Tôi bị tiểu đường, người thì nói ăn được khoai lang, người lại bảo tiểu đường không nên ăn khoai lang. Vậy chuyên gia có thể giải đáp chính xác cho tôi biết là người mắc tiểu đường ăn khoai lang được không ạ?
Trả lời
Tiểu đường ăn khoai lang được không hiện đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và cũng gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng khoai lang chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt nên cần kiêng tuyệt đối với người mắc bệnh tiểu đường. Một số khác cho rằng tinh bột trong khoai lang là tinh bột tốt nên người tiểu đường vẫn có thể ăn được. Vậy đâu mới là câu trả lời đúng cho thắc mắc muôn thuở này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Tìm hiểu nhanh về bệnh tiểu đường
- 2. Khoai lang và thành phần dinh dưỡng của nó
- 3. Người tiểu đường ăn khoai lang được không?
- 4. Người tiểu đường ăn khoai lang thế nào là đúng?
- 5. Các loại khoai lang tốt cho người tiểu đường
- 6. Lưu ý một số người tiểu đường không nên ăn khoai lang
- 7. Kết hợp sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh - hỗ trợ điều trị tiểu đường
1. Tìm hiểu nhanh về bệnh tiểu đường
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate, mỡ và protein khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức động trong máu quá cao
Cụ thể, hầu hết thực phẩm mà bạn ăn sẽ được phân giải thành đường (còn gọi là glucose) và được giải phóng vào máu. Lượng đường huyết cần đến insulin để trở thành nguồn năng lượng chính giúp bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Insulin - một loại hormone được tạo ra bởi tuyến tụy, giúp glucose từ thức ăn đi vào tế bào của bạn để được sử dụng làm năng lượng. Khi cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin hoặc bất kỳ insulin nào không được sử dụng tốt, glucose sẽ lưu lại trong máu bạn mà không di chuyển đến các tế bào gây nên bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường gồm 2 loại chính
- Tiểu đường loại 1: xảy ra do tuyến tụy không tiết insulin.
- Tiểu đường loại 2: xảy ra do giảm tiết insulin và đề kháng insulin. Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh thường gặp 2, chiếm 90-95% trong tổng số bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh tiểu đường nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng liên quan đến các bộ phận khác của cơ thể như tim, thận, mắt, ảnh hưởng thần kinh.
☛ Tham khảo thêm: Dấu hiệu giúp phát hiện sớm bệnh tiểu đường!
2. Khoai lang và thành phần dinh dưỡng của nó
Khoai lang có tên gọi khoa học là Ipomoea batatas. Khoai lang được biết đến là một loại củ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là lợi ích về sức khỏe của đường ruột do chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Cụ thể trong 100g khoai lang sống có:
- Calo: 86
- Nước: 77%
- Protein 1,6g
- Cacbohydrat: 20,1g
- Đường 4,2g
- Chất xơ: 3g
- Chất béo: 0,1g
Ngoài ra khoai lang còn chứa nhiều vitamin (Vitamin A, C, K, B6), các nguyên tố vi lượng như Kali, phốt pho, kẽm, magie,...
Như vậy, ta có thể thấy, khoai lang chủ yếu bao gồm các carbohydrate hầu hết đến từ tinh bột, vì vậy không ít người có suy nghĩ khoai lang sẽ không phù hợp cho những người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên trên thực tế sự thật lại không phải như vậy.
3. Người tiểu đường ăn khoai lang được không?
Dù khoai lang có nhiều carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu nhưng hàm lượng chất xơ có trong khoai lang giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột. Đặc biệt, khoai lang có GI là 54-55, bằng với GI ở mức trung bình là 55. Trong đó, GI là chỉ số đường huyết của thực phẩm, thể hiện khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn. Do đó, khoai lang thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết có thể sử dụng, người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể thêm khoai lang vào chế độ ăn dinh dưỡng của mình.
Nếu bạn còn đang băn khoăn "Người tiểu đường ăn khoai lang được không?" thì câu trả lời là Có. Cụ thể khoai lang mang đến nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường như sau:
- Nghiên cứu cho thấy khoai lang khi luộc chín sẽ chứa nhiều chất xơ ( một củ khoai trung bình chứ 3,8g chất xơ) bao gồm chất xơ hòa tan ở dạng pectin chiếm 15-23% và chất xơ hòa tan ở dạng cellulose, hemiaellulose và lignin chiếm 77-85%. Trong đó, chất xơ hòa tan có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột, từ đó giúp bạn giảm thiểu tối đa lượng thực ăn nạp vào và lượng đường trong máu. Vì vậy, khi ăn khoai lang, bạn thường có cảm giác no lâu hơn so với các loại thức ăn khác. Bên cạnh đó, chất xơ không hòa tan lại giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, ngoài ra cũng kiểm soát lượng đường làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Khoai lang có chứa nhiều carotenoid, được gọi là beta-caroten - đây là tiền chất tạo vitamin A. Chất dinh dưỡng này khiến cho khoai lang có chức năng điều hòa đường huyết bằng cách làm giảm sự kháng insulin. Kháng insulin tức là khi tế bào không đáp ứng với insulin thì không phép đường huyết đi vào tế bào một cách tự nhiên để nuôi dưỡng tế bào. Ngoài ra, vì carotenoid là tiền chất tạo vitamin A nên có tác dụng bảo vệ đôi mắt trước biến chứng mù lòa do bệnh tiểu đường gây ra.
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Áo và Ý cho thấy, trong khoai lang trắng có chứa caiapo - tinh chất này có khả năng kiểm soát tốt lượng đường và cholesterol trong máu của người mắc tiểu đường tuýp 2.
- Vitamin C và beta-carotene có trong khoai lang giúp thực phẩm này có khả năng chống oxy hóa hiệu quả. Nhờ vào tác dụng loại bỏ các gốc tự do gây nguy hiểm đến các tế bào khác trong cơ thể, từ đó người mắc bệnh tiểu đường hạn chế nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, thậm chí là đột quỵ.
- Khoai lang được biết đến là thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả bởi các chất dinh dưỡng có trong khoai lang như protein, vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa, cải thiện chức năng trao đổi chất. Giảm cân cũng là một cách hiệu quả giúp bạn cải thiện tình trạng của bệnh tiểu đường.
☛ Xem thêm: Mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì kiêng gì?
4. Người tiểu đường ăn khoai lang thế nào là đúng?
Mặc dù người bệnh tiểu đường có thể ăn khoai lang nhưng nó vẫn chứa nhiều tinh bột. Điều đó có nghĩa là nếu bạn ăn quá nhiều, đường huyết vẫn sẽ tăng. Do đó, quan trọng nhất là bạn cần kiểm soát lượng khoai mà bạn nạp vào để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ khoảng 40-50g carbohydrate trong mỗi bữa ăn. Trong khi đó, cứ 100g khoai lang sẽ chứa khoảng 20g carbohydrate. Như vậy, người bệnh có thể tính toán khối lượng khoai lang phù hợp rơi vào khoảng từ 200-400g mỗi ngày.
- Khoai lang có thể thay thế hoàn toàn tinh bột từ các loại thực phẩm khác Do đó, nếu đã dùng khoai lang, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm chứa tinh bột khác để cân bằng lượng carbohydrate nạp vào cơ thể.
- Bên cạnh khẩu phần ăn, người bệnh cũng nên chú ý đến cách chế biến món ăn bởi một số phương pháp có thể làm tăng chỉ số đường huyết của loại thực phẩm này. Một nghiên cứu trên Journal of Nutrition and Metabolism cho thấy, rau củ và khoai lang nói riêng được nướng sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng có lợi, đồng thời làm gia tăng chỉ số đường huyết. Trong khi đó, khoai lang luộc GI là 54 nhưng khi nướng chỉ số GI lại là 135. Do đó, khoai lang luộc là sự lựa chọn được nhiều chuyên gia khuyến khích.
- Kết hợp ăn nhiều rau xanh để giảm bớt lượng đường hấp thu.
- Khoai lang tốt nhưng không nên lạm dụng ăn thường xuyên hoặc ăn quá nhiều mà cần có chế độ ăn hợp lý. Ví dụ, một tuần bạn chỉ nên ăn từ 2-3 bữa khoai lang, kết hợp thay thế, đổi mới thực đơn bằng các dạng tinh bột khác. Điều này khiến người bệnh không bị nhàm chán với chế độ ăn kiêng dành cho người mắc bệnh tiểu đường.
- Khoai lang ăn cả vỏ rất tốt vì vỏ khoai hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.
- Tuyệt đối không ăn khoai sống vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn.
- Việc ăn khoai lang vào bữa sáng, kết hợp với bơ, rau hoặc salad sẽ đem lại hiệu quả tốt, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, trước bữa trưa hoặc bữa tối, người bệnh có thể ăn lót dạ bằng một ít khoai lang để giảm thiểu lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
5. Các loại khoai lang tốt cho người tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn hầu hết các loại khoai lang bởi vì chúng đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, dưới đây là 3 loại khoai lang tốt phù hợp, đặc biệt thích hợp sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường, được các bác sĩ khuyên dùng, bao gồm:
Khoai lang tím
Khoai lang tím là loại khoai lang quen thuộc và được sử dụng phổ biến hiện nay. Khoai có phần vỏ và thịt đều là màu tím, khi ăn có vị ngọt và thơm. Sở dĩ khoai lang tím được chọn là loại khoai thích hợp cho người tiểu đường bởi chúng có chỉ số đường huyết thấp. Ngoài ra, khoai lang tím còn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là anthocyanin - rất hiệu quả cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng Anthocyanin là một hợp chất của polyphenolic. Nó có tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh béo phì. Ngoài ra, anthocyanin cũng hoạt động rất tốt trong cơ thể, bao gồm cả việc tiêu hóa carbohydrate trong đường ruột.
Khoai lang cam
Khoai lang cam thường phổ biến hơn ở Mỹ, chúng có lớp vỏ màu nâu và phần thịt khoai màu cam. So với khoai tây thì khoang lang cam chứa hàm lượng chất xơ cao hơn, đồng thời chỉ số đường huyết cũng thấp hơn. Do đó, khoai lang cam trở thành sự lựa chọn cho người mắc bệnh tiểu đường.
Khoai lang nhật
Khoai lang nhật có cỏ màu đỏ hồng đậm, ruột vàng. Khoai lang nhật có chỉ số đường huyết ở mức cho phép, ngoài ra trong thành phần của chúng còn chứa caiapo - hoạt chất này có tác dụng làm giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói. Đồng thời, caiapo cũng được chứng minh là có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu.
6. Lưu ý một số người tiểu đường không nên ăn khoai lang
Dù khoai lang là thực phẩm không chỉ tốt cho người bình thường mà còn đem đến hiệu quả cho người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên vẫn có một số đối tượng đặc biệt không thể ăn khoai lang như:
- Người tiểu đường có hệ tiêu hóa kém: Ăn khoai lang có thể gây tiết dịch vị. Vì vậy đối với những người có hệ tiêu hóa kém khi ăn khoai lang sẽ rất dễ xuất hiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
- Người đang đói: Khoai lang cũng không thích hợp khi ăn đói bởi nó cũng làm tăng tiết dịch vị từ đó dẫn đến đầy bụng, sinh hơi.
- Người tiểu đường mắc bệnh nhận: Vì khoai lang chứa nhiều khoáng chất, trong đó có cả kali. Với những người tiểu đường mắc cả bệnh thận khiến thận đào thải không tốt, kali ở trong máu cao lâu ngày sẽ gây tác hại liên quan đến tim mạch và huyết áp.
7. Kết hợp sử dụng Giảo cổ lam Tuệ Linh - hỗ trợ điều trị tiểu đường
Ăn uống và luyện tập chỉ là một phần nhỏ trong quá trình điều trị tiểu đường. Để mang đến hiệu quả tốt hơn, người bệnh nên sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ để giúp đẩy nhanh quá trình điều trị. Trong đó, Giảo cổ lam Tuệ Linh là sản phẩm được bác sĩ và nhiều bệnh nhân tin dùng.
Giảo cổ lam có tác dụng trực tiếp trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bởi trong thành phần có chứa phanoside - làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào và ổn định nồng độ đường trong máu.
Tác dụng trên đã được chứng minh trong một cuộc nghiên cứu vào năm 2011 được thực hiện bởi Hội Đái tháo đường Thụy Điển với Bộ môn dược lý trường ĐH Y Hà Nội. Thử nghiệm được thực hiện trên các bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2, chỉ số đường huyết đều rất cao, từ 9-14mmol/l. Sau 12 tuần cho các bệnh nhân sử dụng giảo cổ lam với liều lượng 6g/ngày thì thu được kết quả đáng ngạc nhiên khi đường huyết giảm xuống 3mmol/l.
Ngoài ra, giảo cổ lam được chiết từ từ 100% tự nhiên, do đó người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà không sợ gây ra các tác dụng phụ.