Mình đang bị tiểu đường thai kỳ và lo lắng sợ rằng phải sinh mổ. Xin cho hỏi người mắc tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Muốn sinh thường mình cần làm gì? Xin cảm ơn!
Trả lời
Chào mẹ bầu Thu Mai,
Sinh con theo cách tự nhiên nhất là điều mẹ bầu nào cũng mong muốn bởi việc đẻ thường vừa an toàn, ít nguy hiểm cho mẹ và bé. Sinh thường giúp mẹ bầu lại không phải chịu sự rạch mổ, đau vết mổ sau sinh, thời gian hồi phục sức khỏe nhanh mà còn không bị vết sẹo mổ gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên có nhiều lý do khách quan trong đó có tiểu đường thai kỳ khiến mẹ bầu bị chỉ định sinh mổ.
Chính vì vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ rất quan tâm đến câu hỏi: "Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?", để trả lời cho mẹ Thu Mai cũng như các mẹ bầu đang gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ quan tâm về vấn đề nên đẻ thường hay đẻ mổ, giaocolam.vn xin được trả lời như sau:
Mục lục
Tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường?
Câu trả lời là CÓ. Nếu mẹ bầu duy trì ổn định được chỉ số đường huyết trong mức an toàn, các vấn đề khác về thai nhi như cân nặng, nước ối, ngôi thai, con không bị rau cuốn cổ nhiều vòng... thì sản phụ hoàn toàn có thể sinh thường.
Trước khi quyết định cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sinh thường các bác sĩ sẽ tiến hành test tiểu đường, siêu âm kiểm tra các vấn đề thai nhi, kiểm tra phổi của thai như đã trưởng thành chưa. Nếu tất cả các chỉ số được đảm bảo thì sẽ để mẹ bầu sinh thường.
Trong quá trình chuyển dạ, các y bác sĩ luôn theo dõi tim thai, điều chỉnh đường huyết <6,1 mmol/l để quá trình đẻ thường được diễn ra thuận lợi.
Mẹ tiểu đường thai kỳ nên chọn sinh thường hay sinh mổ?
Y học ngày càng phát triển vì vậy quan niệm mẹ bị tiểu đường thai kỳ không nên sinh con hay sinh con bắt buộc phải mổ là điều không đúng nữa.
Với câu hỏi "Mẹ tiểu đường nên sinh con theo phương pháp nào?" thì không có câu trả lời chính xác là sinh thường hay sinh mổ. Tùy vào tình trạng người mẹ, thai nhi và chỉ số đường huyết để lựa chọn phương pháp sinh hợp lý nhất. Trong các trường hợp sau mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ được chỉ định sinh mổ:
- Đường huyết của mẹ quá cao. Nếu cao trên 8,3 mmol/l thì khả năng thai nhi bị thiếu oxy sẽ cao.
- Bé ngôi thai cao, nước ối đã cạn
- Mẹ có các vấn đề như rau tiền đạo, khung chậu hẹp, dị tật tử cung
- Thai nhi to
- Có diễn biến bất thường trong quá trình chuyển dạ: suy thai, rau tiền đạo, chuyển dạ kéo dài....
Trong các trường hợp khác, tùy theo mỗi tình trạng thực tế của mẹ bầu mà bác sĩ chính sẽ tư vấn nên lựa chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ. Khi đã có chỉ định hoặc lời khuyên tư vấn của bác sĩ chuyên môn, mẹ bầu nên nghe theo, tránh trường hợp cố tình để đẻ thường gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé.
Thời điểm sinh lý tưởng với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Không chỉ mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ mà đối với tất cả các mẹ bầu, thời điểm sinh con lý tưởng nhất là từ tuần thứ 38 đến 40. Khi đó bé đã đủ ngày đủ tháng, phổi đã phát triển hoàn thiện, bé có thể ra ngoài đáp ứng thích ứng được.
Nếu sinh quá sớm phổi chưa trưởng thành bé có thể gặp phải vấn đề suy hô hấp. Tuy nhiên với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nếu thai quá to có thể thực hiện sinh sớm ở tuần thứ 37, trước khi sinh cần thực hiện kiểm tra sự phát triển phổi của thai nhi bằng xét nghiệm nước ối, nếu phổi thai nhi đã trưởng thành thì có thể tiến hành bắt mổ.
Trong các trường hợp khác, vì nhiều lý do khách quan mẹ bầu chuyển dạ sinh non cần được y bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Căn cứ vào mức độ bệnh của sản phụ mà bác sĩ sẽ chỉ định sinh thường hay sinh mổ
Vấn đề trẻ phải đối mặt sau sinh khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ
Không chỉ trẻ sinh thường, kể cả trẻ sinh mổ, nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ thì con trong tuần đầu sau sinh đều có các nguy cơ sau:
Suy hô hấp cấp: Xảy ra ở thai phụ không kiểm soát được đường huyết, chỉ số đường huyết trong thai kỳ cao khiến con có nguy cơ suy hô hấp do phổi chưa phát triển hoàn chỉnh. Trẻ bị suy hô hấp đường thở đập rất nhanh trên 60 lần/ phút, khò khè, co kéo lồng ngực và cả bụng, tím tái… việc điều trị khá phức tạp tỷ lệ tử vong khá cao. Hiện nay với y học phát triển đã có 1 số phương pháp đạt kết quả tốt.
Hạ đường huyết: Trẻ có thể bị hạ đường huyết trong vòng 48h sau sinh, chỉ số đường huyết có thể xuống dưới 1,7 mmol/l. Lý do khiến trẻ gặp phải là dotình trạng tăng insulin máu vẫn còn tồn tại sau sinh. Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết là hôn mê, hạ đường huyết có thể phối hợp với ngừng thở, hoặc thở nhanh, tím, hoặc co giật. Phòng ngừa bằng cách cho uống nước đường hoặc cho qua dạ dày sau đẻ khoảng 1 giờ, nếu biện pháp này không thành công thì cho truyền tĩnh mạch đường glucose.
Các rối loạn khác: hạ canxi máu, tăng bilirubin máu (gây vàng da), đa hồng cầu và ăn kém,…
Như vậy, thai nhi có mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần được theo dõi chặt chẽ để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường khi mang thai để phát hiện được sớm các dị tật, các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Sau sinh trong tuần đầu tiên, cả mẹ và bé cần được theo dõi để ngăn chặn các biến chứng như suy hô hấp hay hạ đường huyết kịp thời. Tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
☛ Đọc thêm: Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé
Mẹ tiểu đường thai kỳ làm thế nào để sinh thường được?
Để có thể sinh thường một cách tự nhiên an toàn, trong quá trình mang thai mẹ bầu cần thực hiện các công việc sau:
Kiểm soát đường huyết chặt chẽ qua chế độ ăn uống
3 dưỡng chất cần thiết nhất của cơ thể là carbohydrate, lipid tạo năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và protein giúp cấu tạo cơ thể. Trong đó đường trong carbohydrate được chuyển hóa thành glucose, lipid được chuyển hóa thành thể ketone giúp cơ thể hoạt động bình thường. Đây chính là nguồn năng lượng chính được sử dụng sau khi glucose mất đi, thai nhi ban đầu dường như chỉ hoạt động nhờ thể ketone này.
Người bị tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu cao hơn do insulin tiết ra để hấp thụ glucose. Chính vì vậy việc kiểm soát lượng đường trong máu về mức an toàn là biện pháp kiểm soát điều trị tiểu đường thai kỳ tốt nhất. Trong đó cách tốt nhất là xây dựng chế độ ăn uống phù hợp giảm tối đa lượng đường hấp thụ vào cơ thể để hạ đường huyết về mức an toàn.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ tuyệt đối không nên ăn thực phẩm ngọt, có chứa nhiều đường. Bên cạnh đó cũng cần loại bỏ các thực phẩm có nhiều chất béo, mỡ động vật, đồ ăn chiên rán, những thực phẩm ăn liền, hay đóng hộp cũng cần được kiểm tra kỹ các thành phần trước khi dùng.
Nên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp, bổ sung thêm các loại thực phẩm như rong biển, nấm, rau lá xanh.
Ngoài ra tùy theo tình trạng tiểu đường của mẹ bầu, bác sĩ có thể chỉ định tiêm insulin giảm lượng đường trong máu.
☛ Đọc thêm: Ăn gì kiêng gì khi bị tiểu đường?
Theo dõi đường huyết thường xuyên và kiểm tra sức khỏe
Khi được xác định mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám, đo đường huyết để kiểm tra các chỉ số đường huyết trong máu, tình trạng thai nhi thường xuyên để theo dõi các biến động, giúp chủ động phòng ngừa và có biện pháp kiểm soát.
Tuyệt đối mẹ bầu nên theo đơn thuốc của bác sĩ đã kê không tự ý mua thuốc bên ngoài bởi sẽ có những loại thuốc không phù hợp với tình hình hiện tại của bệnh. Nếu nguy hiểm có thể đến sảy thai và những hậu quả đáng tiếc khác.
Việc thăm khám kiểm tra sức khỏe thường xuyên đúng lịch sẽ giúp mẹ có được những lời khuyên, hướng dẫn phù hợp nhất với tình trạng của mình. Bác sĩ cũng đánh giá được khả năng sinh thường của mẹ bầu hay không.
Luyện tập thể dục thường xuyên
Các bài tập thể dục nhẹ, phù hợp với mẹ bầu như đi bộ, yoga không chỉ giúp lượng đường trong cơ thể được điều chuyển hợp lý giữa các tế bào mà còn hạn chế được việc ứ đọng ở trong máu, khiến hàm lượng đường trong máu tăng.
Thời gian tập trung bình khoảng 30 phút mỗi ngày, nên chọn loại hoạt động phù hợp để, đẩy lùi tiểu đường, khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút…Rất tốt cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi "Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?". Chúc các mẹ bầu vượt cạn thành công!