Bố tôi được chẩn đoán bị huyết áp cao đã 2 năm nay. Do khá gầy yếu nên gia đình có bổ sung khá nhiều thực phẩm dinh dưỡng như trứng vịt lộn… Tuy nhiên, thời gian gần đây bố tôi đi khám lại thì thấy chỉ số huyết áp vẫn còn cao. Vậy cho tôi hỏi bị huyết áp cao có ăn trứng vịt lộn hay không? Vì đợt này bố tôi ăn khá nhiều, sợ ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi vấn đề này.
Duy Hưng – Nho Quan, Ninh Bình
Trả lời
Trứng bị lộn là 1 loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khi chứa hàng loạt dưỡng chất tốt cho sức khỏe như protein, lipid, canxi, photpho, sắt, glucid, vitamin A, B1, C,... Bên cạnh đó, trong trứng vịt lộn cũng có 1 lượng cholesterol không nhỏ - hợp chất này không nên tốt cho sức khỏe của người cao huyết áp. Tuy nhiên không chỉ vì 1 thành phần xấu mà làm giảm giá trị của thực phẩm này. Vì vậy, chúng tôi xin phép giải đáp chi tiết thắc mắc của anh Hưng liên quan đến "Huyết áp cao ăn trứng vịt lộn được không?" qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Người bị huyết áp cao có trứng vịt lộn được không?
Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng nhưng lại chứa nhiều cholesterol vì vậy không phải ai cũng ăn được, đặc biệt là những người đang mắc bệnh. Đó là lý do vì sao rất nhiều bệnh nhân huyết áp cao đặt câu hỏi "cao huyết áp ăn trứng vịt lộn được không?"
Người bị huyết áp cao có thể ăn trứng vịt lộn, nhưng cần ăn với mức độ hợp lý. Trứng vịt lộn chứa nhiều dinh dưỡng như protein, chất béo tốt (lecithin), và các khoáng chất cần thiết, nhưng cũng có lượng cholesterol tương đối cao. Tuy nhiên, lecithin trong trứng giúp điều hòa cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, và hỗ trợ quá trình loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể. Vì vậy, nếu ăn một lượng hợp lý, trứng vịt lộn không gây tác động tiêu cực đến huyết áp cao. Song, người bị huyết áp cao nên tránh ăn quá nhiều để không nạp dư thừa các chất có thể gây tăng huyết áp.
2. Ăn bao nhiều trứng vịt lộn là đủ với người huyết áp cao?
Mặc dù có thể ăn trứng vịt lộn nhưng người cao huyết áp cũng không nên vì thế mà lạm dụng ăn quá nhiều. Việc ăn quá nhiều không chỉ làm giảm lợi ích của trứng vịt lộn mà còn gây đầy bụng, khó tiêu hoặc làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch bệnh nhân cao huyết áp.
Các chuyên gia y tế nhận định rằng người bị cao huyết áp có thể ăn 2-3 quả/tuần đối với người cao huyết áp không có bệnh lý nền. Ngược lại, với trường hợp cao huyết áp nhưng mắc thêm các bệnh về gout, gan, thận, tim mạch hoặc phụ nữ mới sinh thì chỉ ăn 1-2 quả/tuần.
3. Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn cho người cao huyết áp
Để cơ thể có thể hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất, bệnh nhân cao huyết áp phải biết cách bảo quản và sử dụng đúng cách trứng vịt lộn trong ăn uống.
Dưới đây là một số lưu ý cho cho người cao huyết áp khi ăn trứng vịt lộn:
Không ăn trứng vịt lộn vào buổi tối: Hàm lượng protein trong trứng vịt lộn khá cao, ăn vào buổi tối có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ về đêm.
Bảo lạnh trong ngăn mát tủ lạnh: Trứng vịt lộn nên bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng được lâu hơn. Trứng tươi có thể dùng trong 5 tuần sau khi đóng gói. Với trứng không có ngày đóng gói tốt nhất nên dùng nhanh trong 3 tuần, không để quá lâu.
Không ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm: Trứng vịt lộn đã để qua đêm có thể sản sinh ra những chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không uống trà ngay sau khi ăn trứng vịt lộn: Nhiều người cho rằng vị trà đắng có thể khử được mùi tanh của trứng vịt lộn, Tuy nhiên trên thực tế, axit tannic có trong trà khi kết hợp với protein trong trứng sẽ gây khó tiêu.
Chế biến đơn giản: Trứng vịt lộn vốn dĩ đã là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Do đó, người bệnh nên ưu tiên chế biến các món đơn giản, không dầu mỡ, ít muối để đảm bảo cơ thể không bị quá tải khi hấp thụ dinh dưỡng từ món ăn đó.
Kết hợp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng: Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng huyết áp cao. Vì vậy, người bệnh cần đảm bảo ăn đủ các nhóm chất, trong đó ưu tiên ăn rau xanh, trái cây tươi, hạn chế uống bia rượu, đồ uống chứa chất kích thích. (Tham khảo: Chế độ ăn uống cho người bệnh huyết áp)
Tập thể dục: Duy trì, cải thiện sức khỏe từ bên trong bằng cách luyện tập thể dục đều đặn là biện pháp kiểm soát huyết áp mang lại hiệu quả lâu dài.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Trong một số trường hợp cao huyết áp nhất định, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc để điều trị và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Lúc này, việc bạn cần làm đó là tuân thủ kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, tránh hậu quả khôn lường. (Xem đầy đủ: Các loại thuốc điều trị cao huyết áp)
Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên: Chủ động theo dõi huyết áp khiến người bệnh phòng ngừa, hạn chế nguy cơ huyết áp tăng đột ngột, gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Trường hợp huyết áp tăng cao không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4. Kết hợp Giảo cổ lam Tuệ Linh giúp ổn định huyết áp hiệu quả!
Tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định huyết áp từ thiên nhiên giúp rút ngắn quá trình điều trị bệnh, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng huyết áp cao liên quan đến tim mạch.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã chứng minh rằng: uống Giảo Cổ Lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric. Hợp chất có khả năng giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, nhờ đó hạ mức huyết áp xuống và duy trì ở mức ổn định an toàn.
Ngoài ra, lượng lớn Adenosine có trong giảo cổ lam góp phần ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim đột ngột, kích hoạt giấc ngủ sinh lý, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Với mức độ lành tính cao, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dài hạn theo xuyên suốt cả một quá trình điều trị huyết áp cao mà không lo bất cứ tác dụng phụ nào. Hiện sản phẩm đã được phân phối rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bấm xem danh sách các nhà thuốc và mua hàng online TẠI ĐÂY
Kết luận: Người cao huyết áp ăn được trứng vịt lộn không? Câu trả lời là CÓ những với mức độ vừa phải, không ăn quá nhiều và liên tục. Tốt nhất hãy biết cách cân bằng dinh dưỡng để kiểm soát huyết áp về lâu dài. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua hotline 1800.1190 để được giải đáp cụ thể.