Sau khi nhận được bức thư của bác Hồ Văn Nghệ gửi về tòa soạn chia sẻ về hành trình đẩy lùi căn bệnh tiểu đường của bác, vào ngày 16/3 vừa qua, đoàn Phóng viên chúng tôi đã có cuộc găp trao đổi với bác Nghệ ( trú tại số nhà 214 đường Trần Nhân Tông, phường Nam Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng) để tìm hiểu kĩ hơn về câu chuyện này!
Vợ chồng bác Hồ Văn Nghệ
Đón nhận hung tin vì chủ quan trước bệnh tiểu đường
Trao đổi cùng chúng tôi, bác cho biết: “Ban đầu bác thấy người mỏi, mệt lắm, đi tiểu đêm những 4-5 lần, trước bác 64 cân, vậy mà thời gian đó nó sụt kinh khủng, chỉ còn có hơn 54 cân thôi. Rồi háo nước, bác không uống nước ngọt như người ta mà chỉ thích uống bia, uống vào thấy dễ chịu bác cứ mua 1 thùng về để ở nhà uống dần. Bánh kẹo thì bác có thể ăn hết cả gói một lúc cũng được vì thèm”.
“Đến Tết năm 2015, bác chặt gà làm cỗ, chẳng may thái vào tay, vậy mà cả tuần nó không liền lại được tí nào. Vợ bác mới kêu “Đi khám coi làm sao có khi ông bị tiểu đường rồi”. Sang tháng 02/2015, bác có đi khám bảo hiểm ở trung tâm y tế quận Kiến An, xem tờ xét nghiệm máu, bác sĩ chẩn đoán bác bị tiểu đường tuýp 2, đường huyết hơn 12 chấm, rất cao và kê đơn thuốc tây cho bác. Về bác cũng uống, nhưng nói thật là bữa nhớ bữa quên cháu ạ”.
Nghe đến đây, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước thái độ dửng dưng của bác với bệnh tật. Bác Nghệ kể tiếp:
“Nhưng rồi bác thấy người càng ngày càng mệt, lúc nào cũng chỉ muốn nằm, nhất là tới tháng 4, tháng 5 thì mắt nó mờ hẳn đi, nhìn gì cũng bị lóa, không rõ. Sau đó, bác bắt xe lên thẳng bệnh viện Bạch Mai ở trên Hà Nội, khám ra mới biết, ngoài tiểu đường mình còn bị mỡ máu cao và chức năng thận kém. Bác sĩ bắt nhập viện ngay nhưng nhà nhiều việc nên bác xin bác sĩ cho mình được điều trị tại nhà. Cuối cùng bác sĩ cũng đồng ý, nhưng mỗi tháng bác phải tái khám một lần. Tám tháng trời đi đi lại lại, mỗi lần tốn đến chục triệu bạc, uống mỗi ngày 3 loại thuốc khác nhau nhưng chỉ có chức năng thận là ổn còn đường huyết vẫn cứ cao, toàn 16, 17”.
“Thấy thế, bác sĩ phải chỉ định cho bác tiêm insulin, lúc đầu là sáng 25 và chiều 25 đơn vị nhưng đường huyết chỉ hạ lúc tiêm thôi, còn ăn vào nó lại tăng. Bác sĩ lại tăng liều lên: sáng và tối tiêm mỗi lần 35 đơn vị insulin còn trưa uống thuốc thế nhưng đường huyết của bác vẫn cứ trên 10. Bao nhiêu năm trời như thế nên bác cũng lo lắm, chẳng biết làm thế nào cả, sợ nhất là mình bị biến chứng”.
Giảm được thuốc tây và insulin chỉ nhờ dùng thứ này mỗi ngày
Khi nghe bác kể, chúng tôi không khỏi tò mò: “Làm thế nào để bác Nghệ chiến thắng bệnh tật, khỏe mạnh như ngày hôm nay”.
Bác Nghệ cho biết: “Trong một lần tình cờ bác xem tivi, người ta quảng cáo về Giảo cổ lam Tuệ Linh vừa giúp hạ và ổn định tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp, vừa ngăn ngừa biến chứng nữa, bác mới thấy hay nên mua về dùng thử xem sao. Theo đúng hướng dẫn, bác uống ngày 6 viên chia 2 lần và vẫn dùng kèm với thuốc tây, tiêm insulin như trước”.
Không giấu nổi niềm vui, bác Nghệ chia sẻ: “Uống được 1 tháng như thế, bác thấy người dễ chịu, khỏe hẳn ra, kiểm tra lại đường huyết thì đã xuống được dưới 10. Bác sĩ cũng ngạc nhiên và giảm thuốc tây cho bác, chỉ tiêm insulin và uống Giảo cổ lam Tuệ Linh thôi vì bác dùng thuốc tây bị tác dụng phụ, người khó chịu lắm, lúc nào cũng mệt mỏi, nóng trong rồi táo bón nữa”.
“Uống liên tục 4 tháng, bác đi đo lại, đường huyết đã giảm về còn có hơn 7 thôi, bác sĩ bảo như vậy là ổn rồi và giảm tiếp liều tiêm insulin cho bác, tức là trước bác tiêm ngày 2 lần mỗi lần 35 đơn vị thì nay chỉ tiêm mỗi lần có 20 đơn vị thôi, còn Giảo cổ lam Tuệ Linh bác cũng chỉ uống có 4 viên mỗi ngày”.
“Bác vẫn thường xuyên kiểm tra đường huyết bằng máy đo ở nhà của bác, đường huyết toàn dưới 7 thôi nên bác cũng yên tâm. Hỏi ý kiến bác sĩ điều trị thì bác sĩ tiếp tục giảm cho bác liều insulin, cả ngày bác chỉ tiêm có 1 lần 15 đơn vị cùng với uống Giảo cổ lam Tuệ Linh thôi cháu ạ. Kết hợp với ăn uống, vận động đều đặn, đường huyết tháng cận tết vừa rồi vẫn ổn định, chỉ còn 6.4 thôi đó.”
Vậy còn những biến chứng chú gặp phải trước có giảm không ạ? Khi được chúng tôi hỏi, bác Nghệ cho hay: “Mắt bác không còn mờ nữa, đọc được cả chữ trên hộp thuốc rồi. Mỡ máu của bác cũng trở về bình thường rồi. Hồi trước, cứ đêm về chân tay bác lại nhức mỏi, tê bì nhất là hôm nào trở trời thế mà giờ cả chân cả tay đều khỏe, đêm nằm ngủ một mạch đến sáng, không có tiểu đêm gì nữa. Đặc biệt là cân nặng, giờ bác luôn ổn định chỉ 62, 63 cân thôi.”
Tạm biệt chúng tôi, bác Nghệ vẫn không quên nhắn nhủ: “Bác may mắn vì đã biết đến Giảo cổ lam Tuệ Linh sớm. Khi gửi câu chuyện về tòa soạn, bác hi vọng những gì mình chia sẻ sẽ góp một phần nhỏ giúp nhiều người bệnh như bác có thêm phương pháp điều trị.”
Nhìn bác Nghệ, chúng tôi thấy rõ niềm hạnh phúc đang chực trào. Và chúng tôi hiểu, niềm vui trong bác cũng là mong muốn của hàng triệu người bệnh đang ngày đêm chống chọi với căn bệnh tiểu đường!