Bố tôi năm nay đã ngoài 60 tuổi. Bị cao huyết áp và đã uống thuốc điều trị 3 năm nay. Tuy nhiên, 2 tuần gần đây, huyết áp của bố thường xuyên lên cao, cụ thể có hôm lên đến 180 mmHg. Bố tôi có biểu hiện đau đầu, hay đau thắt ngực, cơ thể mệt mỏi. Xin hỏi chuyên gia huyết áp cao 180 có nguy hiểm không và làm cách nào để kiểm soát tình trạng này?
Duy Minh – Hà Nội
Trả lời
Chào bạn Duy Minh, với mức huyết áp 180 mmHg bạn đưa ra là rất nguy hiểm, cần đưa tới bác sĩ để được thăm khám ngay lập tức! Cách tốt nhất để đưa chỉ số huyết áp về mức mục tiêu và kiểm soát tình trạng huyết áp không đột ngột tăng quá cao là thực hiện một chế độ ăn uống khoa học kết hợp với lối sống lành mạnh.
Mục lục
Huyết áp 180 mmHg là cao huyết áp độ mấy?
Trước khi tìm hiểu huyết áp 180 mmHg là thuộc cấp độ mấy thì người bệnh cần nắm được cao huyết áp là căn bệnh như thế nào?
Cao huyết áp là bệnh lý xảy ra khi áp lực của máu lên thành động mạch cao hơn mức bình thường. Đây được coi như "kẻ giết người" thầm lặng vì chúng không có biểu hiện rõ ràng, khiến người bệnh rất dễ chủ quan và bỏ quan căn bệnh này. Từ đó bệnh tiến triển nặng hơn với những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Đo huyết áp là cách nhanh và tốt nhất để xác định xem có bị cao huyết áp hay không. Theo đó, phân độ huyết áp được chia thành các cấp như sau:
- Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.
- Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 120 – 129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80 – 84 mmHg.
- Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu 130 - 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 89 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu < 90 mmHg.
Như vậy, huyết áp 180 mmHg được phân loại vào cao huyết áp độ 3.
Huyết áp 180 mmHg có nguy hiểm không?
Bệnh lý về tim: Huyết áp tăng cao làm tổn thương mạch máu. Trường hợp mạch vành bị tổn thương sẽ gây nên các bệnh lý liên quan đến tim như cơn đau thắt ngực, suy tim, thậm chí là nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong. Người có mức huyết áp 180 mmHg rất dễ bị nhồi máu cơ tim, cứ 10 người thì có 5-6 trường hợp phải đối mặt với tình trạng này.
Bệnh lý liên quan đến não: Huyết áp cao làm cản trở máu lưu thông lên não, dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Đây là nguyên nhân gây nên các cơn đột quỵ thoáng qua, xuất huyết não, tai biến mạch máu não để lại các di chứng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt sau này như liệt cơ mặt, mất khả năng vận động, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nhận thức,...
Biến chứng thận: Huyết áp cao làm tổn thương màng lọc của cầu thận. Điều này dẫn đến tình trạng tiểu ra protein, lâu ngày gây suy thận. Không chỉ vậy, huyết áp cao còn làm hẹp hoặc phình động mạch thận.
Biến chứng mắt: Huyết áp cao có thể làm hỏng mạch máu võng mạch gây xuất huyết, phù gai thị, giảm thị lực, thậm chí là dẫn đến mù lòa.
☛ Đọc thêm: Cao huyết áp dẫn đến tai biến
Huyết áp trên 180mmHg cần làm gì?
Với những biến chứng nguy hiểm của huyết áp trên 180 mmHg đã chia sẻ ở trên, tốt nhất người bệnh nên tiến hành sơ cứu càng nhanh càng tốt. Cụ thể lúc này cần làm những gì?
Ban đầu khi huyết áp mới tăng cao lên 180 mmHg và chưa có dấu hiệu tổn thương cơ quan khác thì người bệnh nên đợi 5 phút, sau đó đo lại, nếu huyết áp vẫn lên tới 180 mmHg thì cần tìm gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu huyết áp tăng cao 180mmHg nhưng xuất hiện thêm các dấu hiệu tổn thương như đau tức ngực, khóc thở,... thì đây được gọi là tăng huyết áp cấp cứu. Trường hợp này, người bệnh cần gọi cấp cứu ngay để được chẩn đoán và hạ huyết áp lập tức. Trong thời gian chờ tới viện, người bệnh cũng cần liên tục theo dõi huyết áp và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây tổn thương cơ quan đích gây đe dọa đến tính mạng.
Ông cha ta có câu "phòng bệnh còn hơn chữa bệnh". Do đó, thay vì đến khi huyết áp tăng lên 180 mmHg mới điều trị thì người bệnh nên kiểm soát tình trạng huyết áp của mình ngay từ đầu bằng các phương pháp đơn giản sau:
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Với mức huyết áp nguy hiểm 180 mmHg, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc huyết áp mà bác sĩ kê đơn để kiểm soát tình trạng bệnh của mình.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ lê đơn bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu thiazid
- Thuốc chẹn kênh canxi
- Thuốc ức chế men chuyển
- Thuốc chẹn beta giao cảm
- Thuốc chẹn kênh alpha
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
☛ Tham khảo thêm: Thuốc trị cao huyết áp phải dùng đúng!
Xây dựng chế độ ăn khoa học
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh huyết áp cao cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày. Một chế độ ăn lành mạnh cho người huyết áp cao cần:
- Hạn chế sử dụng chất béo không lành mạnh từ mỡ động vật, thay vào đó nên sử dụng bằng dầu thực vật hoặc các loại chất béo tốt có trong cá, bơ đậu phộng, các loại hạt,...
- Giảm lượng muối tiêu thụ bằng cách hạn chế ăn đồ đóng hộp, thay vào đó nên nấu ăn tại nhà để kiểm soát lượng muối dung nạp vào cơ thể.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể.
- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê.
☛ Đọc chi tiết: Huyết áp cao nên ăn gì và kiêng gì?
Thường xuyên luyện tập thể dục
Hoạt động thể dục luôn đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho tất cả mọi người và bệnh nhân huyết áp cao cũng không ngoại lệ. Cụ thể, tập thể dục không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh mà còn giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe tim mạch. Tất cả những điều này góp phần ổn định huyết áp hiệu quả.
Tùy vào tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể lựa chọn các hoạt động phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội. Mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút tập thể dục và duy trì đều đặn 5 buổi/tuần có thể giúp người cao huyết áp giảm từ 5-8 mmHg.
Duy trì cân nặng ở mức phù hợp
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp. Do đó, duy trì cân nặng ở mức phù hợp được xem là biện pháp giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Thông thường để làm được điều này, người bệnh cần kết hợp giữa một chế độ ăn uống khoa học và luyện tập đều đặn.
Quản lý căng thẳng
- Thường xuyên căng thẳng có thể khiến huyết áp cao, do tâm trạng căng thẳng sẽ kích thích cơ thể tiết ra adrenalin làm tăng huyết áp. Vì vậy, quản lý căng thẳng cũng là một biện pháp giúp điều trị cao huyết áp hiệu quả.
- Một thái độ sống tích sự và tinh thần thư thái luôn là điều cần thiết để giữ cho tâm trạng không bị căng thẳng. Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp có thể lựa chọn cách giảm căng thẳng bằng việc thư giãn, nghỉ ngơi, nghe nhạc, xem phim,…
- Ngủ đúng và đủ giấc, tránh làm việc quá sức là cách đơn giản có thể giúp người bệnh quản lý được căng thẳng.
Đo huyết áp thường xuyên
Đo huyết áp thường xuyên giúp bệnh nhân kiểm soát được chỉ số huyết áp, từ đó chủ động đối phó khi huyết áp tăng cao đồng thời cũng ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Người bệnh có thể lựa chọn tự theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà hoặc đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể. ☛ Tham khảo: Cách đo huyết áp đúng chuẩn
Kết luận: Như vậy, qua thông tin đã đề cập bên trên, chúng tôi xin khẳng định rằng huyết áp 180 mmHg là tình trạng vô cùng nguy hiểm cần được điều trị và cấp cứu kịp thời để tránh những biến chứng không đáng có. Tốt nhất người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn khoa học cùng lối sống lành mạnh để duy trì sức khỏe, cũng như mức huyết áp ổn định. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ qua hotline 1800 1190 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.