Chào chuyên gia! Tôi năm nay 47 tuổi. Tôi đi khám sức khỏe và có được chẩn đoán là bị huyết áp cao. Tôi có ý định đăng ký hiến máu, nhưng đang băn khoăn liệu người bị cao huyết áp hiến máu có được không? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Mong được chuyên gia giải đáp thắc mắc này. Xin cảm ơn!
(Anh Mạnh, Phú Thọ)
Trả lời
Chào anh Mạnh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho chuyên gia. Xin được giải đáp thắc mắc của anh Mạnh như sau:
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp, là tình trạng bệnh lý khi mà áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp cao được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi nếu bệnh không được kiểm soát sẽ diễn tiến thầm lặng, gây ra những nguy hiểm và biến chứng khôn lường, làm tổn thương đến nhiều cơ quan đích, thậm chí là tử vong.
Huyết áp cao khi mới khởi phát sẽ không xuất hiện nhiều biểu hiện cụ thể, chính bởi vậy cách tốt nhất để kiểm soát bệnh là chủ động phòng ngừa từ sớm. Bạn hãy bắt đầu bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tăng cường tập thể dục để nâng cao sức khỏe, theo dõi huyết áp thường xuyên,…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao?
Người bị huyết áp cao có hiến máu được không?
Người bị huyết áp cao có thể hiến máu nếu chỉ số huyết áp của họ ổn định và nằm trong giới hạn an toàn, với huyết áp tâm thu dưới 180 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 100 mmHg. Tuy nhiên, nếu đang dùng thuốc hạ huyết áp hoặc mắc các bệnh liên quan như xơ vữa động mạch, bệnh thận, hay suy tim, thì không nên tham gia hiến máu.
Trước khi hiến máu, người mắc huyết áp cao cần nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh, và tránh thức khuya. Sau khi hiến máu, cần hạn chế hoạt động gắng sức và bổ sung dinh dưỡng hợp lý.
Người bị huyết áp cao cần làm gì để huyết áp ổn định?
Khi đo huyết áp mà chỉ số huyết áp cao hơn bình thường bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Sau khi được chẩn đoán kĩ càng về tình trạng bệnh cao huyết áp của bạn, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chiến lược điều trị theo phác đồ của Bộ y tế.
Mục tiêu điều trị sẽ làm duy trì huyết áp mục tiêu dưới 140/90 mmHg, hay thậm chí dưới 130/80 mmHg đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn.
Bên cạnh việc dùng thuốc để cải thiện chỉ số huyết áp cao thì thay đổi lối sống cũng là một phương pháp điều trị được khuyến cáo mà bản thân mỗi người có thể tự điều chỉnh nhằm cải thiện chỉ số huyết áp cao của mình.
Chế độ ăn ngừa cao huyết áp
Chế độ ăn hợp lý được tóm tắt như sau:
- Ăn uống lành mạnh, thực phẩm sạch, giàu trái cây, rau xanh, ít chất béo, ăn cá (nhất là các loại có nhiều omega 3 như cá hồi, cá trích…), ăn thịt ít mỡ, thịt gia cầm không da, thịt nạc, sẽ giúp bạn giảm 8-14mmHg trong chỉ số huyết áp.
- Ăn nhạt, ít muối: lượng muối nhập dưới 6gr/ ngày. Tương đương với việc bạn chỉ nêm 1 muống cafe muối trong quá trình nấu ăn, ngoài ra bạn không nên ăn kèm nước chấm, không ăn các loại dưa cải muối, hay các thực phẩm có vị mặn khác, các loại thực phẩm làm sẵn, thức ăn nhanh tại các cửa hàng tiện dụng… Bạn sẽ giảm được 2-8mmHg trong việc tuân thủ chế độ ăn nhạt này.
☛ Chi tiết nhất trong bài: Dinh dưỡng cho người cao huyết áp
Chế độ tập luyện và giảm cân
Rất nhiều người tăng huyết áp bị thừa cân. Tập luyện thể lực là một phần không thể thiếu của chương trình điều trị hằng ngày. Rèn luyện thể dục thể thao tùy theo sức lực và khả năng của bản thân, ví dụ đi bộ tối thiểu 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần, từ đó theo dõi cân nặng cơ thể.
Thể trạng của bạn được đo theo một chỉ số đó là BMI, cách tính chỉ số BMI rất đơn giản theo công thức :
Chỉ số BMI lý tưởng nằm trong khoảng 18.5 – 24.9 kg/m2. Bạn sẽ giảm được 5-20 mmHg cho mỗi 10kg mất đi.
Tránh sử dụng các chất kích thích
Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ của thuốc lá đối với các bệnh tim mạch nói chung hay tăng huyết áp nói riêng, người tăng huyết áp mà hút thuốc lá sẽ có nguy cơ bị các bệnh tim mạch khác cao gấp nhiều lần. Do vậy hãy tập bỏ thuốc lá ngay nếu bạn đang hút.
Lượng rượu được khuyến cáo tối đa hàng ngày là một đơn vị uống, tương đương 142ml rượu vang đỏ, 341 ml bia, 43ml rượu mạnh. Đây là áp dụng cho người phương Tây, người châu Á có thể lượng thấp hơn. Vì vậy nếu đang uống rượu nhiều hơn mức trên thì bạn nên hạn chế bớt nhằm bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Giữ tinh thần thoải mái
Căng thẳng kích thích các phản ứng của cơ thể tiết ra một số chất, trong đó có chất adrenalin làm tăng biến cố tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp và làm tăng tần số các cơn tăng huyết áp. Bạn cần giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng hay xúc động quá mạnh bằng việc hãy tham gia tập luyện, thư giãn để tâm tình tốt hơn.
☛ Tham khảo đầy đủ: Bị cao huyết áp uống gì cho hạ?
Sử dụng trà giảo cổ lam
Bên cạnh các loại thuốc hạ áp được bác sĩ kê đơn, trà giảo cổ lam cũng được chứng minh là có tính hiệu quả, an toàn vượt trội của với người mắc mỡ máu cao, huyết áp cao và tiểu đường.
Trong giảo cổ lam chứa hơn 100 loại Saponin có cấu trúc tương tự nhóm Damaran trong nhân sâm, có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride, giảm LDL, tăng HDL, giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Giảo cổ lam còn chứa Adenosin, một hoạt chất có khả năng tạo năng lượng rất mạnh, làm tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, làm giảm rõ rệt các cơn đau tim.
Ngoài ra, các flavonoid trong giảo cổ lam giúp chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, kéo dài tuổi thọ, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giúp tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng… vì thế sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được huyết áp cũng như các biến chứng mà huyết áp cao gây ra.
Việc lựa chọn nguồn lá trà vô cùng quan trọng, lá sạch, không sâu bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh cao hơn. Trà giảo cổ lam Tuệ Linh được Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị đi đầu trong việc chuẩn hóa vùng nguyên liệu Giảo cổ lam theo tiêu chuẩn quốc tế tại Mộc Châu, Sơn La. Việc làm này vừa giúp chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ việc sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe người dân, đồng thời phục vụ cho xuất khẩu ra các nước châu Âu, vừa giúp kiểm soát được chất lượng của sản phẩm.
Theo giaocolam.vn