Chuyên gia cho tôi hỏi: Ăn ngọt có tăng huyết áp không? Ngoài ra chuyên gia có thể liệt kê một số thực phẩm cần tránh cho người cao huyết áp không?
Trả lời
Đối với người bị tăng huyết áp, chế độ ăn luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả. Do đó, người bệnh cần kiêng kem rất nhiều thứ. Trong đó có đường và thực phẩm ngọt.
Mục lục
1. Ăn ngọt có gây tăng huyết áp không?
Bằng chứng khoa học từ các nghiên cứu dân số được công bố trên tạp chí trực tuyến Open Heart và thử nghiệm lâm sàng liên quan đều chỉ ra rằng: "ăn ngọt đóng vai trò chính gây tăng huyết áp". Để hiểu rõ cơ chế này, chúng ta cùng phân tích về hệ lụy của việc ăn nhiều đường và cơ chế đường ảnh hưởng đến huyết áp như sau:
Hệ lụy của đường
Tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến được xếp vào một trong tám nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có 9,4 triệu người tử vong do tăng huyết áp. Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng gia tăng. Do đó, căn bệnh này trở thành gánh nặng cho ngành y tế.
Kiểm soát tình trạng tăng huyết áp là nhiệm vụ trọng tâm của y tế cộng đồng. Xây dựng chế độ ăn là cách được bác sĩ khuyến khích áp dụng khi mới bắt đầu điều trị tăng huyết áp. Với cách này, hầu hết người bệnh chỉ tập trung chủ yếu vào lượng natri (muối) hấp thụ vào cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc giảm huyết áp bằng cách hạn chế ăn muối là rất mong manh. Thực phẩm chế biến sẵn không chỉ có muối mà còn có các thành phần tinh chế lớn từ các loại đường và các loại tinh bột khác nhau.
Các cuộc thử nghiệm lâm sàng liên quan đến đường đã cho ra bằng chứng thuyết phục rằng "đường đóng vai trò chính trong sự phát triển của bệnh tăng huyết áp". Cụ thể, đường có hai dạng cơ bản nhất là glucose và fructose.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại đường này là:
- Glucose: Cơ thể có thể tự sản xuất ra glucose. Nó là một phân tử vô cùng quan trọng khi mọi tế bào trong cơ thể đều có thể sử dụng glucose và chuyển hóa chúng thành năng lượng. Glucose có mặt ở hầu hết các đồ ăn thức uống mà chúng ta vẫn thường bổ sung hàng ngày như: bánh mì và tinh bột nói chung, trái cây và rau củ, các sản phẩm từ sữa,...
- Fructose: Cơ thể không sản xuất fructose, cũng không tiêu thụ nó. Trong khi mọi tế bào đề có thể sử dụng glucose thì đối với fructose, chỉ có gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa phân tử này. Fructose là chất làm ngọt phổ biến nhất trong các thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là nước ngọt, nước có ga,...
Do đó, nếu chúng ta ăn quá nhiều các chế phẩm có nhiều fructose, gan sẽ phải làm việc quá tải và chuyển hóa chúng thành chất béo. Đây là nguyên nhân chính gây béo phì, tiểu đường tuýp 2, tim mạch và thậm chí là cả ung thư.
Đồ ngọt ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?
Trong lối sống hiện đại và bận rộn như ngày nay, thói quen ăn uống các chế phẩm nhanh ngày càng phổ biến. Điều này khiến cho mức tiêu thụ đường bình quân đầu người cao gấp 2 đến 8 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đặc biệt, khi xét đến đối tượng là thanh thiếu niên, mức tiêu thụ đường này có thể cao gấp từ 6 đến 16 lần.
Ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng huyết áp tâm thu thêm 6,9 mmHg và tăng huyết áp tâm trương lên 5,6 mmHg. Không chỉ vậy, thực phẩm chứa đường cũng chứa nhiều calo. Theo nghiên cứu, những người tiêu thị nhiều calo (từ 25% trở lên) sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần người bình thường.
Ngoài ra, việc ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều fructose còn làm tăng nhịp tim, nồng độ muối trong máu,... Tất cả những điều này đều có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, ăn đường - bao gồm cả fructose từ thực phẩm tự nhiên như trái cây thì không gây hại, ngược lại còn rất có lợi cho cơ thể.
2. Người tăng huyết áp kiêng ăn gì?
Ngoài đồ ngọt, bệnh nhân tăng huyết áp còn phải kiêng một số thực phẩm dưới đây:
- Các loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng như đồ ăn nhanh, đồ ăn đống hộp, các loại bánh ngọt, món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ,... Tất cả chúng đều chứa nhiều chất béo bão hòa - là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.
- Các loại thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt dê), nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà,... Nhóm thực phẩm này chứa nhiều cholesterol sẽ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, cản trở máu lưu thông, từ đó làm tăng huyết áp. Không những thế, quá trình tiêu hóa những thực phẩm này trong cơ thể cón sinh ra nhiều độc tố khiến huyết áp không ổn định.
- Hạn chế ăn muối, kiêng thực phẩm chứa nhiều muối như đồ ăn đóng hộp, các loại cà muối, dưa muối,...
- Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng
- Tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,...
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần kết hợp luyện tập thể dục thường xuyên. Việc tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe tim mạch, giải tỏa căng thẳng. Tất cả những điều này góp phần giúp bạn kiểm soát huyết áp một cách ổn định.
Chuyên gia khuyến khích người bệnh nên luyện tập 30 phút mỗi ngày và duy trì ít nhất 5 buổi mỗi tuần. Người bệnh có thể lựa chọn bài tập tùy thích, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,...
Ngoài ra, một số bài tập về hơi thở như yoga, thiền có tác dụng giảm stress hiệu quả, từ đó giúp người bệnh kiểm soát được huyết áp của mình.
☛ Chi tiết tham khảo thêm: Người bị huyết áp cao cần kiêng gì?
Kết luận: Như vậy, ăn ngọt có thể làm tăng huyết áp. Do đó, các món ăn chứa nhiều đường được xếp vào nhóm thực phẩm cần kiêng đối với bệnh nhân cao huyết áp. Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần tích cực rèn luyện thể dục để tăng cường tim mạch, giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được giải đáp cụ thể.