Huyết áp cao khi mang thai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Do đó, hiểu về tăng huyết áp cũng như cách giảm huyết áp cao khi mang thai là điều mà tất cả các mẹ bầu cần nắm rõ. Hãy cùng giaocolam.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Tăng huyết áp khi mang thai là gì?
Tăng huyết áp khi mang thai là tình trạng huyết áp tăng cao khởi phát sau tuần thứ 20 của thai kỳ và khoảng 6 tuần sau sinh huyết áp của mẹ bầu sẽ trở lại bình thường.. Tăng huyết áp khi mang thai sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé như bong rau, đột quỵ, rối loạn đông máu, suy đa tạng ở mẹ và sinh non, thai lưu, thai chậm phát triển ở bé.
Tăng huyết áp khi mang thai dựa vào chỉ số huyết áp khi thai phụ đi khám cụ thể là:
Tăng huyết áp khi mang thai ở mức độ nhẹ:
- Huyết áp tâm thu: ≥ 140-159 mmHg.
- Huyết áp tâm trương: ≥ 90-109 mmHg.
Tăng huyết áp khi mang thai ở mức độ nặng:
- Huyết áp tâm thu: ≥ 160 mmHg.
- Huyết áp tâm trương: ≥ 110 mmHg.
Các thể tăng huyết áp khi mang thai
1. Tăng huyết áp khi mang thai:
Đây là hiện tượng tăng huyết áp khi mang thai nhưng không kèm theo những dấu hiệu tiền sản giật khác. Sau khi sinh 12 tuần huyết áp của thai phụ có thể trở lại bình thường hoặc chuyển thành tăng huyết áp mạn tính.
2. Tiền sản giật:
Tiền sản giật thể nhẹ:
- Chỉ số huyết áp ≥ 140/90 mmHg sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
- Protein niệu ≥ 300mg/24 giờ hay que thử ≤ 2+.
- Protein/Creatinin niệu ≥ 0,3.
Tiền sản giật thể nặng:
- Chỉ số huyết áp ≥ 160/110mmHg.
- Protein niệu ≥ 300mg/24 giờ hay que thử ≤ 3+.
- Thiểu niệu < 500ml/24 giờ.
- Khi xét nghiệm máu có chỉ số Creatinin > 1,3mg/dl và tiểu cầu < 100.000/mm3 đồng thời chức năng gan có sự bất thường.
- Lúc này mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu như: đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn bên phải, rối loạn thị giác, đau đầu.
- Còn thai nhi thì chậm phát triển.
3. Sản giật:
Thể sản giật xuất hiện tình trạng huyết áp tăng cao kèm theo những cơn co giật trải qua 4 giai đoạn cụ thể như:
- Xâm nhiễm.
- Co cứng.
- Giật giãn cách.
- Hôn mê.
4. Tăng huyết áp khi mang thai mạn tính:
Tăng huyết áp mãn tính khi mang thai là trường hợp HA ≥ 140/90mmHg trước khi mang thai hoặc được chẩn đoán trước tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc sau tuần thứ 20 nhưng kéo dài sau 12 tuần sau sinh.
5. Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp khi mang thai mạn tính:
Tăng huyết áp khi mang thai có khả năng cao xảy ra khi thai phụ có tiền sử cao huyết áp, đồng thời có thêm tình trạng protein niệu hay đã từng tăng cả hai chỉ số này. Hoặc bỗng nhiên cả huyết áp và protein niệu đều tăng đột ngột, kèm theo giảm tiểu cầu hay tăng men gan cụ thể như sau:
- Protein niệu mới xuất hiện với chỉ số ≥ 300mg/24 giờ ở mẹ bầu có tiền sử tăng huyết áp nhưng không có dấu hiệu protein niệu vào trước tuần thai thứ 20 của thai kỳ.
- Huyết áp và protein niệu bỗng nhiên tăng đột ngột, giảm tiểu cầu với chỉ số < 100.000/mm3 ở mẹ bầu bị tăng cả protein niệu và huyết áp vào trước tuần thai thứ 20 của thai kỳ.
Triệu chứng huyết áp cao khi mang thai
Tùy thuộc cơ địa mà mỗi thai phụ có thể có những dấu hiệu huyết áp cao khi mang thai khác nhau. Một số dấu hiệu thông thường bao gồm:
- Xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội.
- Đau vùng thượng vị, đau ngực phía sau xương ức.
- Khó thở.
- Buồn nôn, nôn trớ.
- Rối loạn thị giác (nhìn hình nhân đôi, mắt mờ).
- Có hiện tượng tăng cân đột ngột.
- Chân tay sưng, phù nề.
Biến chứng huyết áp cao khi mang thai
Tiền sản giật – Biến chứng do huyết áp cao khi mang thai
Nếu không có những cách giảm huyết áp cao khi mang thai thì tình trạng tăng huyết áp thai kỳ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi cụ thể như sau:
Đối với thai nhi:
- Suy dinh dưỡng, nhẹ cân.
- Thai phát triển chậm.
- Dễ sinh non, thai lưu.
Đối với thai phụ:
- Tai biến mạch máu não.
- Suy tạng.
- Bong nhau thai.
- Dễ bị tăng huyết áp khi mang thai ở những thai kỳ tiếp theo.
- Nguy cơ cao mắc bệnh lý về tim mạch, thận.
- Tiền sản giật.
- Khả năng hồi phục sau sinh chậm lại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu.
Cách giảm huyết áp cao khi mang thai
Để đề phòng biến chứng nguy hiểm, mẹ bầu cần áp dụng những cách giảm huyết áp cao khi mang thai nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là những cách mang lại hiệu quả mẹ bầu có thể tham khảo:
Theo dõi huyết áp tại nhà
Bị huyết áp cao khi mang thai, điều đầu tiên mẹ bầu cần làm là thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp, ghi chép lại chi tiết các lần đo để quan sát sự thay đổi nếu có giúp mẹ bầu sớm nhận biết được các triệu chứng.
Đặc biệt lưu ý, nếu thai phụ có chỉ số huyết áp >160/110 mmHg kèm theo hoa mắt, chóng mặt thì cần đưa đi thăm khám gấp, tránh để đe dọa đến tính mạng của hai mẹ con.
Thường xuyên theo dõi cân nặng
Tăng cân quá mức hoặc béo phì trong quá trình mang thai gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Các chuyên gia cho rằng đây chính là nguy cơ dẫn đến chứng rối loạn huyết áp thai kỳ, đồng thời mẹ bầu còn có thể gặp những bệnh lý khác nếu thừa cân bao gồm: tiểu đường thai kỳ, bệnh về tim mạch, hội chứng chuyển hóa.
Chính vì thế, việc kiểm soát tốt cân nặng qua chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp dành cho mẹ bầu là điều rất quan trọng. Mẹ bầu cũng cần thường xuyên theo dõi cân nặng của mình, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về cân nặng phù hợp cùng những kiến thức liên quan.
Kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày
Chắc hẳn các mẹ bầu cũng đã từng nghe qua về vấn về ăn mặn tăng huyết áp. Chính vì thế, việc kiểm soát tốt lượng muối hấp thu vào cơ thể mỗi ngày là điều rất quan trọng giúp phòng ngừa nguy cơ tăng huyết áp khi mang thai do ăn nhiều muối.
Trong quá trình mang thai cần theo dõi kĩ lượng muối để kiểm soát huyết áp, cụ thể là:
- Hạn chế tối đa lượng muối trong khi nấu ăn, có thể thêm nhiều loại gia vị khác như chua, ngọt để nâng cao chất lượng đồ ăn.
- Tránh ăn thực phẩm đóng hộp vì chúng chứa hàm lượng muối cao.
- Hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn như: kim chi, dưa, cà muối, giò, chả,…
- Chấm nhẹ tay đối với các món luộc để hạn chế lượng muối bám dính vào thức ăn.
Luyện tập thể chất đều đặn
Hít thở sâu
Đây là một phương pháp giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, từ đó duy trì chỉ số huyết áp ổn định cho thai phụ. Bên cạnh đó, khi áp dụng hít thở sâu sẽ giúp tăng tuần hoàn máu trên toàn bộ cơ thể, giảm huyết áp hiệu quả. Thai phụ có thể áp dụng theo các bước sau:
- Chọn tư thế nằm thoải mái, xoay nghiêng người sang một bên.
- Đặt hai tay lên ngực hoặc bên dưới vùng xương sườn.
- Hít một hơi chậm bằng mũi, sau đó từ từ thở ra bằng miệng trong khoảng 5 giây.
- Lặp lại khoảng 10 lần, giữ nhịp thở đều và chậm.
- Nghỉ vài phút sau đó lại lặp lại lần 2. Mỗi ngày tập hít thở sâu từ 2-3 lần giúp mẹ bầu giảm huyết áp khi mang thai hiệu quả.
Tập yoga
Luyện tập yoga đều đặn là cách tốt nhất giúp mẹ bầu kiểm soát căng thẳng, duy trì cân nặng phù hợp, mà đây là những nguyên nhân lớn gây ra tình trạng huyết áp cao khi mang thai.
Thai phụ nên tham gia một lớp luyện tập yoga mỗi tuần từ 2-3 buổi giúp duy trì chỉ số huyết áp ổn định, giảm căng thẳng lo âu, từ đó cải thiện tình trạng sinh non, thai nhi chậm phát triển,… Bên cạnh đó tập yoga còn giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ, nâng cao sức khỏe, giảm đau lưng khá hiệu quả.
Đi bộ nhẹ nhàng
Các chuyên gia cho rằng tập thể dục ở mức độ vừa phải giúp làm giảm huyết áp tâm trương ở phụ nữ đang mang thai nếu họ đang có nguy cơ bị rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ.
Bên cạnh đó, nữ giới lười vận động lại chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp khi mang thai và một trong những bài tập tốt nhất cho thai phụ giúp ổn định chỉ số huyết áp chính là đi bộ.
Đi bộ cũng là một phương pháp tốt giúp phụ nữ bắt đầu luyện tập thể dục nếu không có thói quen vận động trước khi mang thai. Thai phụ có thể áp dụng xuyên suốt 9 tháng mang thai bằng việc đi bộ chậm mỗi ngày từ 20-30 phút. Nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên về thời gian đi bộ phù hợp nhất dành cho thai phụ.
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp
Bổ sung thực phẩm giàu Magie
Magie rất có lợi trong việc kiểm soát chỉ số huyết áp khi mang thai, hàng ngày chế độ ăn uống thiếu Magie có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, bên cạnh đó thai phụ có dấu hiệu huyết áp cao khi mang thai sẽ có nồng độ Magie trung bình thấp hơn ở những người khác.
Chính vì thế, thai phụ cần bổ sung Magie vào thực đơn hàng ngày qua những loại thực phẩm như: rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, mật mía, khoai tây, sữa chua, hạt điều, sữa đậu nành, đậu phụ, bí ngô, chuối, bơ, hạnh nhân,…
Bổ sung thực phẩm giàu Kali
Kali chính là một khoáng chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai bởi Kali giúp kiểm soát huyết áp, cân bằng điện giải cũng như duy trì chất lỏng, từ đó hỗ trợ truyền các xung thần kinh và co cơ.
Do đó, phụ nữ mang thai nên bổ sung lượng Kali cần thiết cho cơ thể, lượng kali thai phụ cần mỗi ngày vào khoảng 2000 – 4000 mg. các loại thực phẩm giàu Kali bao gồm: nho khô, mận khô, các loại trái cây sấy khô, dưa hấu, đậu hà lan, chuối, khoai lang, khoai tây, nước cam, cà chua,…
Nghe nhạc
Âm nhạc nhẹ nhàng có khả năng làm dịu cơ thể, thư giãn, giảm tải lo âu, căng thẳng dẫn đến stress. Vì thế, mẹ bầu nên nghe nhạc mỗi ngày 2-3 lần trong ít nhất 30 phút giúp giảm huyết áp một cách an toàn
Loại nhạc phù hợp nên nghe là nhạc không lời, nhịp điệu chậm, không có những âm thanh lớn sẽ giúp mẹ bầu thư giãn hiệu quả nhất. Đồng thời khi mang thai, mẹ thường xuyên nghe nhạc không lời cũng giúp thai nhi phát triển não bộ, kích thích sự phát triển một cách toàn diện.
Giải tỏa căng thẳng
Hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái trước khi muốn sinh em bé, vì tâm lý là yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp của mẹ bầu. Đồng thời, khi mang thai cơ thể mẹ có sự thay đổi lớn về hormone dễ gây ra căng thẳng khiến cho huyết áp khó kiểm soát hơn.
Bạn có thể tìm đến những giải pháp giúp thư giãn tinh thần như: thiền định, yoga, nghe nhạc, đọc sách, xem phim, đi shopping,…
Tránh xa rượu, bia và thuốc lá
Rượu, bia và thuốc lá chứa chất kích thích và là tác nhân gây ra tình trạng huyết áp cao khi mang thai cùng nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó, trước khi mang thai, muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và chỉ số huyết áp ổn định, phụ nữ nên nói không với bia, rượu, thuốc lá cùng các chất kích thích khác.
Khám thai thường xuyên hơn
Nếu có tiền sử cao huyết áp thì khi mang thai mẹ bầu cần được khám thai thường xuyên hơn. Mỗi lần thăm khám mẹ bầu sẽ được kiểm tra kĩ trọng lượng cũng như huyết áp của thai phụ. Lúc này bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm soát tốt sức khỏe của hai mẹ con.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm, kiểm tra tim thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Lời kết
Trên đây giaocolam.vn đã tổng hợp những cách giảm huyết áp cao khi mang thai giúp mẹ bầu có được những kiến thức cơ bản để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Bởi vì, rối loạn huyết áp khi mang thai là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Do đó, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống, luyện tập khoa học, thực hiện chế độ ăn ít muối, thư giãn và áp dụng lối sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.