Tôi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ khi đi tầm soát tiểu đường vào tuần thứ 28. Sau khi biết mình mắc tiểu đường thai kỳ tôi đã áp dụng các phương pháp chế độ ăn uống hạn chế tinh bột đường để ổn định đường huyết. Hiện tại tôi chuẩn bị sinh bé, xin cho tôi hỏi tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu sẽ hết?
Trả lời
Chào mẹ bầu Thanh Nga,
Giaocolam.vn xin giải đáp thắc mắc của mẹ bầu bằng các nội dung dưới đây:
Mục lục
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa dung nạp glucose trong thời kỳ mang thai khiến cho đường trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường. Tiểu đường thai kỳ gặp ở mẹ bầu từ khoảng tuần thứ 24 trở đi.
Tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao gặp phải ở những đối tượng như: mẹ bầu thừa cân béo phì, đã từng bị tiểu đường thai kỳ lần sinh trước, bị hội chứng buồng trứng đa nang, thai nhi quá to, gia đình có người mắc tiểu đường, tiểu sử sản khoa nạo bất thường.
Việc tầm soát tiểu đường thai kỳ là rất cần thiết để đánh gia nguy cơ mắc cũng như ngăn chặn bệnh tiến triển, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Khi phát hiện mắc tiểu đường thai kỳ mẹ bầu sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn đề chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục cũng như dùng thuốc nếu cần thiết để cải thiện tình trạng tiểu đường thai kỳ.
➤ Xem chi tiết hơn trong bài viết: 9 vấn đề về tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên biết!
Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?
Tiểu đường thai kỳ ngay tên gọi đã có câu trả lời. Tiểu đường thai kỳ khởi phát trong quá trình mang thai và thông thường nếu được kiểm soát tốt, áp dụng các liệu pháp ăn uống và vận động thì sẽ hết sau sinh.
Theo thống kê từ y tế cho thấy, có khoảng 5-10% sau sinh, mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ mắc tiểu đường type 2 ngay sau đó, 50% người bị tiểu đường thai kỳ trước đó sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường ở lần mang thai tiếp theo hoặc bị tiểu đường type 2 vào 5 – 10 năm sau.
Để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ tiếp theo cũng như tránh tình trạng tiểu đường type 2 sau này, mẹ bầu cần kiểm thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và kiểm soát bệnh tiểu đường. Song song với ổn định đường huyết, các bà mẹ cần chú đến chế độ dinh dưỡng và luyện tập để duy trì lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định.
➤ Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường tuýp 2 sau sinh
Sau sinh bao lâu thì hết tiểu đường thai kỳ?
Khoảng 6-12 tuần là con số thống kê được đưa ra để tới bệnh viện xét nghiệm tiểu đường sau sinh. Nếu sau 6 -12 tuần sau sinh, đường huyết trở về bình thường, bạn không còn triệu chứng tiểu đường thì trường hợp này chỉ mắc tiểu đường thai kỳ. Bệnh đã biến mất sau sinh.
Với trường hợp đã hết tiểu đường bạn chỉ cần theo dõi chỉ số HbA1c mỗi năm. Bác sĩ có thể đề nghị bạn giảm cân nếu kiểm tra thấy trọng lượng của bạn vượt mức cho phép. Những điều này giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai.
Ngược lại, nếu chỉ số đường trong máu của bạn vẫn cao, thì đây không còn là bệnh tiểu đường thai kỳ nữa, mà đã chuyển sang tiểu đường loại 2. Khi này bạn cần điều trị bằng thuốc, chế độ ăn, tập luyện theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý gì trước và sau khi sinh con
Trước khi sinh
- Khám thai thường xuyên hơn: Giúp theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé
- Theo dõi lượng đường trong máu: Nhằm để kiểm soát tốt chúng, giúp giảm thiểu mức độ rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Bạn có thể sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu. Thiết bị này đo lượng đường từ một giọt máu nhỏ của bạn.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Việc lựa chọn các loại thực phẩm khi mang thai là cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Khi mang thai, người mẹ nên ăn đều đặn ba bữa và hai đến ba bữa nhẹ mỗi ngày để tránh sự sụt giảm hoặc tăng đột biến lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, người mẹ nên thường xuyên theo dõi cân nặng của mình, bởi vì tăng cân quá nhanh hoặc thừa cân cũng có thể khiến mức glucose tăng nhanh.
- Tập thể dục thường xuyên: Việc tập thể dục thường xuyên giúp giữ lượng đường trong máu trong phạm vi bình thường. Trước hết, người mẹ cần lựa chọn bài tập phù hợp với khả năng của mình. Nên tập 30 phút với các bài tập có cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày một tuần hoặc tối thiểu 150 phút mỗi tuần. Đi bộ là một bài tập tuyệt vời cho tất cả phụ nữ mang thai. Ngoài việc tập thể dục nhịp điệu hàng tuần, người mẹ cũng nên đi bộ trong khoảng 10 đến 15 phút sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn
Sau khi sinh
- Kiểm tra chỉ số đường huyết tiểu đường từ 6-12 tuần sau sinh và sau đó 6 tháng nên đi khám định kỳ một lần
- Nuôi con bằng sữa mẹ: Có một số bằng chứng cho thấy việc cho con bú có thể làm giảm khả năng thừa cân của bé khi trưởng thành. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể giúp bạn giảm cân sau khi mang thai, và có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Khám đánh giá nguy cơ tiểu đường trước khi mang thai lần tiếp theo
- Có thể sử dụng Giảo Cổ Lam Tuệ Linh sau sinh để giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
Hi vọng câu trả lời trên đã giải đáp được thắc mắc của mẹ bầu Thanh Nga. Chúc mẹ bầu vượt cạn thành công!