Thưa bác sĩ, bố tôi năm nay 60 tuổi, có tiền sử bị huyết áp cao đã 2 năm nay. Hiện bố tôi đang sử dụng thuốc huyết áp cao, nhưng uống vẫn không hạ hẳn mà vẫn ở mức cao, trên 150mgHg. Tôi rất lo lắng, không biết phải làm như thế nào. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Nhâm Hoàng – Thạch Thất, Hà Nội
Trả lời
Vấn đề huyết áp cao uống thuốc không hạ đang ngày càng phổ biến. Thực tế có rất nhiều người gặp phải tình trạng này và bố bạn là một trong những trường hợp đó. Khi huyết áp cao uống thuốc không hạ, bạn cần xem lại các yếu tố nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này, đồng thời tới bệnh viện để được bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp hoặc thay thế phương pháp điều trị.
Mục lục
Huyết áp cao uống thuốc không hạ là do đâu?
Trước khi muốn biết huyết áp cao uống thuốc không hạ phải làm sao thì người bệnh cần nắm được nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng này.
Có rất nhiều bệnh nhân huyết áp cao nhưng khi dùng thuốc lại không hạ được huyết áp. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, các yếu tố chính phải kể đến bao gồm:
Do việc sử dụng thuốc
Tương tác thuốc kém: Trường hợp bệnh nhân cao huyết áp mắc đồng thời nhiều bệnh lý khác như xương khớp, tiểu đường, thận,... không còn quá xa lạ. Điều này đồng nghĩa với việc ngoài thuốc hạ huyết áp, người bệnh còn phải dùng thêm thuốc chữa các bệnh khác nữa. Khi các thuốc kết hợp với nhau có thể làm giảm tác dụng điều trị. Đây có thể là lý do khiến cho người cao huyết áp uống thuốc không hạ xuống.
Nhờn thuốc: Nhiều trường hợp, thời gian đầu khi dùng thuốc, chỉ số huyết áp được hạ và được duy trì ở mức ổn định. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian, thuốc lại không còn tác dụng nữa. Tình trạng này có thể xảy ra do cơ thể bị "nhờn thuốc".
Tự ý bỏ thuốc: Tự ý bỏ thuốc là nguyên nhân phổ biến khiến cho huyết áp không hạ dù đã dùng thuốc. Thực tế huyết áp cao là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi mà người bệnh phải dùng thuốc suốt phần đời còn lại để duy trì huyết áp. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng huyết áp đã hạ và ổn định rồi thì không cần dùng thuốc nữa. Chính vì thế mà có vô số trường hợp huyết áp ổn định trong thời gian dài, 3 năm, có khi lên tới 5 năm làm cho người bệnh yên tâm, chủ quan không dùng thuốc nữa và rồi huyết áp lại tăng lên đột ngột dẫn tới tai biến mạch máu não, thậm chí là tử vong.
Tự ý giảm liều: Khác với tình trạng tự ý bỏ thuốc, nhiều trường hợp thời gian đầu điều trị uống thuốc rất nghiêm chỉnh, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Ví dụ, bác kê đơn ngày uống 2 viên. Tuy nhiên, khi thấy huyết áp ổn định lại tự ý giảm liều xuống 1 viên/ngày mà không thông qua ý kiến của bác sĩ. Điều này hết sức nguy hiểm, vì khi uống 1 viên như vậy, huyết áp sẽ chỉ giảm xuống trong 12 giờ đầu.
Dùng thuốc không đúng giờ: Huyết áp thường tăng giảm theo chu kỳ sinh học. Tức là gần sáng huyết áp sẽ tăng, đạt chỉ số cao nhất trong khoảng từ 9h-12h trưa rồi thấp dần vào buổi chiều, thấp nhất vào 3h sáng. Từ 3h sáng lại tăng dần theo chu kỳ. Do đó, nếu người bệnh dùng thuốc không đúng giờ sẽ không phát huy được tác dụng, dẫn đến tình trạng huyết áp không giảm.
Không khám định kỳ, dùng mãi một đơn thuốc: Nếu không khám định kỳ, người bệnh sẽ không biết được huyết áp cao có thể tiến triển nặng theo thời gian. Lúc này, việc dùng mãi một đơn thuốc ban đầu không thể đáp ứng được tình trạng bệnh. Đó là nguyên nhân vì sao người cao huyết áp uống thuốc không hạ. Muốn điều trị huyết áp cao, người bệnh cần phải điều chỉnh thuốc, liều lượng phù hợp với từng giai đoạn bằng cách khám định kỳ với bác sĩ.
☛ Thông tin liên quan: Huyết áp bao nhiêu buộc sử dụng thuốc?
Do chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý
Dù đang điều trị bằng thuốc nhưng nếu người bệnh không tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, huyết áp vẫn có thể không được kiểm soát tốt. Việc ăn mặn, sử dụng nhiều rượu bia, cà phê, hoặc không tập thể dục đều đặn sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tuần hoàn, khiến thuốc khó phát huy tác dụng.
Tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài
Tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị huyết áp cao. Khi cơ thể luôn ở trạng thái căng thẳng, hormone stress như cortisol sẽ được tiết ra nhiều hơn, làm co thắt mạch máu và tăng huyết áp. Điều này làm cho thuốc khó kiểm soát được mức huyết áp mục tiêu.
Việc huyết áp không hạ dù đã uống thuốc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc không tuân thủ đúng phác đồ điều trị, sử dụng thuốc không phù hợp, đến các yếu tố liên quan đến lối sống và bệnh lý nền. Để kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh cần theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe, trao đổi thường xuyên với bác sĩ, và tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị.
Huyết áp cao uống thuốc không hạ có nguy hiểm không?
Khi huyết áp cao không được kiểm soát tốt, dù đã sử dụng thuốc điều trị, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được cấp cứu kịp thời. Cụ thể là dẫn đến một số biến chứng sau:
- Tổn thương động mạch: Huyết áp tăng cao không được hạ gây áp lực lên mạch máu khiến chúng bị tổn thương, nứt vỡ, kém đàn hồi. Lâu dần dẫn đến chứng hẹp động mạch, phình động mạch.
- Tổn thương não: Cao huyết áp làm giảm lượng máu cung cấp đến não, từ đó gây ra các biến chứng về não như thiếu máu não thoáng qua (TIAs), thậm chí là chết tế bào não, đột quỵ.
- Tổn thương thận: Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu tại thận gây xơ hóa cầu thận, suy thận.
- Ảnh hưởng tới tim: Huyết áp cao khi không được kiểm soát sẽ khiến tim phải làm việc quá sức. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tim, về lâu dài sẽ kéo theo các bệnh lý tim mạch như phì đại thất trái, rối loạn nhịp tim, suy tim, đột tử.
- Tổn thương mắt: Huyết áp cao làm hỏng các mạch máu nhỏ ở mắt, gây nên các vấn đề ở võng mạc hoặc làm tổn thương dây thần kinh thị giác.
- Rối loạn chức năng sinh dục: Nam giới bị cao huyết áp sẽ có khả năng bị rối loạn cương dương vì lưu lượng máu đến dương vật bị hạn chế. Còn ở phụ nữ, lưu lượng máu đến âm đạo giảm do huyết áp cao sẽ gây khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục hoặc khó đạt được khoải cảm trong quan hệ.
☛ Bài viết chi tiết: Biến chứng khó lường của cao huyết áp
Phải làm gì khi huyết áp cao uống thuốc không hạ?
Với tình trạng cao huyết áp không hạ dù đã uống thuốc, người bệnh cần nhanh chóng được xử lý, tránh để lại những hệ lụy về sức khỏe. Vậy các bước cần làm khi huyết áp không hạ sau khi uống thuốc bao gồm:
Nghỉ ngơi tại chỗ
Sau khi uống thuốc, có thể thuốc chưa phát huy tác dụng ngay lập tức nên mới dẫn đến tình trạng huyết áp không hạ. Với các triệu chứng đặc trưng khi bị tăng huyết áp là hoa mắt, chóng mặt, khó thở, hãy nhanh chóng để người bệnh nằm nghỉ ngơi tại một không gian thoáng khí, tránh tập trung đông đúc có thể khiến tình trạng khó thở của người bệnh nặng hơn.
Khi nằm nghỉ cần bởi bỏ mũ nón, nới lỏng quần áo để bệnh nhân dễ dàng hô hấp. Tư thế nằm cũng cần đảm bảo không để chân cao hơn đầu thì sẽ khiến máu dồn lên não, làm tăng áp lực lên mạch máu.
Trường hợp bệnh nhân nôn mửa, tuyệt đối không nằm ngửa vì có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp. Thay vào đó hãy đặt người bệnh nằm nghiêng.
Đo lại huyết áp
Thời gian nghỉ ngơi cũng là khoảng thời gian thuốc phát huy tác dụng (nếu có). Vì vậy, hãy tiến hành đo lại huyết áp một lần nữa để đánh giá chỉ số huyết áp sau khi uống thuốc đang ở mức độ nào.
☛ Bạn có biết: Top 7 máy đo huyết áp hiện nay!
Xử lý từng trường hợp cụ thể
Sau khi đo huyết áp ở cánh tay, tùy theo chỉ số huyết áp là bao nhiêu và triệu chứng như thế nào mà bạn sẽ có những cách xử trí khác nhau:
- Nếu huyết áp tâm thu cao trên 140 mmHg nhưng dưới 160 mmHg thì người bệnh có thể tiếp tục theo dõi ở nhà, chỉ cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn mặn, không hút thuốc,… huyết áp sẽ dần ổn định. Nếu vẫn còn bất thường, người bệnh cần hẹn gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
- Nếu huyết áp tâm thu trên 160 mmHg, người bệnh buộc phải kết hợp thêm các loại thuốc có tác dụng hạ huyết áp nhanh chóng. Thông thường, các loại thuốc này sẽ được bào chế dưới dạng viên ngậm hoặc nhỏ giọt dưới lưỡi. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tham khảo sự tư vấn và đồng ý của bác sĩ mới được sử dụng.
- Trường hợp đo huyết áp từ 180/120 trở lên thì cần gọi cấp cứu ngay lập tức đưa người bệnh nhanh chóng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ.
☛ Đọc thêm: Tăng huyết áp đột ngột, xử trí như thế nào?
Kết luận: Như vậy, tình trạng huyết áp cao không hạ sau khi dùng thuốc của bố bạn là chưa đạt hiệu quả, cần theo dõi thêm để tìm ra nguyên nhân, đồng thời đưa bố bạn đến thăm trực tiếp với bác sĩ để có một phác đồ điều trị phù hợp hơn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.