Ăn thêm chất béo lành mạnh
Bên cạnh những loại chất béo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thì có những loại chất béo lành mạnh gọi là chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol máu, duy trì đường huyết ổn định, cải thiện hiệu quả sức khỏe hệ tim mạch. Các loại chất béo tốt cho sức khỏe này chứa trong một số loại thực phẩm là:
- Các loại hạt: Hạt óc chó, hạt điều,…
- Dầu dừa, dầu oliu.
- Quả bơ.
- Các loại cá: Cá ngừ, cá hồi, cá thu,…
Thực phẩm nguyên hạt
Một số loại thực phẩm nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe người bị tiểu đường giúp ổn định đường huyết, thực phẩm nguyên hạt có chứa nhiều vitamin cùng khoáng chất hơn các loại thực phẩm đã qua tinh chế. Các loại thực phẩm nguyên hạt bao gồm:
- Bột ngô.
- Yến mạch nguyên chất, bột yến mạch.
- Gạo lức.
- Bánh mì đen.
Đường huyết cao nên ăn rau xanh
Rau xanh rất tốt cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt với người có chỉ số đường huyết cao. Do rau xanh chứa rất ít tinh bột lại rất dễ tiêu hóa. Nhờ vậy mà ăn rau xanh thường xuyên sẽ không làm cho đường huyết của người bệnh tăng cao đột ngột. Bên cạnh đó rau xanh còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C. Người bị đường huyết cao nên ăn các loại rau như:
- Bông cải xanh.
- Rau cả xoăn.
- Đậu bắp.
- Cà rốt
- Cà chua.
- Ớt chuông.
- Cà tím.
- Mướp hương…
Ca cao
Ca cao có chứa một hoạt chất đặc biệt mang tên epicatechin flavonoid, chất này có khả năng điều chỉnh được lượng đường trong máu, giảm hiện tượng kháng insulin, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh tiểu đường type 2.
Bên cạnh lợi ích nêu trên thì cacao hoặc chocolate cũng chứa một hàm lượng đường cũng như chất béo. Do vậy cần kiểm tra kĩ hàm lượng dinh dưỡng ghi trên bao bì trước khi chọn mua để sử dụng, bên cạnh đó bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi muốn thêm cacao hoặc chocolate vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Lựa chọn thực phẩm có chỉ số Glycemic Index thấp
Glycemic Index viết tắt là GI chính là chỉ số đường huyết. GI sẽ cho biết tốc độ gây tăng đường huyết sau khi ăn từ 1 loại thực phẩm có chứa bột đường. Con số càng nhỏ thì có nghĩa thực phẩm đó càng ít gây ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong máu.
Những loại thực phẩm có chứa bột đường điển hình mà hàng ngày chúng ta thường xuyên sử dụng bao gồm: Bánh mì trắng, bún, cơm, bánh, kẹo, sữa bột có đường,…Thông tin về chỉ số GI được tìm thấy trên nhãn mác của các loại thực phẩm đóng gói.
- GI ≤ 55 có nghĩa là chỉ số GI thấp. Sẽ tốt cho sức khỏe người bệnh.
- GI = 56-69 có nghĩa là chỉ số GI ở mức trung bình.
- GI ≥ 70 nghĩa là chỉ số GI ở mức cao. Sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
Do đó người có mức đường huyết cao lựa chọn thực phẩm có chỉ số Glycemic Index thấp là rất quan trọng.
☛ Tham khảo thêm: Thực đơn dành cho người bị tiểu đường
Đường huyết cao nên tránh ăn gì?
Trái với những loại thực phẩm người có mức đường huyết cao nên ăn. Thì cũng có những loại nên tránh bởi chúng có thể khiến cho mức đường huyết tăng đột ngột như là:
- Ngũ cốc ăn liền, mì ống, bánh mì trắng, gạo trắng.
- Những loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như: siro, bánh,kẹo, mật ong, sữa có đường,…
- Thức uống đóng chai, đóng lon như nước ngọt, nước trái cây.
- Các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
- Trái cây sấy khô.
- Hoa quả chứa nhiều đường: mít, nhãn, vải.
☛ Tham khảo thêm tại: Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường
Lưu ý cho người bị đường huyết cao
Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, người có mức đường huyết cao cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để không làm cho chỉ số đường huyết tăng cao.
- Hãy giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì.
- Ngủ đủ giấc
- Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết. Người bệnh nên trang bị cho mình một máy đo đường huyết cá nhân để tự kiểm tra được tại nhà mỗi ngày.
- Luyện tập thể chất mỗi ngày như đi bộ, tập yoga, dưỡng sinh nhằm đốt cháy năng lượng dư thừa, từ đó cải thiện sự nhạy cảm với insulin.
- Kiểm soát tốt căng thẳng, stress.
- Luôn cố gắng ổn định chỉ số đường huyết ở mức ổn định, không nên để đường huyết tăng quá cao hoặc hạ xuống quá thấp.
Giảo Cổ lam – Giải pháp dành cho người có chỉ số đường huyết cao
Người bị đường huyết cao, ngoài việc kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, cùng luyện tập thể dục thể thao. Người bệnh nên dùng thêm sản phẩm Giảo Cổ Lam Tuệ Linh giúp ổn định đường huyết an toàn, hiệu quả.
Thành phần Phanosid trong cây Giảo cổ lam được xác định là có khả năng giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, các Adenosin và Saponin còn giúp hệ thống tim, mạch của người bệnh khỏe mạnh hơn. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm bớt được lo âu vì biến chứng tim, mạch do tiểu đường gây ra.
Tất cả sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đều được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch đáp ứng tiêu chuẩn GACP – WHO. Đây cũng là loại nguyên liệu duy nhất tại Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu. Do đó, người bệnh có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng những sản phẩm này.
Hiện nay, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế dưới hai dạng gồm: Dạng lá trà pha và dạng viên uống thảo dược.
- Dạng viên uống có hàm lượng 500mg cao khô Giảo cổ lam trong mỗi viên uống, sử dụng đơn giản, không mất thời gian chế biến.
- Dạng trà pha có 2g lá trà Giảo cổ lam khô trong mỗi túi, phù hợp với những người có sở thích uống trà.
Để tránh nguy cơ đường huyết tăng cao, bạn nên sử dụng giảo cổ lam theo đúng liều lượng giúp cải thiện hiệu quả bệnh tiểu đường, từ đó giúp cơ thể ổn định chỉ số đường huyết ở mức an toàn. sản phẩm được khuyến khích sử dụng hàng ngày để tăng cường sức khỏe.
Trên đây giaocolam.vn đã tổng hợp những loại thực phẩm nên ăn dành cho người có chỉ số đường huyết cao. Bên cạnh đó người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể chất thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và kết hợp uống Giảo Cổ Lam theo đúng liệu trình nhằm ổn định mức đường huyết an toàn.
Mua Trà giảo cổ lam và Viên giảo cổ lam Tuệ Linh gần bạn nhấtTẠI ĐÂY
Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin khác về bệnh tiểu đường hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được hỗ trợ tốt nhất.