Chào chuyên gia, tôi mới được đo tiểu đường thì thấy đường huyết mao mạch cao hơn đường huyết tĩnh mạch. Chuyên gia cho tôi hỏi điều này có nghĩa là gì và cách khắc phục như thế nào ạ?
Trả lời
Một trong những cách để nhanh nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường hiện nay đó là kiểm tra chỉ số đường huyết. Như bạn đọc chia sẻ có chỉ số đường huyết mao mạch cao hơn chỉ số đường huyết tĩnh mạch. Để giải đáp thắc mắc này, bạn hãy theo dõi câu trả lời dưới đây.
Mục lục
1. Đường huyết mao mạch, tĩnh mạch là gì?

Khi đo đường huyết, hai phương pháp phổ biến nhất là đo đường huyết mao mạch và đường huyết tĩnh mạch. Mặc dù cả hai đều nhằm đánh giá lượng glucose trong máu, nhưng mỗi phương pháp lại có quy trình thực hiện, ưu điểm và ứng dụng khác nhau.
Đường huyết mao mạch là chỉ số glucose được đo từ mẫu máu lấy tại các mao mạch nhỏ, chủ yếu ở đầu ngón tay. Phương pháp này phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, có thể thực hiện tại nhà mà không cần đến cơ sở y tế.
Đường huyết tĩnh mạch là chỉ số glucose được đo từ mẫu máu lấy trực tiếp từ tĩnh mạch, thường ở vùng cánh tay. Phương pháp này được xem là tiêu chuẩn vàng trong các xét nghiệm kiểm tra đường huyết và thường được sử dụng trong các chẩn đoán bệnh lý phức tạp hoặc khi cần đánh giá toàn diện tình trạng đường huyết.
Hiểu rõ đặc điểm của từng phương pháp sẽ giúp bạn lựa chọn cách đo phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu theo dõi của bản thân.
2. Tại sao đường huyết mao mạch cao hơn đường huyết tĩnh mạch?

Trong mao mạch, máu đang trong quá trình cung cấp glucose cho các tế bào, vì vậy nồng độ đường trong máu mao mạch có thể cao hơn. Khi máu di chuyển qua các mô và vào hệ thống tĩnh mạch, một phần glucose đã được hấp thụ bởi các tế bào, khiến nồng độ glucose trong máu tĩnh mạch giảm đi. Do đó, sự chênh lệch đường máu giữa mao mạch và tĩnh mạch càng cao cho thấy nồng độ đường máu càng nhiều. Điều này đồng nghĩa với bạn đã mắc tiểu đường.
Nghiên cứu tại Viện lão khoa quốc gia với với 228 bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú cho thấy: ở nồng độ đường máu càng cao, đường máu mao mạch và tĩnh mạch có xu hướng chênh lệch nhau càng nhiều.
Vì vậy, nếu bạn thấy đường huyết mao mạch cao hơn nhiều so với đường huyết tĩnh mạch thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc tiểu đường. Hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác, từ đó tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp.
☛ Tham khảo thêm tại: Chẩn đoán tiểu đường như thế nào?
3. Cách đo đường huyết mao mạch, tĩnh mạch
Bạn có thể phát hiện bệnh tiểu đường thông qua việc đo đường huyết mao mạch và tĩnh mạch. Trong đó, nếu như xét nghiệm đường huyết mao mạch dễ thực hiện thì ngược lại, xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Cụ thể:
- Đo đường huyết mao mạch: Chỉ cần lấy máu ở đầu 1 trong 4 ngón tay (trừ ngón cái), sau đó thực hiện đo bằng máy đo đường huyết điện tử. Do kỹ thuật đơn giản, người bệnh có thể tự đo tại nhà
- Đo đường huyết tĩnh mạch: Đường huyết tĩnh mạch lấy máu đo tại ven, thường là ở tay. Việc này đòi hỏi kỹ thuật nhất định nên người bệnh cần tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế tuy tín để được thực hiện bởi người có chuyên môn.
4. Khắc phục tình trạng đường huyết mao mạch cao hơn tĩnh mạch như thế nào?

Để khắc phục tình trạng đường huyết mao mạch cao hơn tĩnh mạch thì cần kiểm soát lượng trong máu bằng một chế độ ăn uống khoa học kết hợp với thói quen luyện tập đều đặn. Cụ thể:
- Ăn uống khoa học: Tránh thực phẩm có hàm lượng đường cao, không ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị. Thay vào đó bổ sung nhiều rau xanh và trái cây. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn.
- Thường xuyên luyện tập thể dục: Vận động thường xuyên giúp cơ thể tiêu tốn năng lượng, từ đó tăng sự nhạy cảm với hormone insulin, góp phần làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, luyện tập thể dục cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Lựa chọn các bài tập phù hợp để duy trì vận động mỗi ngày 30-45 phút và tối thiểu 5 buổi/ tuần giúp đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Điều mà người bệnh cần làm là sử dụng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua về hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có dự đồng ý của bác sĩ.
- Kết hợp uống trà giảo cổ lam mỗi ngày: Nhờ các hoạt chất Phanoside có trong thành phần, giảo cổ lam giúp kích thích khả năng tạo insulin, từ đó ổn định đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường hiệu quả. Tác dụng này đã được chứng mình trong một nghiên cứu lâm sàng vào năm 2011 trên các bệnh nhân tiểu đường type 2. Sau khi sử dụng trà giảo cổ lam với liều 6g/ngày, thì đường huyết từ 9-14 mmol/l, giảm xuống 3 mmol/l so với nhóm không dùng.

Giảo cổ lam Tuệ Linh được phân phối trên toàn quốc. Để mua trà Giảo cổ lam quý khách hàng có thể tham khảo “DANH SÁCH NHÀ THUỐC BÁN GIẢO CỔ LAM TUỆ LINH TẠI ĐÂY”.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc "đường huyết mao mạch cao hơn đường huyết tĩnh mạch là gì?" Nếu còn bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn chi tiết.