Giảo cổ lam có 3 loại chính thống là giảo cổ lam 3 lá, 5 lá và 7 lá. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và công dụng khác nhau. Vậy lựa chọn loại giảo cổ lam nào là tốt nhất và chúng có mặt ở đâu? Mời độc giả cùng theo dõi bài viết sau đây.
Mục lục
Các loại giảo cổ lam và đặc điểm của chúng
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ công nhận 3 loại là giảo cổ lam 3 lá, giảo cổ lam 5 lá và giảo cổ lam 7 lá, chúng được phân loại dựa trên số lá chét của lá kép. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm đặc trưng. Sau đây là đặc điểm của từng loại giảo cổ lam:
1. Giảo cổ lam 3 lá
Giảo cổ lam 3 lá có tên gọi khác như thu tràng thưa, cổ yếm lá bóng; tên khoa học là Gynostemma laxum thuộc họ Bầu bí – Cucurbitaceae. Cây thường phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc. Tại nước ta, thường tìm thấy cây mọc hoang ven khu rừng hay các chân núi đá ở một số tỉnh như Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Trị.
Hình thái:
- Dây lớn, có lông mịn hoặc không lông.
- Lá kép có 3 lá chét, mép có răng cưa nhọn, gân phụ từ 5 – 7 cặp.
- Hoa mọc ở khác gốc, chùy hoa ngắn hoặc dài 30cm. Cánh hoa rời nhau, nhị 5 dính nhau ở chỉ nhị và bao phấn.
- Quả có dạng hình tròn, đường kính 6 – 8mm, hạt hình trái xoan, hơi dẹt.
- Mùa ra hoa và quả từ tháng 7 – 9 hàng năm.
Mùi vị: Cây tươi không đắng, có vị ngọt. Phơi khô không có mùi thơm đặc trưng. Khi pha trà giảo cổ lam 3 lá có vị nhạt, không thơm ngon khi uống.
Tác dụng: Giảo cổ lam 3 lá không được dùng phổ biến trong y học bởi hàm lượng hoạt chất thấp, ít hiệu quả điều trị. Cho tới nay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và tìm hiểu về tác dụng của giảo cổ lam 3 lá.
2. Giảo cổ lam 5 lá
Giảo cổ lam 5 lá còn gọi là sâm 5 lá, ngũ diệp sâm…; tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum. Cây thường được phân bố ở những khu vực có độ cao từ 200 – 2.000m so với mực nước biển. Chúng thường được tìm thấy ở các quốc gia như phía Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên… Ở nước ta, giảo cổ lam 5 lá thường thấy ở vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình, núi Fansipan của Sapa. Đây cũng là loại giảo cổ lam được biết đến và ứng dụng rộng rãi nhất, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Hình thái:
- Thân: Dây leo, thân mỏng, có tua cuốn để leo lên thân cây khác hoặc các vật thể xung quanh.
- Lá: Dạng lá kép, mỗi lá có 5 lá chét. Lá có màu xanh nhạt, hình răng cưa
- Hoa: Đơn tính, khác gốc, mỗi cụm hoa có nhiều hoa nhỏ, màu trắng, các cánh hoa tách rời tạo thành hình sao.
- Quả: Hình cầu, khi chín chuyển sang màu đen, đường kính trung bình từ 5 – 9mm.
- Mùa hoa từ tháng 7 – 8, mùa quả từ tháng 9 – 10.
Mùi vị: Khi cây tươi nhấm có vị đắng ở đầu lưỡi và ngọt trong cuống họng. Khi phơi khô có mùi thơm đặc trưng, khi pha trà cho vị đắng trước, ngọt sau.
Tác dụng: Có nhiều công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu và bài bản chứng minh có nhiều công dụng quý đối với sức khỏe như ổn định đường huyết ở người tiểu đường tuýp 2, hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, cải thiện huyết áp cao, tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng, giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc…
Giảo cổ lam 7 lá
Giảo cổ lam 7 lá có tên khoa học là Gynostemma pedatum Blume. Khí hậu nước ta khá thuận lợi cho giảo cổ lam 7 lá phát triển nên bạn có thể bắt gặp cây mọc hoang ven đường, bờ rào hay bụi rậm. Cây phát triển mạnh đến nỗi người dân phải dọn bớt để tránh gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của các cây trồng khác.
Hình thái:
- Thân cây leo khá lớn, có tua cuốn để leo lên thân cây khác hoặc các vật xung quanh để phát triển.
- Lá: Có 7 lá chét, màu xanh nhạt, hình răng cưa. Lá có gân ở giữa, các gân phụ tỏa sang hai bên.
- Hoa: Nhỏ, mọc thành chùm ở nách lá tương tự giảo cổ lam 5 lá.
- Quả: Hình cầu, kích thước nhỏ.
Mùi vị: Dây tươi nhấm có vị đắng rất khó chịu, phơi khô cũng không có mùi thơm đặc trưng. Nếu dùng để pha trà, nước trà có vị đắng, rất khó uống.
Tác dụng: Cho tới nay chưa có nhiều nghiên cứu về loại thảo dược này. Do đó, chúng chưa được sử dụng nhiều trong cuộc sống cũng như y học.
☛ Tham khảo thêm tại: Tác dụng kì diệu của Giảo cổ lam với sức khỏe con người
Hướng dẫn phân biệt các loại giảo cổ lam
Như đã trình bày ở phần trên, giảo cổ lam có nhiều loại (3 lá, 5 lá và 7 lá). Chúng có một số đặc điểm tương đồng nên nhiều người nhầm lẫn giữa các loại giảo cổ lam với nhau. Để tránh nhầm lẫn, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau đây để phân biệt đúng từng loại giảo cổ lam nhé.
Phân biệt | Giảo cổ lam 3 lá | Giảo cổ lam 5 lá | Giảo cổ lam 7 lá |
Lá | 3 lá chét. | 5 lá chét. | 7 lá chét |
Cây tươi | Dây lớn, nhấm có ngọt | Dây nhỏ, khi còn tươi nhấm có vị đắng ở đầu lưỡi, sau ngọt ở cổ họng. | Dây lớn, khi tươi có vị đắng. |
Khi phơi khô | Giảo cổ lam 3 lá không có mùi thơm. | Cây dậy mùi thơm đặc trưng. | Cây không có mùi thơm đặc trưng. |
Pha trà | Có vị nhạt. | Có vị đắng trước ngọt hậu về sau, trà rất thơm | Có vị rất đắng và khó uống, trà không được thơm. |
Tác dụng | Hiệu quả điều trị bệnh của giảo cổ lam 3 lá không cao, ít được dùng trong y học và hiện còn đang được nghiên cứu. | Hiệu quả điều trị bệnh của giảo cổ lam 5 lá rất cao. Đây là loại giảo cổ lam tốt nhất trong các loại giảo cổ lam hiện nay. | Hiệu quả điều trị bệnh của giảo cổ lam 7 lá đang được khoa học nghiên cứu và chưa được phân tích cụ thể. |
Trong 3 loại giảo cổ lam kể trên, giảo cổ lam 3 lá và 7 lá chứa hàm lượng dược chất thấp nên ít được sử dụng trong y học. Chỉ có giảo cổ lam 5 lá có chứa các hoạt chất quý nên được sử dụng khá phổ biến để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh lý.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hướng dẫn cách phân biệt Giảo cổ lam thật giả?
Nên chọn loại giảo cổ lam nào để sử dụng!
Theo chia sẻ của GS. TS Phạm Thanh Kỳ – Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội, chủ nhiệm bộ môn Dược liệu và cũng là chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước về giảo cổ lam cho biết: “Cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá về công dụng của giảo cổ lam 3 lá và 7 lá. Trên thế giới chỉ sử dụng giảo cổ lam 5 lá bởi chúng có chứa nhiều hoạt tính giống nhân sâm, vị uống cũng dễ chịu hơn.”
Giảo cổ lam 5 lá có chứa hoạt chất quý mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe.
Hàng trăm nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã cho thấy giảo cổ lam 5 lá chứa nhiều hoạt chất quý như flavonoid, saponin, gypenosid, adenosine, acid amin, vitamin và khoáng chất, có nhiều lợi ích cho sức khỏe như ổn định đường huyết, hỗ trợ tim mạch, kích thích hệ miễn dịch và chống oxy hóa. Đặc biệt saponin trong giảo cổ lam có cấu trúc tương tự nhân sâm nhưng hàm lượng lại nhiều hơn gấp 3 – 4 lần
Tuy nhiên, để mua giảo cổ lam 5 lá chuẩn sạch lại không hề “dễ dàng” bởi rất dễ mua phải hàng giả hàng nhái, bị hỏng mốc, còn chứa tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản… gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy các chuyên gia y tế khuyên người sử dụng nên chọn mua những sản phẩm của các đơn vị sản xuất uy tín, có thương hiệu rõ ràng và được Bộ y tế cấp phép như Tuệ Linh để sử dụng.
Giảo cổ lam Tuệ Linh là thương hiệu tiên phong sử dụng 100% giảo cổ lam 5 lá chuẩn sạch được trồng tại Vùng dược liệu tại Mộc Châu – Sơn La đạt tiêu chuẩn GACP – WHO với 5 không: không phân bón hóa học, không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, nguồn nước không ô nhiễm, không khí không ô nhiễm. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn GMP – WHO giúp giữ lại tối đa hàm lượng hoạt chất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
Vùng dược liệu giảo cổ lam Tuệ Linh đạt chuẩn GACP – WHO tại Mộc Châu – Sơn La.
Với nguồn nguyên liệu được kiểm soát chặt chẽ, dây chuyền sản xuất hiện đại, nhiều năm có có mặt trên thị trường Giảo cổ lam Tuệ Linh được sự tin tưởng của hàng triệu người dùng Việt, được các chuyên gia sức khỏe đánh giá cao. Sản phẩm được Bộ y tế cấp phép lưu hành.
Bạn có thể tìm mua sản phẩm tại các cửa hiệu thuốc gần nhất bằng cách BẤM VÀO ĐÂY hoặc đặt hàng online để được giao hàng tận nhà TẠI ĐÂY