Giảo cổ lam là thảo dược quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y cải thiện nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, hiện nay giảo cổ lam đúng chuẩn 5 lá mọc tự nhiên khá hiếm. Vậy giảo cổ lam thường mọc ở đâu, có đặc điểm gì để nhận biết? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết này để có câu trả lời nhé!
Mục lục
Giảo cổ lam là cây gì?
Tại nhiều nước trên thế giới, Giảo cổ lam được biết đến như một vị thuốc giúp tăng cường sức khỏe, làm đẹp và kéo dài tuổi thọ. Đây cũng là lý do người dân Trung Quốc gọi Giảo cổ lam là “cỏ trường thọ”. Y học Nhật Bản cũng công nhận hiệu quả của thảo dược này và đặt cho tên gọi khác là “phúc ẩm thảo”.
Giảo cổ lam chỉ là cách gọi phổ biến nhất được sử dụng trong các tài liệu tra cứu tại Việt Nam. Trên thế giới hoặc các vùng địa phương khác, Giảo cổ lam sẽ được gọi với nhiều cái tên khác nhau tại Việt Nam như: Trường sinh thảo, cỏ trường thọ, cỏ thần kỳ, cây trường sinh … và tên khoa học là Gynostemma Pentaphyllum.
Trong giảo cổ lam có chứa: hơn 100 loại saponin nhiều hơn 3 – 4 lần so với nhân sâm, flavonoid, acid amin tan trong nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen và rất giàu canxi hữu cơ.
Trong y học cổ truyền, giảo cổ lam được dùng điều trị nhiều chứng bệnh như stress, mệt mỏi, tiêu hóa kém và suy giảm miễn dịch. Còn trong y học hiện đại, giảo cổ lam được dùng để hạ mỡ máu, ổn định đường huyết và huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ gan, giảm căng thẳng, mệt mỏi….
☛ Chi tiết hơn trong bài viết: Cây thuốc Giảo Cổ Lam
Cây Giảo cổ lam mọc ở đâu?
Giảo cổ lam có thể tìm thấy ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điều kiện sống lý tưởng của Giảo cổ lam là khu rừng nguyên sinh, ít cây, độ ẩm cao nằm ở độ cao từ 300 – 2000m.
- Khu vực Đông Nam Á: Giảo cổ lam thường mọc ở các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, và Malaysia. Cây thường mọc hoang dại trong các khu rừng rậm hoặc bìa rừng.
- Trung Quốc: Ở Trung Quốc, giảo cổ lam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây, và Vân Nam. Khu vực này có khí hậu lý tưởng cho sự phát triển của cây.
- Nhật Bản và Hàn Quốc: Ở các quốc gia này, giảo cổ lam cũng được trồng và sử dụng trong y học cổ truyền. Mặc dù không phải là loài bản địa, nhưng cây vẫn phát triển tốt trong các điều kiện khí hậu phù hợp.
- Các khu vực cận nhiệt đới khác: Giảo cổ lam cũng có thể mọc ở một số khu vực cận nhiệt đới khác với điều kiện khí hậu tương tự.
Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được tìm thấy lần đầu tại đỉnh núi Phan-xi-păng thuộc thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai với tên gọi là cây Thất diệp đảm. Sau đó, Giảo cổ lam cũng được tìm thấy ở một số địa phương khác thuộc vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Sơn La.
Ngày nay, số lượng Giảo cổ lam tự nhiên không còn nhiều. Giảo cổ lam trên thị trường chủ yếu là loại được trồng tại các vùng dược liệu. Một trong những vùng trồng Giảo cổ lam nổi tiếng nhất phải kể đến là vùng trồng Giảo cổ lam Tuệ Linh của công ty Dược phẩm Tuệ Linh. Đây là đơn vị đầu tiên nghiên cứu và tiến hành trồng Giảo cổ lam theo tiêu chuẩn GACP. Theo tiêu chuẩn này, Giảo cổ lam Tuệ Linh đảm bảo được các tiêu chí: Không thuốc diệt cỏ, không phân bón, không dùng nước ô nhiễm, không thuốc trừ sâu và không tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
Nhờ những yếu tố này, Giảo cổ lam Tuệ Linh cũng là loại dược liệu duy nhất đạt đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Đặc điểm nhận diện của cây Giảo cổ lam
Để nhận biết cây Giảo cổ lam trong tự nhiên, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây:
- Tổng quan: Cây thảo, dạng mảnh, nách lá có các tua cuốn để giúp cây leo lên.
- Lá: Giảo cổ lam là cây lá kép, xẻ sâu và có hình dạng giống với lá kép hình chân vịt. Trên các mép lá có răng cưa. Chiều dài mỗi lá đơn khoảng 3 – 9 cm.
- Hoa: Hoa Giảo cổ lam là hoa đơn tính, khác gốc. Mỗi cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ, màu trắng, cánh hoa tách rời tạo thành hình sao. Bao phân dính thành đĩa và có ba vòi nhụy. Hoa Giảo cổ lam bắt đầu nở vào khoảng tháng 7 – 8.
- Quả: Quả có hình cầu, khi chín chuyển màu đen, đường kính quả khoảng 5 – 9 mm. Giảo cổ lam thường kết trái vào khoảng tháng 9 – 10.
Sau khi thu hái và chế biến, một số đặc điểm của cây Giảo cổ lam sẽ thay đổi. Bạn có thể nhận biết Giảo cổ lam đã được làm khô dựa trên những đặc điểm dưới đây:
- Hình dạng: Cây Giảo cổ lam khi phơi khô vẫn giữ được các tua cuốn ở nách lá.
- Màu sắc: Giảo cổ lam không bị mất đi màu xanh dù đã được phơi khô. Ngược lại, các loại giảo cổ lam giả thường có màu thâm đen hoặc vàng héo.
- Mùi vị: Giảo cổ lam khô có mùi thơm nhẹ đặc trưng. Khi nếm thử, bạn sẽ thấy vị đắng ngay đầu lưỡi nhưng ngọt ở cuống họng. Điều này dược liệu giả sẽ không thể có được.
☛ Có thể bạn cần: Phân biệt giảo cổ lam thật giả qua hình ảnh!
Mua Giảo cổ lam ở đâu uy tín?
Với những tác động tuyệt vời cho sức khỏe, Giảo cổ lam trở thành loại dược liệu dược rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được đặc điểm của loại dược liệu này. Điều này tạo điều kiện cho những đơn vị kinh doanh bất chính trà trộn dược liệu kém chất lượng, dược liệu giả để thu lợi nhuận.
Việc mua phải dược liệu giả không chỉ khiến người bệnh mất tiền oan mà còn có thể tạo ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe. Vậy nên, để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về thảo dược này. Hoặc, một cách đơn giản hơn là hãy tìm mua tại các địa điểm uy tín, có công bố tiêu chuẩn và kiểm định rõ ràng từ phía cơ quan chức năng.
Tuệ Linh là một trong những đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ cây Giảo cổ lam. Hai sản phẩm nổi bật trên thị trường hiện nay là: Sản phẩm túi lọc trà Giảo cổ lam Tuệ Linh và viên uống Giảo cổ lam Tuệ Linh. Sau một thời gian ra mắt, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ linh đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: giải Hàng Việt Nam chất lượng cao vào năm 2014 và giải Thương hiệu tiêu biểu vì người tiêu dùng.
Sản phẩm được phân phối rộng rãi tại các siêu thị và nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm mua sản phẩm tại nhà thuốc gần nhất vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Lời kết
Giảo cổ lam là cây thuốc quý của nền y học. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì thế mà lạm dụng quá mức. Khi quyết định sử dụng thảo dược này, bạn cần nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình và tham khảo ý kiến chuyên gia. Hy vọng bài viết hôm nay không chỉ giúp bạn giải đáp được vấn đề cây giảo cổ lam mọc ở đâu mà còn cho bạn thêm thật nhiều thông tin hữu ích.
Nguồn tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5037898/
https://examine.com/supplements/gynostemma-pentaphyllum/
http://tracuuduoclieu.vn/giao-co-lam.html