Giảo cổ lam là dược liệu quý với mệnh danh “nhân sâm của người Việt”. Giảo cổ lam có thể sử dụng dạng tươi hoặc khô. Ở dạng tươi, giảo cổ lam vừa dễ phân biệt vừa giữ nguyên được hương vị và hàm lượng dưỡng chất. Vậy làm thế nào để nhận biết giảo cổ lam tươi, cách sử dụng để giữ được hiệu quả là gì? Hãy cùng giaocolam.vn tìm hiểu nhé!
Mục lục
Nhận biết giảo cổ lam tươi
Giảo cổ lam được biết đến là dược liệu quý, được sử dụng khá phổ biến trong y học cổ truyền. Từ xa xưa, các vị vua chúa đã sử dụng loại dược liệu này để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ… Y học hiện đại cũng có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, bài bản chứng minh tác dụng của giảo cổ lam đối với con người.
Ở nước ta, các nhà khoa học tìm được 3 loại giảo cổ lam (3 lá, 5 lá và 7 lá). Mỗi loại có đặc điểm nhận dạng, thành phần hóa học và công dụng không giống nhau. Để nhận diện từng loại giảo cổ lam tươi, bạn có thể thông qua các đặc điểm sau đây:
1. Giảo cổ lam 3 lá tươi
Giảo cổ lam 3 lá ở dạng cây tươi chúng có đặc điểm như sau:
– Về hình thái:
- Dây leo mảnh, có lông mịn, vòi đơn, thường bám vào thân cây khác hoặc vật thể xung quanh.
- Lá có 3 lá chét, kích thước lá ở giữa khoảng 10 – 12cm, mép lá có răng cưa nhọn, gân phụ từ 5 – 7 cặp.
- Hoa ở khác gốc, chùy hoa ngắn hoặc dài tới 30cm; các cánh hoa rời nhau, nhị 5 dính nhau ở chỉ nhị và bao phấn.
- Quả hình tròn từ 6 – 8mm, hạt hình trái xoan, hơi dẹt, có chiều dài tầm 4mm.
– Về mùi vị: Giảo cổ lam 3 lá tươi khi nhấp có vị ngọt, không đắng.
2. Giảo cổ lam 5 lá tươi
Hiện nay, giảo cổ lam 5 lá là loại giảo cổ lam được sử dụng rộng rãi nhất, được nghiên cứu bài bản nhất. Để nhận diện loại giảo cổ lam 5 lá khi còn tươi, bạn thông qua những đặc điểm sau:
– Về hình thái:
- Dây leo, thân mỏng, phân nhiều nhánh, cây có tua cuốn để bám vào cây khác hoặc các vật xung quanh.
- Lá dạng lá kép chân vịt, hình răng cưa, có màu xanh nhạt; mỗi lá có 5 lá chét.
- Hoa đơn tính, khác gốc; mỗi cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ, màu trắng, cánh hoa tách rời tạo thành hình sao. Bao phấn dính thành đĩa, có 3 vòi nhụy.
- Quả hình cầu, khi chín chuyển màu đen, đường kính từ 5 – 9mm.
- Mùa hoa nở vào tháng 7 – 8, mùa quả thường tháng 9 – 10.
– Về mùi vị: Giảo cổ lam 5 lá tươi khi nhấm có vị đắng, nhưng vị khá đặc trưng, khô quá gắt. Sau khi vị đắng đi qua, sẽ cảm nhận thấy vị ngọt ở đầu lưỡi.
3. Giảo cổ lam 7 lá tươi
Một số đặc điểm sau đây giúp bạn dễ dàng nhận diện giảo cổ lam 7 lá khi tươi:
– Về hình thái:
- Thân cây leo, có tua cuốn để leo lên thân cây khác hoặc các vật xung quanh.
- Mỗi lá bao gồm 7 lá chét, mép có răng cưa nhỏ. Các lá chét xếp đối xứng, có cuống dài hơn so với loại giảo cổ lam 5 lá.
- Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở nách lá.
- Quả hình cầu, kích thước khá nhỏ.
– Về mùi vị: Giảo cổ lam 7 lá khi tươi nhấm có vị đắng khá mạnh so với giảo cổ lam 3 và 5 lá.
Bảng giúp bạn so sánh phân biệt các loại giảo cổ lam tươi
Phân biệt | Giảo cổ lam 3 lá | Giảo cổ lam 5 lá | Giảo cổ lam 7 lá |
Lá | 3 lá chét. | 5 lá chét. | 7 lá chét |
Thân cây tươi | Dây khá lớn | Dây nhỏ | Dây lớn |
Mùi vị | Nhấm có vị ngọt, không đắng | Nhấm có vị đắng, ngọt hậu. | Nhấm có vị rất đắng, khó chịu. |
Phân bố | Mọc tự nhiên ven rừng hoặc chân núi đá. | Chưa mọc ở vùng đồng bằng, chỉ mọc trên vùi núi cao đá vôi | Phân bố rộng rãi ở nhiều nơi trên cả nước |
Tác dụng của giảo cổ lam tươi
Cho tới nay, chưa có công trình khoa học nào trên thế giới nghiên cứu về công dụng của giảo cổ lam 3 và 7 lá bởi hoạt chất trong chúng khá thấp. Hiện chỉ có giảo cổ lam 5 lá là được phân tích nghiên cứu bài bản bởi hàm lượng cao các hoạt chất và chúng có chứa nhiều hoạt tính giống nhân sâm, vị cũng dễ uống hơn. Vì vậy, từ nội dung này, khi nói đến giảo cổ lam là đang nói đến giảo cổ lam 5 lá!
Giảo cổ lam giúp cải thiện huyết áp cao, ổn định đường huyết…
Trong cây giảo cổ lam 5 lá tươi có chứa nhiều thành phần hóa học bao gồm các saponin, flavonoid, vitamin và khoáng chất, đây chính là những hoạt chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhờ các hoạt chất này mà giảo cổ lam có tác dụng
- Hạ mỡ máu: hơn 100 saponin trong giảo cổ lam 5 lá tươi có tác dụng làm giảm cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL), ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Ổn định đường huyết: hoạt chất phanosid trong giảo cổ lam giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào đồng thời ổn định nồng độ đường trong máu.
- Cải thiện huyết áp cao: khi uống giảo cổ lam hoạt chất saponin và flavonoid sẽ kích thích cơ thể sản xuất oxit nitric, một chất có vai trò quan trọng trong ổn định huyết áp.
- Tốt cho hệ tim mạch: adenosine có trong giảo cổ lam có tác dụng rất tốt cho tim mạch, làm giảm cơn đau tim rõ rệt, ổn định huyết áp, tăng cường máu lên não, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
- Tăng cường và bảo vệ sức khỏe: Trong giảo cổ lam có chứa nhiều flavonoid, acid amin, vitamin giúp chống oxy hóa mạnh, dọn dẹp các gốc tự do trong cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, mệt mỏi…
- Bảo vệ gan: Flavonoid trong giảo cổ lam còn có tác dụng chống độc, bảo vệ chức năng gan, giảm tổn thương gan.
- Giảm cân: Giảo cổ lam có khả năng hoạt hóa men AMPK nên có tác dụng giảm béo. Men AMPK trong cơ thể có vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng, thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng cường chuyển hóa đường, đạm, mỡ giúp giảm mỡ thừa, từ đó giảm cân khá hiệu quả.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tác dụng kì diệu của Giảo cổ lam
Cách dùng giảo cổ lam tươi bạn nên biết!
Giảo cổ lam 5 lá có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nên được khá nhiều người tin dùng hiện nay. Cách dùng giảo cổ lam tươi cũng khá đa dạng, bạn có thể pha nước uống hoặc chế biến thành món ăn hàng ngày. Sau đây là gợi ý một số cách:
1. Dùng giảo cổ lam tươi làm trà
Đây là cách dùng đơn giản nhất mà nhiều người có thể áp dụng. Sau khi thu hái về hãy rửa sạch, cắt nhỏ và đun sôi hoặc hãm với nước sôi trong 5-10 phút. Trà có mùi thơm, vị hơi đắng nhưng hậu ngọt khá dễ uống.
Dùng độc vị giảo cổ lam tươi có tác dụng bổ gan, giảm mỡ máu, hỗ trợ giảm cholesterol, giảm triglyceride, giảm LDL, tăng HDL (cholesterol tốt) cho sức khỏe.
Ngoài ra, có thể kết hợp giảo cổ lam tươi với các loại thảo dược khác như trà xanh, hoa cúc, hay cam thảo để tăng cường hiệu quả chăm sóc sức khỏe và cải thiện hương vị.
2. Dùng giảo cổ lam tươi thành món ăn
Có không ít người bất ngờ khi giảo cổ lam tươi có thể được dùng làm nguyên liệu để chế biến món ăn. Các món ăn từ giảo cổ lam không chỉ ngon miệng mà còn mang lại giá trị đối với sức khỏe. Sau đây là một số món từ giảo cổ lam, bạn có thể tham khảo thực hiện nhé.
Giảo cổ lam tươi xào:
Sử dụng ngọn và lá của giảo cổ lam để xào có hương vị khá đặc biệt, giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Các bước thực hiện như sau:
- Rửa sạch ngọn và lá của giảo cổ lam, để ráo nước.
- Cho dầu vào chảo đun nóng, thêm chút tỏi xào cho thơm.
- Cho giảo cổ lam vào chảo xào cho tới khi chín.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, đổ ra đĩa để thưởng thức.
Giảo cổ lam xào tỏi có vị đặc trưng hơi nhặng đắng, quyện lẫn vị ngọt ở đầu lưỡi khiến bạn khó quên.
Canh giảo cổ lam:
Bên cạnh món xào, bạn có thể chế biến giảo cổ lam thành món canh ngon miệng. Bạn làm theo các bước sau đây nhé.
- Lá giảo cổ lam rửa sạch, để ráo nước.
- Bắc nồi lên bếp, đổ 1 lít nước vào đun sôi lên, sau đó cho giảo cổ lam vào nồi đun tiếp.
- Đánh thêm 1 quả trứng gà vào nồi canh, nấu cho tới khi chín.
Vị ngọt thanh của giảo cổ lam kết hợp với vị thơm béo của trứng tạo thành món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe.
☛ Tham khảo thêm tại: 3 cách chế biến giảo cổ lam phổ biến
Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam tươi!
Giảo cổ lam sử dụng hàng ngày đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, giảo cổ lam là cây thuốc, cho dù lành tính nhưng vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ như đầy bụng, lạm dụng có thể gây hạ đường huyết. Vì vậy, khi sử dụng giảo cổ lam tươi cần lưu ý:
- Khi sử dụng giảo cổ lam tươi cần chọn đúng loại 5 lá, lá còn tươi xanh, không bị héo hoặc vàng úa.
- Giảo cổ lam tươi nên được bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 1-2 tuần. Tốt nhất là sử dụng trong tuần.
- Chỉ nên dùng giảo cổ lam vào thời điểm buổi sáng hoặc đầu giờ chiều giúp tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, làm việc hiệu quả hơn. Tránh dùng vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ sẽ gây khó ngủ.
- Tuyệt đối không nên lạm dụng, dùng quá nhiều có thể gây hiện tượng giảm đường huyết đột ngột, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết chỉ nên dùng giảo cổ lam tươi khi đã ăn no. Nếu dùng nên kèm theo một vài lát gừng.
- Người đang sử dụng thuốc hạn chế thải loại khi cấy ghép phủ tạng, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên dùng giảo cổ lam.