Kiểm soát tốt chỉ số HbA1c là điều rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. Tuy nhiên, để kiểm soát tốt chỉ số này bạn cần hiểu chi tiết về nó là gì, HbA1c bao nhiêu là cao? bao nhiêu là an toàn? để từ đó có những biện pháp khắc phục đưa chỉ số về mức cho phép.
Mục lục
Chỉ số HbA1c là gì?
Chỉ số HbA1c là kết quả xét nghiệm máu để đánh giá mức độ đường huyết trung bình trong 3 tháng gần nhất. HbA1c phản ánh lượng đường gắn vào hemoglobin trong tế bào hồng cầu, giúp đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết của bệnh nhân, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường. Chỉ số HbA1c càng cao thì nguy cơ gặp phải các biến chứng tiểu đường càng lớn!
☛ Tham khảo bài viết chi tiết: Giải mã ý nghĩa chỉ số HbA1c là gì?
Chỉ số HbA1c bao nhiêu là cao bạn nên biết?
HbA1c bao nhiêu là cao?
Chỉ số HbA1c bình thường sẽ nằm trong khoảng 5 – 5,5% là an toàn. Nếu không nằm trong khoảng này thì có nghĩa chỉ số HbA1c đang ở ngưỡng không an toàn. Cụ thể chỉ số HbA1c như sau:
-
- Chỉ số HbA1c ở người bình thường sẽ < 5,7%.
- Người bị bệnh tiểu đường nên giữ chỉ số HbA1c giao động từ 5,7%-6,5% là tốt nhất cho sức khỏe.
- Chỉ số HbA1c >6,5% là ở mức cao nên cần được khắc phục và điều trị ngay
Như vậy HbA1c >6,5% là cao, được chẩn đoán bị tiểu đường hoặc người đang bị kiểm soát đường huyết chưa tốt và cần được điều trị cải thiện!
Chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm?
Nếu HbA1c cao hơn 9% thì đây là mức cực nguy hiểm. Người bệnh dễ gặp phải các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng như: Bệnh võng mạc, giảm hoặc mất thị lực, tổn thương mạch máu nuôi dây thần kinh, chân tay mất cảm giác, suy tim, suy thận, đột quỵ… Chỉ số HbA1c>9% là mức báo động về sức khỏe, cần được điều trị gấp!
Tại sao chỉ số HbA1c tăng cao?
Không chỉ đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì chỉ số HbA1c mới tăng cao mà tất cả những nguyên nhân khiến chỉ số HbA1c tăng cao đều không tốt cho sức khỏe. Vì vậy người bệnh cần nắm rõ chỉ số HbA1c tăng cao do những nguyên nhân nào gây ra:
Tăng nồng độ Glucose máu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tăng nồng độ Glucose máu người bệnh nên nắm rõ mình ở nguyên nhân nào dưới đây:
- Đang bị viêm hoặc nhiễm trùng bộ phận nào đó trên cơ thể.
- Do gặp phải tác dụng phụ của những loại thuốc đang sử dụng.
- Người bị căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên dẫn đến stress.
- Bệnh nhân bị tiểu đường.
- Người thừa cân, béo phì.
- Do hàng ngày hấp thụ lượng đường quá lớn vào cơ thể.
Chỉ số HbA1c tăng cao ở người bị suy thận
Người bệnh bị suy thận mãn tính kéo dài sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hiện tượng làm tăng nồng độ HbA1c trong máu khiến chỉ số này vượt ngưỡng an toàn.
Thiếu máu, thiếu sắt
Chỉ số HbA1c có thể tăng cao hơn bình thường ở người bị thiếu máu do thiếu sắt. Nếu tình trạng này được điều trị dứt điểm sẽ cải thiện chỉ số HbA1c về mức an toàn.
Bị ngộ độc chì
Người bệnh bị ngộ độc trì trong trường hợp phơi nhiễm chì qua một con đường nào đó sẽ dẫn tới tình trạng ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Ngộ độc chì có thể dẫn theo những hệ lụy nguy hiểm lên các cơ quan trong cơ thể như: Thận, máu, hệ thần kinh và tim mạch,
Người ngộ độc chì khiến cơ thể ức chế tổng hợp hồng cầu gây giảm thời gian sống của hồng cầu từ đó dẫn đến hiện tượng thiếu máu, vậy nên chỉ số HbA1c lúc này sẽ tăng cao hơn mức bình thường. Muốn chỉ số HbA1c trở lại bình thường người bệnh cần được điều trị loại bỏ hết chì ra khỏi cơ thể sau đó tiến hành điều trị tình trạng thiếu máu.
Người có lối sống không lành mạnh và chế độ ăn uống kém khoa học
Thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu cùng chế độ ăn uống kém khoa học khiến người bệnh có thể gặp phải triệu chứng của bệnh tiểu đường, một nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng tăng cao chỉ số HbA1c.
Đối tượng có nguy cơ chỉ số HbA1c cao
Các đối tượng sau sẽ có nguy cơ HbA1c cao hơn người bình thường:
- Người thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa.
- Đối tượng ăn khá nhiều nhưng nhanh bị đói do thiếu insulin.
- Người có tiền sử bệnh tim mạch phải hạn chế vận động.
- Đối tượng có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.
- Đối tượng có dấu hiệu tăng đường huyết: Sụt cân, mệt mỏi, thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều lần.
- Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.
☛ Tham khảo thêm: Tầm soát chẩn đoán bệnh tiểu đường
Cách kiểm soát chỉ số HbA1c cao về mức an toàn?
Mách bạn một số phương pháp giúp kiểm soát chỉ số HbA1c ở mức an toàn bạn nên biết:
Lựa chọn chế độ luyện tập phù hợp
Khi người bệnh có kế hoạch luyện tập thể chất một cách hợp lý có thể giúp giảm sự kháng insulin trong cơ thể xuống đồng thời đẩy nhanh quá trình vận chuyển glucose vào phần cơ. Khi lượng đường trong máu giảm xuống đồng thời chỉ số HbA1c cũng sẽ giảm.
Bên cạnh đó tập luyện thường xuyên còn giúp nâng cao thể chất cũng như tinh thần của người bệnh tốt hơn, từ đó giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngăn ngừa stress. Thời gian luyện tập phù hợp được khuyên giành cho người bị bệnh tiểu đường là từ 45-60 phút mỗi ngày.
Kiểm soát tốt lượng calo hấp thu vào cơ thể mỗi ngày
Lượng calo trong cơ thể dư thừa chính là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe tổng thể của mỗi người. Chính vì thế mỗi người nên xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý để có sức khỏe tốt đồng thời kéo dài tuổi thọ.
Lượng calo hấp thu hợp lý cho người bị bệnh tiểu đường sẽ là 1500 đến 1800 calo mỗi ngày.
Tự xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Nên ăn nhạt. giảm lượng muối một chút so với bình thường.
- Tuyệt đối không bỏ bữa mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
- Giảm bớt khẩu phần của mỗi bữa ăn.
- Bổ sung thêm protein trong các loại cá, thịt nạc, trứng,…
- Giảm tối đa các loại đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế hấp thu các loại mỡ động vật, chất béo bão hòa trong da.
- Không nên uống đồ ngọt, đồ uống có gas, thực phẩm ngọt nhiều đường.
- Bổ sung thêm cho cơ thể nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây tươi ít đường như: Táo, lê, trái bơ, bưởi, chanh,…
☛ Tham khảo thêm: Người bị tiểu đường nên ăn gì kiêng gì?
Hãy giữ tinh thần thoải mái tránh stress
Người bị bệnh tiểu đường nếu để tâm lý luôn căng thẳng, mệt mỏi sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến chỉ số HbA1c. Chính vì vậy việc giữ gìn được tâm lý ổn định, thoải mái vui vẻ sẽ giúp ổn định chỉ số HbA1c luôn ở mức an toàn
Kiểm soát tốt cân nặng cho phép
Đối với người bị thừa cân, béo phì sẽ ngày càng làm cho bệnh tiểu đường nguy hiểm hơn. Từ đó gây tăng chỉ số HbA1c lên mức báo động. Chính vì thế mà việc giảm từ 5-10% trọng lượng cơ thể đối với người bị tiểu đường và luôn giữ gìn cân nặng phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Muốn làm được điều này người bệnh cần kiểm soát tốt lượng calo hấp thu vào cơ thể mỗi ngày đồng thời tăng luyện tập thể chất giúp người bệnh giảm cân hiệu quả.
Giảo Cổ Lam giúp kiểm soát đường huyết an toàn!
Thông thường muốn cải thiện chỉ số HbA1c ở mức an toàn thì cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết ở mức cho phép trước. Người bệnh có thể lựa chọn những loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường để đưa chỉ số HbA1c về mức an toàn. Nhiều chuyên gia khuyên người bệnh nên lựa chọn sản phẩm Giảo Cổ Lam. Đây là sản phẩm an toàn cho bệnh nhân bị đái tháo đường.
Giảo Cổ lam là một loại dược liệu quý được sử dụng phổ biến cho người bệnh tiểu đường type 2. Thành phần Phanosid trong cây Giảo cổ lam được xác định là có khả năng giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra, các Adenosin và Saponin còn giúp hệ thống tim, mạch của người bệnh khỏe mạnh hơn. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm bớt được những biến chứng tim, mạch do bệnh tiểu đường gây ra.
Hiện nay, sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Giảo cổ lam Tuệ Linh được bào chế dưới hai dạng gồm: Dạng lá trà pha và dạng viên uống thảo dược. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện đại nên rất an toàn và đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Mua Trà giảo cổ lam và Viên giảo cổ lam Tuệ Linh gần bạn nhấtTẠI ĐÂY
☛ Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài: Giảo cổ lam khắc tinh của tiểu đường